Chuyện Queensland: Photographer Thành Trịnh

Nhiếp ảnh gia Thanh Trinh

Nhiếp ảnh gia Thanh Trinh Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khi nhìn vào một tấm ảnh chụp, ta đều có thể “bắt” được cái không gian, cái thời điểm và ngay cả nội dung của sự kiện đó mà nếu phải mô tả bằng lời thì rất dài dòng.


Người ta thường nói “Một tấm hình có giá trị bằng cả ngàn từ ngữ”. 

Như nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ansel Adams đã từng nói “You don’t take a photograph, you make it”, có nghĩa là “Bạn không chụp một tấm hình, bạn tạo dựng nó”.

We keep this love in a photograph
We made these memories for ourselves
Where our eyes are never closing
Hearts are never broken
And time's forever frozen, still
(Photograph - Ed sheeran)

Vậy hôm nay chúng ta cùng gặp anh Thành Trịnh, Master về IT của đại học QUT, đồng thời cũng là một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi ở Brisbane, để anh có thể chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ năng về nghệ thuật nhiếp ảnh.

Hưng Việt: Dạ xin chào anh Thành Trịnh.

Thành Trịnh: Dạ xin chào chú Hưng Việt, chị Mỹ Dung và quý thính giả của đài SBS.

Mỹ Dung: Chào Thành Trịnh

Hưng Việt: Trước hết xin anh Thành có thể cho biết cơ duyên nào mà đã dẫn anh đến cái nghệ thuật nhiếp ảnh này.

Thành Trịnh: Dạ cũng là một cái duyên. Khi con tốt nghiệp đại học năm 2007, con đi làm ở công ty, vị trí là graphic designer. Khi làm designer, mình cần những hình ảnh của công ty, những cái sự kiện, những cái material, mình mà để thiết kế những cái quảng cáo cho nó đẹp. Do tính cách công việc thì mình tự động mượn máy mình đi chụp làm cho công việc mình tốt nhất thôi thì mình thấy mình yêu thích công việc này. Nó như một phần của công việc design của mình lúc đó. Thì dần một thời gian sau mặc định mình là người chụp hình của tập đoàn luôn, mình cảm, cảm thấy vui vẻ thấy happy với chuyện đó.

Mỹ Dung: Rồi tới khi nào em mới phát hiện ra đó là một cái sở thích của em hay là xem nó như là một cái nghề tay trái của mình?

Thành Trịnh: Sở thích của em lúc nhỏ đã thích những poster, những cái liên quan về hình ảnh graphic. Lúc nhỏ đi học ở quê rất là xa chợ, không có sách báo nhiều, không có internet, nói chung không có gì hết. Mỗi lần đi ra chợ thị trấn, mình để dành tiền mua những cuốn thể thao có hình ảnh những poster cầu thủ trong đó mình collect lại. Rồi mình thấy, ôi sao cái hình này nó đẹp vậy, tấm hình kia sao nó đẹp vậy, trong đầu mình có cái ý thích là mai mốt mình sẽ chụp được những tấm hình dạng vậy thế này. Đi làm một thời gian cũng tích lũy được một số tiền nho nhỏ để mình mua cái máy ảnh cho riêng mình để có thể sử dụng vào những lúc rảnh rỗi, thư giãn relax. Rồi mình đi du lịch, chụp phong cảnh, rồi chụp bạn bè. Thì sau mình cảm thấy à, mình cũng có năng khiếu về môn nghệ thuật nhiếp ảnh này. Sau đó thì làm thêm cuối tuần, chụp hình cho bạn bè trước rồi có người giới chụp cho khách hàng.

Mỹ Dung: Kinh nghiệm trong nghề nghiệp chính của em là graphic design đó thì có hỗ trợ cho thẫm mỹ khi em làm cho công việc chụp hình không?

Thành Trịnh: Dạ graphic design và chụp ảnh rất là liên quan với nhau. Thứ nhứt nếu chụp ảnh để làm poster thì trong đầu mình cũng hình dung được bố cục của cái poster đó như thế nào thì mình sẽ có cái khung ảnh phù hợp nhất. Thí dụ như mình chừa trống phần nào để mình điền thông tin, cần lấy góc máy nào để cho nó thể hiện được ý tưởng của cái poster. Bức hình chiếm một phần khá là quan trọng trong cái poster. Khi nhìn vào thiết kế quảng cáo nào, tấm ảnh chất lượng và nó thể hiện được nội dung mà mình muốn truyền đạt thì thực sự người ta không cần đọc nhiều thông tin nữa.

Hưng Việt: Nói về nhiếp ảnh thì nó có nhiều thể loại khác nhau, thí dụ như chụp hình chân dung, phong cảnh, hay là sự kiện … thì anh Thành thích nhứt là loại nhiếp ảnh nào?

Thành Trịnh: Về bản thân con thì con thích chụp phong cảnh và chụp macro là một cái rất là hay. Còn về chụp sự kiện, event thì nó có một cái hay đó là ví dụ như chụp đám cưới đi thì những cảm xúc của buổi lễ ngày hôm đó nó làm con cảm thấy rất là thích thú. Thông thường rất ít khi mình nói cảm ơn với ba mẹ mình. Có thể là có nhiều người trước đây chưa bao giờ nói cảm ơn ba hoặc cảm ơn mẹ trước đám đông như vậy, nhưng mà khi mình nói với tất cả tấm lòng của mình thì nó mới cảm thấy được cái sự chân thành trong lời cảm ơn đó. Và mình feel được cảm giác đó, mình bắt được khoảnh khắc đó đứng lại bằng một tấm hình. Thì đó là những khoảnh khắc mà con phải nói là rất là cảm động, khoảnh khắc đó là khoảnh khắc mà con thích nhứt trong lúc con chụp hình.
By Thanh Trinh
Source: Supplied
Hưng Việt: Qua những điều mà anh Thành vừa trình bày thì thấy anh có tính cách rất là chuyên nghiệp mặc dầu anh chỉ mới tham gia vô nghệ thuật nhiếp ảnh trong vài năm trở lại thôi thì anh có qua một khóa huấn luyện nào hay là không? Hay anh tự trau giồi kỹ năng qua sách báo hay ở trên mạng internet v.v…

Thành Trịnh: Lúc mà thời con học cấp 3 con có tham gia một cái khóa học chụp ảnh bằng máy phim năm 1999 gì đó nhưng mà bẵng đi một thời gian hồi lâu sau khi ra trường đi làm một thời gian thì con mới bắt đầu chạm vào nhiếp ảnh bằng máy kỹ thuật số. Khóa huấn luyện đó thì cũng chỉ đưa ra cho biết cái cách vận hành, để chụp một tấm ảnh như thế nào rồi bố cục làm sao và những thông tin rất là cơ bản. Về cái việc kinh nghiệm và kỹ năng thì đa số là con học online, con tự học và trau giồi kinh nghiệm bằng cách xem những cái clips của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng, những cái ở trên youtube hoặc là những cái bài viết chuyên về nhiếp ảnh, chuyên sâu về nhiếp ảnh trong những tờ tạp chí.

Điều nhứt thiết là về phải xem lại bức hình của mình. Tại vì khi mình chụp một tấm hình nào đó mình sẽ nghĩ trong đầu mình chụp cái gì, mình có làm được điều đó hay không. Về nhà mở máy vi tính mình xem, ờ tấm hình này mình muốn chụp như vậy tại sao lại không ra được như vậy. Tức là có nhiều thời điểm ánh sáng nó không cho phép mình làm được điều đó.

Mỹ Dung: Theo như Thành nói thì cái kinh nghiệm của mình rất là quan trọng nhưng mà chị nghĩ là phương tiện mà mình sử dụng, máy móc nè chắc là nó cũng ảnh hưởng không ít tới chất lượng của tấm ảnh của mình?

Thành Trịnh: Dạ thưa chị Dung đúng ạ. Dĩ nhiên là khi mình làm nghề này mình phải có những thiết bị hỗ trợ tốt nhứt. Người ta thường nói cái máy ảnh tốt nhất là cái máy ảnh trên tay của mình bất kể là máy gì, có thể là cái điện thoại, có thể là một cái máy rất là mắc tiền. Nhưng mà khi mình đã làm chính thức ngành nghề này thì mình cần phải có đủ cái dàn thiết bị. Tại vì có nhiều lúc mình cần mình phải có những ống kính tiêu cự rộng, góc rộng, một cái ống kính tele hoặc là một ống tầm trung tại vì ví dụ như mình chụp phong cảnh đi thì phải có một cái ống kính wide góc rộng hoặc là ultrawide cực rộng để mình chụp lấy toàn bộ phong cảnh cho nó đẹp. Chụp chân dung thì đương nhiên dùng ống tele để chụp. Còn những cái event, sự kiện thì đương nhiên cái góc ống kính thay đổi liên tục mình không thể nào sắp đặt được. Như chụp đám cưới thì mình phải một cái ống tầm trung tiêu cự từ 24 đến 70 thì lúc đó mình có thể zoom xa mà mình có thể chụp rộng được để nó bảo đảm được là mình có hình ảnh nhiều góc độ khác nhau theo ý tưởng của mình lúc mình chụp.

Phần nữa là khi mình có đủ điều kiện mua ống kính mắc tiền hơn thì thấu kính của nó sẽ trong hơn và phản chiếu ánh sáng của nó ít hơn thành ra bức ảnh sẽ đẹp hơn rất là nhiều so với cái ống kính rẻ tiền. Cái đó là những sự khác biệt chính. Bên trong có thể còn rất nhiều thứ, tốc độ lấy nét, về điều kiện lấy ánh sáng, ví dụ như ống kính mắc tiền thì điều kiện tối mình chụp lên nó vẫn thấy sáng.

Hưng Việt: Anh Thành mới vừa đề cập đến một điều kiện nữa là tốc độ để lấy nét. Anh có bao giờ đi chụp hình ở một sự kiện thể thao không? Thí dụ như một trận đá banh thì có những cái đường banh hoặc những cú đỡ banh của thủ môn anh cần phải chụp với một tốc độ nhanh để bắt kịp cái hình ảnh lúc đó.

Thành Trịnh: Dạ có. Trước khi con qua sang Úc con đã làm cho một công ty làm về truyền thông chuyên làm về những chương trình truyền hình thì có làm chương trình gọi là “Hoàng tử bóng đá” tức là tìm ra những tài năng trẻ, những tài năng tầm khoảng 14, 15, 16 tuổi. Người chiến thắng cuộc thi đó sẽ được sang câu lạc bộ Liverpool để tham dự một năm huấn luyện ở đó. Con như là người chụp hình chính trong cái chương trình đó. Nói thực ra nó rất là khó. Thứ nhất là điều kiện máy móc. Trước đó thì mình chỉ chụp event thôi mình không phải là dân chụp thể thao. Chụp thể thao cần hai cái chính là phải có một cái ống tele và một cái máy rất mắc tiền gọi là Macro Professional, tức là cái máy chụp tốc độ rất là nhanh, tức lá 11 đến 15 khung hình trên giây.

Hưng Việt: Theo tui nhớ hồi xưa thì muốn có một tác phẩm nghệ thuật đẹp thì các nhiếp ảnh gia nhà nghề thường có một phòng tối, một cái dark room riêng cho họ, để họ tự tráng film sau đó rồi in film ra này kia thì bây giờ với những cái máy ảnh kỹ thuật số thì các nhiếp ảnh gia có còn tự làm những điều đó hay không

Thành Trịnh: Dạ thưa chú Việt, giờ thì hầu như người ta chỉ sử dụng cái đó như là dụng cụ để người ta thư giãn thôi, cái cảm giác bấm máy cái tiếng mà cái phim chạy và màu sắc của cái hình ra theo cái máy ảnh phim nó rất là gọi là vintage kiểu như nó rất là cổ điển nhìn nó rất là hay. Còn bây giờ thì xài máy kỹ thuật số và thậm chí nó còn nâng cấp lên một cái nữa gọi là máy ảnh Mirrorless, không có xài màn gương nữa.

Trong máy ảnh cómột cái gương lật ở trong để nó phản chiếu hình ảnh từ bên ngoài vô trong máy thì nó thu lại thì bây giờ nó sử dụng công nghệ mới là không dùng màn gương lật nữa.

Darkroom bây giờ sử dụng computer không thôi chú Việt. Tức là sau khi chụp hình về thì mình chỉ load hình lên máy vi tính. Thay vì Photoshop thì dùng LightRoom để chỉnh ánh sáng màu sắc trên đó và mình xuất một tấm ảnh ra theo ý của mình trên đó luôn.

Mỹ Dung: Ủa vậy LightRoom đó với lại Photoshop cái nào tính năng nó hay hơn em?

Thành Trịnh: Mỗi cái nó có tính năng riêng chị Dung. Thì thường nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì họ sử dụng LightRoom hoặc Photoshop cùng với nhau luôn. Tức là LightRoom là để chị xử lý hàng loạt, ví dụ như hôm nay tôi chụp tấm hình này trong cái điều kiện ánh sáng như nhau thì mình chỉ cần chỉnh một tấm thay vì mình chỉnh từ tấm từ tấm thì mình chỉnh một tấm sau đó sẽ copy tất cả setting đó cho những tấm tiếp theo. Trong Lightoom nó mạnh một cái là nó chỉnh rất là sâu và nhiều thứ về độ sắc nét, về chỉnh ánh sáng, đúng màu, các thứ và nhanh nữa. Cái nhanh là cái quan trọng. Là khi chị đi chụp một cái event về mà một hai ngàn tấm hình thì mình làm từng tấm trên Photoshop thì nó tốn rất nhiều thời gian. Còn Photoshop nó chuyên về xử lý hình ảnh tức là chị thay đổi background, chị chỉnh sửa mặt, chị tô tóc, thêm râu hoặc là đeo kính đồ lên thì nó Photoshop mạnh hơn.

Hưng Việt: Anh Thành, ngoài cái vấn đề chụp hình thì tui được biết anh còn quay video nữa đúng không ạ ? Thì theo anh giữa chụp hình với quay video có những điểm gì khác biệt mà cái người cầm máy cần phải chú ý?

Thành Trịnh: Chụp hình và quay video thì điểm khác biệt của nó đó là cái đoạn video mình có thể thu giữ cái khoảnh khắc nó nhiều hơn hầu như toàn bộ. Còn về cái giống nhau thì bố cục, góc máy ánh sáng cũng gần như là gần giống nhau. Video thì mình phải canh độ di chuyển của đối tượng trong cái khung hình còn về nhiếp ảnh thì mình chỉ canh một lần thôi.

Hưng Việt: Cám ơn anh Thành đã giải thích cũng như đã cho biết rất nhiều những kinh nghiệm anh đã trải qua thì bây giờ nếu phải tóm tắt lại khi chụp một tấm ảnh mà có ba cái yếu tố quan trọng nhứt thì theo anh đó là những yếu tố gì?

Thành Trịnh: Nếu mà nói về góc độ kỹ thuật thì yếu tố quan trọng nhứt đó là ánh sáng, thứ hai là màu sắc và cái thứ ba là bố cục. Còn về yếu tố gọi là về cảm xúc, cũng là một phần quan trọng - Nó liên kết với nhau thành cái hồn của tấm ảnh. Tức là cái cảm xúc của cái người cái nhân vật đó hoặc cái đối tượng gì đó đơn giản thôi nhưng mình để đúng góc độ, để đúng màu sắc thì mình sẽ thể hiện được ảnh đó đang buồn, ảnh đó đang vui. Ví dụ con chụp tấm hình người ta cầm ly bia người ta đưa lên nhưng mà mình cảm thấy bọt bia nó tràn ra thì nó cảm thấy từ tấm ảnh này đang cheer. Còn chụp một ly cafe buổi sáng lạnh lẽo vậy thì đó là cảm xúc của ảnh nó buồn. Còn về màu sắc, con tốn rất là nhiều thời gian khi con làm hình cho khách lý do là tại vì con thay đổi màu rất là nhiều để xem cái gì nó phù hợp nhất vào bức ảnh đó ở thời điểm đó và ở cái cảm xúc đó.
By Thanh Trinh
Source: Supplied
Hưng Việt: Cuối cùng thì anh Thành còn có những điều gì khác anh muốn chia sẻ với thính giả mà nãy giờ mình chưa đề cập tới.

Thành Trịnh: Con cũng là một thính giả của đài SBS. Trước đây con hay đi làm trễ buổi tối thì chỉ nghe được thời điểm từ 7 giờ đến 8 giờ. Thì nghe những chương trình SBS nó cảm giác gần gũi, nó đỡ nhớ nhà hơn tại vì con thấy SBS làm những chương trình rất là thú vị.

Con muốn chia sẻ là con cảm ơn chú Việt, cảm ơn chị Dung đã cho con cơ hội này để được chia sẻ những cái kinh nghiệm của mình, những cái hiểu biết của mình. Có thể những cái đó nó không là gì với nhiều người nhưng mà con cũng có cơ hội để mà nói lên được những cái gì con hiểu biết, những công việc con đang làm và mong SBS sẽ ngày càng lớn mạnh càng phát triển. Cảm ơn chú Việt cảm ơn chị Mỹ Dung và quý thính giả đài SBS.

Mỹ Dung: Cảm ơn Thành đã chia sẻ những kinh nghiệm và những cái tâm tư của em.

Hưng Việt:  Thay mặt cho cô Mỹ Dung cũng như thính giả, chúng tôi thành thật cám ơn anh Thành đã dành thời giờ rất là quý báu của anh. Thì xin mến chúc anh và gia đình, chị cũng như là cháu được nhiều sức khỏe bình an và công việc của anh làm, tay mặt cũng như tay trái luôn luôn được thăng tiến và thành công thắng lợi. Cảm ơn anh.

Quý vị có thể liên lạc với anh Thành Trịnh qua số: 0421 429 737

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Share