Myanmar được lệnh phải bảo vệ sắc tộc thiểu số Rohingya

Rohingya refugees in the camp at Cox's Bazar in Bangladesh

Rohingya refugees in the camp at Cox's Bazar in Bangladesh Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tòa án Quốc tế ra lệnh cho Myanmar phải thi hành các biện pháp khẩn cấp, nhằm bảo vệ người dân Rohingya theo Hồi giáo khỏi bị đàn áp cùng những thảm nạn, cũng như gìn giữ các bằng chứng bị cáo buộc là đã chống lại sắc tộc nầy. Phán quyết nầy khiến Myanmar lần đầu tiên bị tòa án quốc tế lên án về việc quân đội nước nầy đàn áp, khiến hàng trăm ngàn người Rohingya phải lánh nạn sang nước láng giềng Bangladesh.


Hồi tháng 11 năm rồi, quốc gia Gambia ở Phi châu đã phát động một vụ kiện tại cơ quan tư pháp tối cao của Liên hiệp quốc vốn giải quyết tranh tụng giữa các quốc gia.

Gambia cáo buộc rằng Myanmar hay Miến Điện đã thi hành vụ diệt chủng, đối với sắc tộc thiểu số Rohingya ở nước nầy, như vậy đã vi phạm Công Ước năm 1948.

Gambia yêu cầu phải có biện pháp trong khi chờ đợi vụ xét xử với thành phần tòa án đầy đủ, có thể mất đến hàng năm.

Được biết đã có hơn 700 ngàn người Rohingya đã bỏ Myanmar, sau một chiến dịch tấn công vào họ do quân đội nước nầy thực hiện hồi năm 2017, khiến họ phải chạy sang các trại tỵ nạn, dọc theo biên giới với Bangladesh.

Chánh thẩm là ông Yusuf Abdulqawi đọc phán quyết, đã được các thành viên đồng thanh chấp thuận.

“Theo nghĩa vụ của Công Ước về Ngăn ngừa và Trừng Phạt tội Diệt Chủng, và liên quan đến những người Rohingya, nước Cộng hòa Myamar phải dùng mọi biện pháp trong quyền hạn của mình, để ngăn chận các hành động, được dự liệu trong điều 2 của Công Ước”, Yusuf Abdulqawi.

Những hành động nầy bao gồm việc hạ sát những người trong nhóm sắc tộc và cố tình tạo khó khăn cho cuộc sống, khiến họ không chịu nổi.

Ông Abdulqawi nói thêm rằng, theo phán quyết của tòa án, người Rohingya tại Myanmar vẫn còn ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm và tòa án ra lệnh cho Myanmar, phải báo cáo lại trong vòng 4 tháng, rồi 6 tháng sau đó.

Được biết, Tòa án quốc tế được thiết lập sau Thế chiến thứ hai và được xem là cơ quan tư pháp cao nhất của Liên hiệp quốc, để giải quyết các tranh chấp giữa các nước hội viên.

Trước đó tòa đã phán quyết lần đầu tiên, là tòa có thẩm quyền trong vụ kiện của Gambia.

Phán quyết của tòa án có tính cách cưỡng hành, thế nhưng tòa không có quyền lực để buộc Myanmar thi hành, mặc dù Tun Kin, Chủ tịch của Hiệp hội Rohingya Miến Điện, mô tả phán quyết có tính cách lịch sử.

“Tôi cảm thấy đây là một kết quả hết sức mạnh mẽ và là một kết quả lịch sử đánh dấu một cột mốc quan trọng cho cộng đồng chúng ta".

"Là một người dân Rohingya và lớn lên tại tiểu bang Rakhine –ra/khai, chúng tôi đã chứng kiến việc đàn áp trong nhiều thập niên qua".

"Người dân Rohingya đã và đang đối diện với nạn diệt chủng, cũng như cố ý phá hoại cộng đồng của chúng tôi, vì vậy kết quả nầy ngày nay mang lại cho chúng tôi nhiều khích lệ cho cộng đồng chúng tôi".

"Chính phủ Miến Điện nầy phải tuân thủ các biện pháp tạm thời nầy, phải chấm dứt hay ngăn cản việc diệt chủng ngay tức khắc”, Tun Kin.

Phán quyết nói trên diễn ra chỉ vài ngày, sau khi một Ủy ban của Myanmar kết luận rằng, một số binh sĩ có thể đã phạm tội ác chiến tranh chống lại nhóm thiểu số, thế nhưng quân đội không can tội diệt chủng.
"Vì vậy tôi hy vọng rằng, với Trung quốc với cố gắng trở thành một trong các nước lãnh đạo trên thế giới, quí vị không thể trở thành một nhà lãnh đạo thế giới mà lại không tôn trọng nhân quyền”, Yanghe Lee.
Trong một tuyên bố chung hiếm có hôm thứ tư, có hơn 100 tổ chức xã hội dân sự Myanmar, bày tỏ sự ủng hộ phán quyết của tòa án tối cao.

Họ cho biết, các tòa án trong nước Myanmar không bảo đảm trách nhiệm và đơn giản cho phép những kẻ phạm tội tiếp tục tiến hành các vụ bạo động mà không bị xét xử.

Báo cáo viên độc lập của Liên hiệp quốc về Myanmar là Yanghee Lee cũng chỉ trích Nga, Trung quốc và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về vai trò của họ và những thất bại, liên quan đến trường hợp của người Rohingya trước tòa án Hình sự Quốc tế của Liên hiệp quốc.

“Quả là đáng hỗ thẹn cho các nước nầy, chẳng làm gì trước những gì với các bằng chứng chúng tôi có".

"Chỉ cần trở lại và quan sát những gì đang xảy ra tại trại tỵ nạn ở Cox’s Bazar".

"Đó không phải là tin tức thêu dệt, không phải là tin giả".

"Vì vậy tôi hy vọng rằng, với Trung quốc với cố gắng trở thành một trong các nước lãnh đạo trên thế giới, quí vị không thể trở thành một nhà lãnh đạo thế giới mà lại không tôn trọng nhân quyền”, Yanghe Lee.

Trong khi đó, lãnh tụ dân sự của Myanmar là bà Aung san suu Chi, đã đến The Hague hồi tháng chạp năm rồi, để đích thân bênh vực cho quốc gia của bà, chống lại các cáo buộc về những vụ hãm hiếp, phóng hỏa và tàn sát tập thể lan rộng tại Myanmar.

Được biết Myanmar vẫn cương quyết, khi bộ Ngoại giao nước nầy nhấn mạnh rằng, sau phán quyết của tòa án Hình sự Tối cao, đã không có nạn diệt chủng tại Rakhine.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share