Cáo buộc Myanmar gây tội ác bạo lực cho người Hồi giáo Rohingya

n this Monday, Oct. 2, 2017, file photo, newly arrived Rohingya Muslims from Myanmar prepare to leave a transit shelter in Shahparirdwip, Bangladesh

n this Monday, Oct. 2, 2017, file photo, newly arrived Rohingya Muslims from Myanmar prepare to leave a transit shelter in Shahparirdwip, Bangladesh Source: (AP/Gemunu Amarasinghe, File)

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Quân đội Myanmar đang bị cáo buộc vì có hệ thống cưỡng hiếp phụ nữ , giết chóc trẻ em, và bức hại người thiểu số Hồi giáo Rohingya tại quốc gia này. Các cáo buộc này đến từ Công tác Tìm kiếm Sự thật Quốc tế của Liên Hợp Quốc tại Myanmar. Cáo buộc này đã đưa ra một phúc trình từ cuộc điều tra kéo dài 15 tháng của mình về tình trạng bạo lực đối với người Rohingya. Phúc trình cũng đưa ra hàng chục khuyến nghị, bao gồm cả cải cách cho các hệ thống quân sự và công lý của Myanmar.


Hàng trăm, cũng có thể là hàng nghìn, đàn bà và thiếu nữ Rohingya bị cưỡng hiếp công khai, trước khi bị hành hạ hay giết chết.

Theo Công tác Tìm kiếm Sự thật Quốc tế của Liên Hợp Quốc tại Myanmar, họ đã công bố một phúc trình về tình trạng bạo lực với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Hơn 700.000 người Rohingya đã chạy trốn sang nước láng giềng Bangladesh kể từ một cuộc đàn áp quân sự tại bang Rakhine hồi tháng Tám năm ngoái.

Hàng chục nghìn người Rohingya được cho là đã chết và hàng nghìn ngôi nhà đã bị tàn phá thảm khốc.

Quân đội Myanmar phủ nhận việc làm hại những người dân và nói rằng họ đang chiến đấu với các các nhóm vũ trang Rohingya.

Trong khi quốc tế dồn sự chú ý vào những diễn biến gần đây ở bang Rakhine, Công tác Tìm kiếm Sự thật này cũng nêu chi tiết các tội ác và tội ác chiến tranh có thể xảy ra đối với nhân loại ở các bang Shan và Kachin từ năm 2011.

Công tác này kêu gọi truy tố hình sự chỉ huy quân sự của Myanmar là Min Aung Hlaing và các nhân vật lãnh đạo hàng đầu trong nhóm của ông ta về tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.

Marzuki Darusman ,chủ tịch của Công tác Tìm kiếm Sự thật nói rằng vụ bạo lực này là một phần có chủ đích của một nhóm quân sự, thường được gọi là Tatmadaw.


"Chúng tôi đi đến kết luận rằng người Rohingya là một nhóm người cần được bảo vệ, vì các hành vi của Tatmadaw và các lực lượng an ninh khác rơi vào bốn trong số năm loại hành vi diệt chủng, và cuối cùng, tất cả các trường hợp đó đều minh chứng cho ví dụ về diệt chủng có chủ đích."


Bản phúc trình cũng kêu gọi các biện pháp trừng phạt dành cho các cá nhân tiếp tay trong việc bạo lực với người Rohingya, cũng như cải cách lại nhóm quân sự Tatmadaw.

Bản phúc trình yêu cầu rằng Tatmadaw phải được đưa vào giám sát dân sự, thay đổi các nhà lãnh đạo và bãi bỏ những vị trí mà nhóm này nắm giữ trong quốc hội. .

Ông Darusman nói rằng sẽ không có hòa bình khi nhóm Tatmadaw vẫn ngoài vòng luật pháp.

"Thông thường người ta sẽ tìm đến hệ thống tư pháp của quốc gia mình để tìm giải pháp . Nhưng chúng ta hãy rõ ràng ở đây - không có cơ sở nào cho bất kỳ hy vọng rằng hệ thống tư pháp quốc gia của Myanmar sẽ đưa ra công lý và sự thật đối với các vi phạm nhân quyền mà quân đội này phạm phải."

Bản phúc trình thu thập chứng cứ từ những phát ngôn trực tiếp từ hàng trăm nân nhân và nhân chứng, là một trong những bằng chứng rộng lớn nhất từ trước đến này bởi cuộc điều tra của Liên hiệp quốc.

Ông Darusman nói hành động phải được sớm được thực hiện.

"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào những phát hiện của mình, dựa trên cơ sở vững chắc với nguồn thông tin đáng tin cậy. Thứ mà chúng tôi tìm thấy chính là những tội ác mất nhân tính vô lương tâm. Chúng tôi giờ đây tìm đến quý vị, những thành viên đặc biệt của hội đồng, để đưa ra hành động thích đáng với tính chất nghiêm trọng của những sự thật này."

Một phát ngôn viên của Liên minh châu Âu cho biết khối Châu Âu sẽ xem xét qua.

"Liên minh Châu Âu sửng sốt trước những phát hiện trong bản phúc trình. Hội đồng Nhân quyền, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc giải quyết vấn đề về nhân quyền là cơ quan thành lập công tác tìm kiếm sự thật này, hiện giờ phải chịu trách nhiệm theo dõi khẩn cấp với những phát hiện cực kỳ nghiêm trọng này. "

Myanmar nói rằng họ xem các cáo buộc về bạo lực có chủ tâm trong bản phúc trình này một cách nghiêm túc, nhưng những tuyên bố trong phúc trình này là một chiều.

Myanmar đã phản đối công tác tìm kiếm sự thật của Liên Hiệp Quốc khi nó bắt đầu, với ý kiến rằng công tác này làm suy yếu những nỗ lực của chính phủ nhằm mang lại sự ổn định cho các khu vực bị xung đột.

Hiện nay bản phúc trình của công tác này đã được công bố, Đại diện Thường Trực của Myanmar trong Liên Hiệp Quốc là ông Kyaw Moe Tun tiếp tục lặp lại quan điểm đó. 

"Sự tổng hợp và quy định của bản phúc trình này dấy lên những quan ngại nghiêm trọng về sự thiếu công bằng của nó. Bản phúc trình này không chỉ gây bất lợi cho sự gắn kết xã hội trong bang Rakhine, mà nó còn suy yếu những nỗ lực của chính phủ nhằm đem lại hòa bình, hòa giải quốc gia và phát triển toàn dân tộc."

Công tác tìm kiếm sự thật này cũng bày tỏ lo ngại về việc hai tù nhân của Myanmar đang bị giam giữ khi đang đưa tin về tình trạng bạo lực.

Các phóng viên của hãng thông tấn Reuters đã bị bỏ tù bảy năm hồi đầu tháng này ( hôm 3/9) vì vi phạm luật bảo mật thuộc địa.


Share