Myanmar, Bangladesh đat thỏa thuận hồi hương người Rohingya

The Kutupalong camp in Cox's Bazar, Bangladesh

The Kutupalong camp in Cox's Bazar, Bangladesh Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những người Rohingya Hồi giáo phải bỏ nhà cửa chạy trốn khỏi bị tàn sát nay chuẩn bị quay về lại làng xóm cũ sau khi thỏa thuận chính thức giữa Myanmar và Bangladesh đạt được. Myanmar hứa cung cấp một môi trường an toàn, không áp bức và đàn áp nhưng với LHQ thì như vậy chưa đủ. Họ muốn thấy có thêm các biện pháp bảo vệ tốt hơn trước khi những người Rohingya tị nạn quay về nhà.


Vào tháng 8 năm ngoái, dã có hơn 700,000 người tị nạn Rohingya đã bắt đầu vượt khu vực miền Tây Myanmar nới có đa số dân cư là người theo Phật giáo sinh sống để tới Bangladesh.

Họ chạy trốn cuộc thanh trừng tàn khốc của quân đội và lực lượng an ninh đáp trả lại việc người Rohingya có những cuộc tấn công của vào các đồn cảnh sát.

Một cuộc di t ản ồ ạt và hậu của nó gây nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo không chỉ vì sự khốn cùng của dòng người Hồi giáo phải bỏ xứ ra đi mà sự chặn đường về của họ trong khi đường tiến thì không.

Thế bế tắc, ngõ cụt của người Hồi giáo Rohingya tị nạn kéo dài trong hơn một năm và chỉ có chút ánh sáng cuối đường hầm khi mà cả hai Myanmar và Bangladesh nói rằng họ sẽ sớm ra tay giải quyết vấn đề.

Ngoại trưởng Bangladesh Shahidul Haque nói một cuộc gặp gỡ tại thủ đô Dhaka giúp tìm ra một giải pháp quan trọng phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc thương lượng trước đó.

"Sự trở về là một quá trình phức tạp và khó khăn. Nhưng kết quả mỹ mãn cuối cùng là điều có thể nếu các bên tuân thủ các ý muốn chính trị. Chúng tôi dự định sẽ có cuộc hồi hương vào giữa tháng 11 này."

Theo như Myint Thu -Thư ký trường trực của Bộ ngoại giao Myamar, thì nước này sẽ làm hết sức mình để việc trở về của những người Hồi giáo Rohingya được an toàn.

"Chúng tôi đã tiến hành một số những buổi thảo luận để nâng cao ý thức trong công chúng, các quan chức, cũng như các nhân viên cảnh sát để họ không phân biệt đối xử với những người ở bang Rakhine ở miền bắc."

Ông Thu nói những biện pháp thắt chặt an ninh sẽ được thực hiện giúp những người trở về nhà được an toàn.

"Và tiếp theo chúng tôi cũng sẽ quảng bá ý thức giữ gìn an ninh trật tự công cộng tới công chúng và cả các nhân viên cảnh sát d ể tất cả cùng gìn giữ và nâng cao trật tự trị an. Chúng tôi cũng quảng bá cho người dân ý thức về những nguyên tắc nền tảng khi tiếp xúc luật pháp để họ có thể tìm đến sự giúp đỡ của luật pháp khi cần thiết."

Tuy nhiên LHQ tỏ ra lo ngại về việc vội vã trở về hay đưa ra những mục tiêu, nói rằng những nhà quan sát độc lập chỉ được phép tiếp cận một cách hạn chế về các điều kiện ở bang Rakhine.

Chuyên gia về nhân quyền Giáo sư ((ms)) Yanghee Lee nói với UN radio rằng đó là một hoàn cảnh không mấy hứng khởi nếu không muốn nói là khá thất vọng.

"Myanmar chịu trách nhiệm cho sự chậm chap này. Bangladesh sẽ không bắt đầu cho tiến hành cuộc trở về nếu như tình hình không khả quan. Sự trở về sẽ không diễn ra trừ khi tình hình phải đuợc cải thiện và nó phải được làm một cách tự nguyện, trong sự an toàn và thành thật."

Mặc dù có sự chỉ trích rộng lớn đối với bà Aung San Suu Kyi qua việc bà xử lý tình trạng khủng hoảng người tị nạn và cách bà từ chối lên án các tướng lãnh quân đội, Giáo sư Lee vẫn dành cho bà nhiếp chính Tổng thống của đất nước Myanmar này.

Và cũng không quên thòng thêm rằng, bà khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình nên hành động ngay trong cương vị là một lãnh đạo nhân quyền hơn là một nhà chính trị.

"Nếu bà ấy không ra mặt và nói rằng 'Thôi chúng ta không thể chấp nhận việc diệt chủng và chống lại loài người. Chúng ta phải ngưng lại và chúng ta phải đòi những người lãnh đạo quân đội ngưng nhúng sâu thêm vào những hành động diệt chủng'."

Các nhà quan sát nói đó là thật khó cho bà Aung San Suu Kyi để giữ quân bình giữa quyền lực chính trị, bình ổn cho một quốc gia có nhiều sắc dân và những đòi hỏi của thế giới.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share