Thời tiết dịu mát giúp lính cứu hỏa khuây khỏa đôi chút

A sign thanking Rural Fire Service (RFS) members at a property at Kurrajong, Monday, January 13, 2020. (AAP Image/Joel Carrett) NO ARCHIVING

A sign thanking Rural Fire Service (RFS) members at a property at Kurrajong, Monday, January 13, 2020. Source: (AAP Image/Joel Carrett)

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thời tiết dịu mát và mưa ở New South Wales và Victoria giúp lính cứu hỏa cũng như các cộng đồng dễ thở hơn, trong khi Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Cháy rừng được chấp nhận trên nguyên tắc.


Tại núi Gosper, phía đông bắc Sydney đã được chế ngự sau 2 tháng rưỡi cháy liên tục.

Đó là một trong những trận cháy rừng tệ hại nhất ở New South Wales, đã thiêu rụi hơn 4 ngàn hecta rừng bụi trong suốt 2 tháng qua.

Tuy nhiên tại Victoria, nhà cửa và sinh mạng lại bị cảnh báo khẩn cấp lần nữa, trong khi các trận cháy rừng tại vùng phía đông tiểu bang vẫn dai dẳng.

Trận cháy rừng tại cầu Cann Road bùng phát hôm chiều thứ hai, với lời cảnh báo được ban hành cho vùng Noorinbee và phía bắc Noorinbee gần biên giới với New South Wales.

Thế nhưng với dự báo thời tiết dịu mát hơn hy vọng sẽ mang lại nhiều khoảnh khắc nhẹ thở cho lính cứu hỏa và các cộng đồng bị ngọn lửa hoành hành ở cả 2 tiểu bang.

Và trong khi hầu hết người bị kẹt do cháy rừng được cứu thoát bằng đường biển, thì quân đội Úc đã dùng xe thiết giáp để di tản những người bị ngọn lửa vây hãm tại thị trấn Mallacoota của Victoria, trở lại Melbourne.

Trong khi đó, lãnh tụ đối lập Anthony Albanese thấu hiểu tầm quan trọng của một Ủy ban Hoàng gia Điều tra về cuộc khủng hoảng cháy rừng.

“Tôi nghĩ một hình thức điều tra toàn quốc là điều không tránh khỏi, như Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Cháy rừng".

"Dĩ nhiên chúng ta có các cuộc điều tra pháp y, bởi vì đã có những cái chết xảy ra”, Anthony Albanese.

Lãnh tụ đối lập cho rằng, điều quan trọng là thẩm định các hành động hiện tại và tương lai, liên quan đến các thảm họa và khí hậu nữa.

“Chúng ta cần thực sự đối phó với cả hai nhu cầu tức khắc, thế nhưng cũng xem xét các quan hệ dài hạn của hiện tượng biến đổi khí hậu nữa”, Anthony Albanese.

Lao động cũng kêu gọi chính phủ, hãy phát triển các chính sách mạnh mẽ, để chống lại biến đổi khí hậu.

Lời bình luận được đưa ra, sau khi Thủ tướng Scott Morrison nói rằng chính sách về khí hậu của chính phủ có thể sẽ biến chuyển.

Phó lãnh tụ Lao động là ông Richard Males nói rằng, cháy rừng đã gây tác động lớn lao, về cách thức mà người dân Úc xem xét vấn đề khí hậu thay đổi.

“Đây là một biến cố chưa từng có và tôi nghĩ có những lời kêu gọi từ mọi người trên nước Úc là trước tiên, chúng ta có một chính phủ hiểu biết về vấn đề thay đổi khí hậu và rồi sẽ hành động để đáp ứng lại”, Richard Marles.

Trong khi đó, Liên đảng bị nhiều chỉ trích về chính sách trong quá khứ qua việc đạt đến các mục tiêu thải khí, đặc biệt khi sử dụng các thành tích cũ được mang qua.

Áp lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Nước Úc đã bị chỉ trích trên thế giới, về việc muốn sử dụng các thành tích cũ, khi đạt đến các mục tiêu do Hiệp định Kyoto đề ra, trong khi chính phủ liên bang bảo vệ chính sách của mình.

Tổng trưởng Quản lý Các Vấn đề Khẩn cấp là ông David Littleproud nói rằng, chính phủ hiện hành động để đạt các mục tiêu của Hiệp định Kyoto, qua một loạt các đường lối khác nhau.

“Chúng ta là một quốc gia văn minh và thuộc hàng đầu thế giới. Chúng ta nên hậu thuẩn chính mình với các kỹ thuật mới, để tiếp tục giảm bớt khí thải".

"Chúng ta để ra 3,5 tỷ đô la một bên cho các giải pháp về khí hậu, để cho phép các ngành kỹ nghệ tìm cách giảm bớt thải khí như thế nào với các ngành kỹ nghệ hướng dẫn, hơn là một đường lối của một chính phủ lớn lao”, David Littleproud.

Một nhà kinh tế nổi tiếng nói rằng, nước Úc phải nhắm đến mục tiêu thải khí bằng số không càng sớm càng tốt, nếu không các điều kiện cháy rừng sẽ còn tệ hại hơn nữa.

Ông Ross Garnault đã thực hiện một cuộc duyệt xét dưới thời chính phủ Lao động năm 2008 , trong đó cho rằng thay đổi khí hậu sẽ khiến cháy rừng tại Úc tệ hại hơn vào năm 2020.

Ông cho đài ABC biết rằng, chuyện nầy thuộc quyền lợi của nước Úc và sẽ là một phần nỗ lực của thế giới để đạt mức thải khí bằng zero, càng sớm càng tốt.

“Mọi chuyện ngày càng có thêm nhiều thách thức, như các điều kiện nóng bức sẽ còn tệ hại hơn trong các trận cháy rừng".

"Chuyện đó sẽ tiếp tục là một nan đề, cho đến khi thế giới chẳng còn khí thải nữa”, Ross Garnault.

Trong khi các điều kiện thời tiết dịu mát hơn sẽ diễn ra vào cuối tuần nầy, các nỗ lực phục hồi hiện được tiến hành.

Người được bổ nhiệm để dẫn đầu công cuộc tái thiết sau cháy rừng nói rằng, các cộng đồng bị ảnh hưởng có thể cảm thấy hậu quả của thảm nạn lên đến một thập niên.

Người đứng đầu Cơ quan Phục hồi Cháy rừng Toàn quốc, cựu Tư lệnh Cảnh sát liên bang Andrew Colvin cho rằng, việc tái xây dựng các hạ tầng cơ sở chỉ là một phần của các thử thách.

Ông cho biết, xây dựng lại tinh thần của cộng đồng có thể còn khó khăn hơn nhiều.

“Cơ quan nầy sẽ tồn tại trong 2 năm, thế nhưng Thủ tướng nói rõ rằng chúng ta sẽ làm bất cứ chuyện gì cần thiết".

"Kinh nghiệm của riêng tôi trong chuyện nầy cho thấy, hậu quả nạn cháy rừng sẽ kéo dài 6 năm rồi 10 năm tới”, Andrew Colvin.

Hàng triệu động vật hoang dã bị chết

Trong khi đó, các chuyên gia về động vật hoang dã hiện được thúc giục hãy nhanh chóng có quyết định, về việc các con koala hiện gặp nguy hiểm giữa cơn khủng hoảng cháy rừng chưa từng có tại Úc.

Một Ủy ban cũng được thiết lập để hình thành một kế hoạch phục hồi cho koala, vốn là loại được xem là bị nguy hiểm, trước khi ngọn lửa tàn phá những khu vực lớn lao của chúng.

Tổng trưởng Môi sinh Sussan Ley cho biết, hãy còn quá sớm để biết được chính xác về hậu quả cuả cháy rừng đối với loài koala, thế nhưng việc nầy tạo nên một thử thách về môi trường chưa từng có trong lịch sử.

“Phải làm mọi chuyện để cứu sống và phục hồi các thói quen của con koala, bao gồm các sáng kiến trong đó liệu chúng ta có thể thả con koala vào một môi trường không quen thuộc với nó hay không".

"Các nghiên cứu khoa học và những khuyến cáo tốt nhất, sẽ giúp chúng ta câu trả lời”, Sussan Ley.

Được biết có hơn một tỷ thú rừng có thể đã biến mất trong ngọn lửa, khiến chính phủ liên bang phải cung cấp cho các nhóm môi sinh và chăm sóc thú rừng, một ngân khoản là 50 triệu đô la.

Lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natale nói rằng, con số nầy là không đầy đủ.

“Thực tế là ông Scott Morrison chi tiêu rất nhiều cho tượng của Captain Cook, trong khi các loại cây cỏ quí báu đã bị thiêu rụi trong mùa cháy rừng nầy".
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share