Làm sao giữ tiếng mẹ đẻ cho con trong độ tuổi đến trường?

Education experts believe schools need to know how identify bright students

Education experts believe schools need to know how identify bright students Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Rất nhiều cha mẹ gốc di dân tại Úc, trong những tháng năm đầu đời đã ra sức dạy con tiếng mẹ đẻ, với kỳ vọng con cái sẽ không quên nguồn cội. Nhưng khi đứa trẻ đến tuổi cắp sách đến trường thì sao?


Giáo trình ngôn ngữ liên bang

Ra đời năm 2014:

- Bao gồm 11 ngôn ngữ - tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, Pháp, Đức, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp hiện đại, Tây Ban Nha và tiếng Việt ( ba thứ tiếng Auslan, Cổ điển Hy Lạp và La tinh sẽ được thêm vào năm 2016).

- Đưa ra một khuôn khổ giảng dạy ngôn ngữ thổ dân và dân eo biển Torres Strait.

Loan báo này không gây chú ý lắm cho giới truyền thông, nhưng được ông Robert Randall, trưởng ủy ban giáo trình ca tụng đây là một thay đổi hết sức đáng kể.
"Khuôn khổ giáo trình mới này tiêu biểu cho sự nhìn nhận tầm quan trọng và giá trị của ngôn ngữ thổ dân, và dân eo biển Torres Strait" Robert Randall, trưởng ủy ban giáo trình.

Giáo trình không bắt buộc

Cho đến nay, Vic là tiểu bang duy nhất có môn ngoại ngữ là môn bắt buộc cho tất cả các học sinh từ mẫu giáo cho đến năm lớp 10.   

Tại Tây Úc, chỉ có gần phân nửa các trường công lập có chương trình dạy ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ hai

Cô Nguyễn, trưởng khoa ngoại ngữ trường trung học Cabramatta NSW cho biết Úc có chính sách nâng đỡ cho ngoại ngữ rất nhiều so với các nước khác như Hoa Kỳ.
. ”Công bằng mà nói bên Mỹ những ngôn ngữ cộng đồng như tiếng Việt mình không được đưa vào chính khóa’ Cô Nguyễn trưởng khoa ngoại ngữ trường trung học Cabramatta
Chương trình dạy ngôn ngữ có sẵn cho các cơ sở giáo dục tiểu bang và lãnh thổ sử dụng nhưng không phải là bắt buộc và chỉ đóng vai trò hướng dẫn

Tại Canberra, theo luật ,tất cả các trường công lập phải dạy một chương trình ngôn ngữ trong một thời gian tối thiểu quy định một trong tám ngôn ngữ: Trung Quốc, Pháp, Đức, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.  

Luật bắt buộc tất cả học sinh trường công lập Canberra từ năm lớp năm 3 đến năm lớp 6 để phải học một ngoại ngữ tối thiểu là 60 phút một tuần và tất cả học sinh lớp 7-8 học ngôn ngữ tối thiểu là 150 phút mỗi tuần.  

Tại Queensland, trường công được yêu cầu dạy ngoai ngữ trong năm lớp 5 đến năm lớp 8 và "khuyến khích" dạy ngoai ngữ từ mẫu giáo đến lớp 12.  

Trường mầm non đa ngôn ngữ

Nghiên cứu cũng cho thấy các trẻ em khi còn hoài thai trong bụng mẹ nếu thường xuyên được nghe hai ngôn ngữ khác nhau sẽ dễ có khả năng thông thạo hai thứ tiếng.  

Trong những năm gần đây,theo nhu cầu của phụ huynh gốc di dân, tại Úc đã mọc lên rất nhiều trường mầm non đa ngôn ngữ.  

Những nhà trẻ này có mục đích giới thiệu ngôn ngữ và văn hóa cho trẻ em đang ở một độ tuổi rất quan trọng, đang tinh khôi như tờ giấy trắng.  

Vì thế, vào năm 2015, chính phủ liên bang đã đưa vào thí điểm một chương trình tốn đến $ 9 triệu 800 ngàn đô la nhằm mục đích dạy ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bằng cách dùng các apps ứng dụng.  

Các ngôn ngữ trong thí điểm này là tiếng Hoa, Nhật, Indonesia, tiếng Pháp và tiếng Ả Rập.  

Nesha O'Neil, chủ nhân hai trung tâm giữ trẻ có ghi tên trong thử nghiệm, nói với đài SBS rằng trẻ em đã do dự lúc đầu nhưng sau đó sớm bị các thiết bị công nghệ hấp dẫn.
"Một khi các em thấy học ngoại ngữ dễ dàng và thú vị thì sẽ rất mê học. Và chúng tôi thực sự đã phải hạn chế không cho các em học nhiều quá" Nesha O'Neil, chủ nhân hai trung tâm giữ trẻ
Bà cho biết một số phụ huynh đã ngần ngại khi cho con cái tham dự - một số lo ngại về việc các em nhìn vào màn hình nhiều quá. Một số người khác không hài lòng cho con họ học tiếng Ả Rập, nhưng nhiều người đã rất ngạc nhiên vì con học ngoại ngữ nhanh chóng.  

Trong năm 2016, chính phủ công bố chương trình sẽ được mở rộng cho thêm 1.ngàn trường mầm non nữa.  

Khi trẻ em bước vào ngưỡng cửa tiểu học, cha mẹ muốn cho con cái học ngoại ngữ của họ có thể chọn học các trường song ngữ trên khắp nước Úc , bao gồm các trường dạy tiếng Nhật, tiếng Ý, tiếng Armenia, tiếng Pháp và tiếng Đức,ở Sydney, tiếng Việt, tiếng Hoa, Đức và tiếng ý ở Melbourne.  

Hầu hết học sinh không theo kịp ở lớp 12

Các trường chính mạch cũng dạy kèm ngoại ngữ, Các ngôn ngữ phổ biến nhất được giảng dạy trong trường học ở Úc là tiếng Nhật, tiếng Ý, tiếng Indonesia, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Quan Thoại. Tuy nhiên các lớp có thời gian học ngắn hơn và thống kê cho thấy hầu hết các học sinh không theo kịp cho đến năm lớp 12.  

“Các em học môn tiếng Việt năm lớp 12 đều là các em từ Việt Nam qua”Cô Nguyễn, khoa ngoại ngữ trung học Cabramatta

Theo bà Silvia Onorati, hiệu trưởng trường song ngữ tiếng Ý nói rằng, phải mất 5 năm, người ta mới nói thông thạo được 1 ngôn ngữ, tuy nhiên các em nói được hai thứ tiếng có nhiều lợi điểm.  

Đây là một trong năm bài chuyên đề "Song ngữ, chuyện dạy và học ngoại ngữ tại Úc". Bài liên quan:



Share