Ngày càng nhiều học sinh gốc di dân không muốn duy trì tiếng mẹ đẻ?

Trẻ em theo mẹ đến trường

Trẻ em theo mẹ đến trường Source: app

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trên khắp nước Úc, có đến 250 ngôn ngữ khác nhau được nói tại nhà. Nhưng tỷ lệ học sinh muốn học thêm một ngoại ngữ tại trường đang có chiều hướng suy giảm. Tại sao?


Vì sao xã hội đa dạng hơn, nhưng tỷ lệ học sinh học ngoại ngữ giảm đáng kể?

Vào Tháng 9 năm ngoái, khi khủng hoảng ở Syria đang ở cao điểm Úc đồng ý nhận thêm 12.000 người tị nạn.

Mười hai ngàn người Syria này sẽ đặt chân đến Úc trong vòng 18 tháng tới.

Và xã hội Úc, một xã hội mà cứ 5 người thì có 2 người sinh ra ở ngoại quốc lại càng đa dạng hơn bao giờ hết.

Nhưng trong khi tích cách đa văn hóa của xã hội tăng, tỷ lệ học sinh học ngoại ngữ trong hệ thống các trường công và tư thục của Úc lại giảm đáng kể.

Nguyên nhân của điều nghịch lý này phát xuất từ đâu?

Các chuyên gia đỗ lỗi cho ngân quỹ và nhân lực trong hệ thống giáo dục quá hạn chế và thiếu trang bị để thúc đẩy học sinh theo đuổi việc học song ngữ.

Và còn nói rằng, pha trộn vào đó, một nguyên nhân khác gây ra tình trạng học sinh không muốn học ngoại ngữ vì hiện nay chủ nghĩa cực đoan dân tộc, một chủ nghĩa cho rằng trong xã hội mọi người chỉ nên dùng một ngôn ngữ đang phát triển mạnh.
“Ngân quỹ, nhân lực và trang bị hạn chế cộng chủ nghĩa dân tộc cực đoan là nguyên nhân” Các chuyên gia
Các chuyên gia tiên đoán, trẻ em Úc đang bỏ lỡ cơ hội để phát triển các kỹ năng hữu ích trong cuộc sống khi các em bước vào đời.

Anna Dabrowski, một giảng viên phân khoa ngôn ngữ học của Đại học Melbourne, cho biết so với các nước như Canada và Hoa Kỳ, nơi học ngoại ngữ tại trường là môn bắt buộc thì giáo dục Úc còn chậm lụt và lạc hâu.

Theo bà, trẻ em ở Úc bỏ lỡ rất nhiều cơ hội bởi vì không thông thạo các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

Bà Dabrowski kêu gọi chính quyền các tiểu bang đặt ngoại ngữ là môn học bắt buộc. Victoria là tiểu bang duy nhất bắt buộc học sinh ở trường công và trường tư đến lớp 10 phải học ngoại ngữ và nới lỏng các yêu cầu về trình độ chuyên môn cho các phụ giáo để cho phép nhiều người từ các nền văn hóa khác có thể đóng góp vào việc giúp dạy ngoại ngữ trong trường.

Theo bà, rất nhiều người tị nạn, di dân chân ướt chân ráo đến Úc với visas bắc cầu và không được phép làm việc, đây là một cơ hội lớn để họ có thể chia sẻ các nét đẹp ngôn ngữ và văn hóa của đất nước họ tại các lớp dạy ngoại ngữ.

Nhà trường không phản ánh được sự đa dạng của xã hội Úc

 Vào tháng Hai năm 2016, dân số của Úc đạt 24 triệu người và di dân được xác định là động lực chính của tăng trưởng kể từ năm 2006.

Theo điều tra dân số mới nhất, ngôn ngữ nói tại nhà trên toàn Úc

-77 % tiếng  Anh

-1,6% Mandarin

-1,4% Ý (1,4 phần trăm)

-1,3% tiếng Ả Rập

Tại New South Wales

-2,8% tiếng Ả Rập

Tại Victoria

-2,4% tiếng Ý

Theo Tiến sĩ Tim Soutphommasane tác giả cuốn "Don't Go Back Where You Came", chính sách đa văn hóa đã biến đổi nước Úc từ một xã hội phần lớn là người da trắng trước đây thành một xã hội đa văn hóa và đa chủng tộc ngày nay.

 Một phần tư người Úc có cha hoặc mẹ là di dân và một phần năm người Úc có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh.

 Trong khi Tiến sĩ Tim Soutphommasane cho rằng, chính sách đa văn hóa đã thành công hết sức đáng kể tại Úc.

Thì bà bà Dabrowski lại  nói  dân số đa dạng đã không phản ánh trên tỷ lệ cao học sinh học ngoại ngữ tại trường
“Đất nước có hơn 250 ngôn ngữ nói tại nhà và nhà trường không phản ánh sự đa dạng đó" Dabrowski giảng viên ngôn ngữ học Đại học Melbourne
Bà cũng cho biết vì có một số lý do

- Thiếu một đội ngũ giáo viên có trình độ.

 Tại tiểu bang Vic Đã có chương trình học bổng khuyến khích nhiều giáo viên đa ngôn ngữ vào nghề nhưng kết quả đã không như chính phủ Vic hy vọng.

-Xu hướng xã hội.

Tại Úc có thái độ mang yếu tố chủ nghĩa dân tộc cho rằng, chúng tôi nói tiếng Anh -ngôn ngữ chính, được dùng một cách chính thức trong xã hội, tại sao lại muốn học thêm một ngôn ngữ khác?

Bà cho biết "suy nghĩ chỉ một ngôn ngữ duy nhất' này của Úc khiến Úc thành một nước lẻ loi trong khi nhiều nước trên thế giới nơi đặt vấn đề đa ngôn ngữ là một chuẩn mực và không chỉ giới hạn cho những người giàu có.

Tại Hoa Kỳ, học một ngôn ngữ thứ hai là môn bắt buộc đối với tất cả các học sinh trung học trong ít nhất hai năm và tại Canada - nơi tiếng Anh và tiếng Pháp cùng là hai ngôn ngữ chính thức -các dịch vụ của chính phủ phải có hai ngôn ngữ và các trường phải dạy các môn học bằng hai thứ tiếng.

Tại Úc, tỷ lệ học sinh học ngôn ngữ thổ dân cũng thấp có nhiều trường mất hẳn chương trình này.

Bà Dabrowski nói, chính phủ liên bang và tiểu bang có nhiều bước tích cực để thúc đẩy việc học ngoại ngữ ở Úc, nhưng cho biết phải có những hành động cần thiết để xóa đi hậu quả của "chính sách đồng hóa." trong nhiều năm qua.

Theo chính sách này, đã có những bất lợi cho vấn đề đa ngôn ngữ và chủ trương rằng, một khi đến Úc, ai cũng phải đồng hoá và nói tiếng Anh như mọi người khác,

Trẻ em nói được ngôn ngữ của các bạn hàng lớn: chìa khóa mở tiềm năng thương mại Úc.

 Tiến sĩ Mark Antoniou, một chuyên gia song ngữ trường Đại học Marcs Western Sydney kêu gọi chính phủ liên bang tiếp tục thúc đẩy việc học ngôn ngữ trong các trường học, sau thử nghiệm tốn đến 9.triêu 800.000 đô la để thúc đẩy việc học ngôn ngữ của trẻ em mẫu giáo.

Theo ông, một trong những mục tiêu chính của chính phủ Úc là tạo cơ hội cho trẻ em nói được ngôn ngữ của các bạn hàng thương mại chính bởi vì họ nghĩ rằng đó là điều cần thiết để mở khóa tiềm năng kinh tế của Úc và điều này hoàn toàn hợp thời.

Bà Anna Dabrowski cũng đồng ý rằng,cộng đồng cần phải ủng hộ những thúc đẩy cho những tiến bộ của một xã hội đa dạng.

Theo bà, nước Úc là một quốc gia qui tụ di dân khắp nơi.

Vì vậy đây là một cơ hội rất lớn phải lấy làm mừng và hãy cho thế giới thấy sự đa dạng mà chúng ta có.


Share