Làm sao để cư xử phải đạo với đấng sinh thành?

Woman reading to mother at table

Woman reading to mother at table Source: Blend Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các bậc cao niên tại Úc có nên mở lời nhờ cậy con cái giúp đỡ trong các công việc hàng ngày? Con cái làm thế nào để biết chính xác tâm tư và nguyện vọng của đấng sinh thành? Những vấn đề phức tạp này đã được các nhân viên phúc lợi cộng đồng đúc kết và phổ biến rộng rãi cho người dân Australia.


Khi cao niên chưa muốn nhận mình già?

Bà Loretta 75 tuổi đã quen với việc sống tự lập và làm mọi thứ một mình. Hiện bà đang chăm sóc người chồng 81 tuổi đang bị bệnh Alzheimer mà không dám nhờ bất kỳ sự trợ giúp nào của người thân. Bà cho biết:

“Sự mặc cảm khiến tôi không thể thốt nên lời. Nếu tôi thật lòng hỏi, chắc họ cũng sẽ đồng ý. Họ rất tốt mà. Nhưng tôi nghĩ, làm như vậy có nghĩa là tôi đang thừa nhận mình đã già rồi và không thể tự xoay sở mọi thứ”

Quan điểm này đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người thuộc thế hệ baby boomers. Nhân viên xã hội Tanja Gawin từ Trung tâm Phúc lợi cộng đồng Úc-Đức tại Melbourne cho biết thêm: 

“Nhìn chung, những ai thích sống độc lập và thích tự chăm sóc mình, họ có thể là một người Đức hoặc có nguồn gốc Âu châu. Và rõ ràng họ không muốn nhờ sự giúp đỡ” 

Những cha mẹ di dân thường có khuynh hướng để con trẻ đề nghị giúp đỡ, hơn là trực tiếp yêu cầu. Đây phần nhiều do phong tục tập quán, và cũng một phần vì không muốn con cái phải bận tâm vì mình. Nhân viên xã hội Anu Krishnan giải thích: 

“Họ không trực tiếp nhờ sự trợ giúp và thỉnh thoảng họ lại có ý nghĩ rằng mình trở thành gánh nặng cho con cái. Hoặc họ có thể bị tổn thương nếu như các con mình không để ý đến những căng thẳng và nhọc nhằn của bố mẹ”

Sự im lặng tổn hại sức khỏe tinh thần

Những dòng tư tưởng đan xen như thế cứ liên tục diễn ra khiến nhiều bậc cao niên phải chịu đựng tổn thương tâm lí nghiêm trọng. Họ thà chịu đựng những cơn đau thể xác hoặc tinh thần chứ không muốn nhờ con cái đưa đi gặp bác sĩ. Trong suy nghĩ của các bậc làm cha mẹ, bổn phận của con cái là phải quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho những đấng sinh thành. 

“Những gì mà các bậc cha mẹ hy vọng là các con của họ sẽ ở với họ, hoặc sự quan tâm, hay những lời hỏi hang như "Đầu gối của mẹ bị đau à? Mẹ có muốn đi gặp bác sĩ không? Đây là thứ duy nhất mà cha mẹ muốn nhìn thấy, bởi vì trước đây, khi còn trẻ họ cũng ân cần với cha mẹ mình như vậy” 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc âm thầm chịu đựng đau khổ, hay không thổ lộ nỗi buồn với người khác, chính là nguyên nhân dẫn đến những lo lắng và trầm cảm. Nhà tâm lí học Anrea Crane gợi ý rằng, những người cao niên nên thẳn thắng bày tỏ yêu cầu của mình nếu cần thiết. 

“Nếu họ không đòi hỏi giúp đỡ, trong khi họ thật sự có nhu cầu, điều này sẽ gây nên chứng trầm cảm và lo âu. Các bác cũng sẽ có cảm giác thất vọng, chán chường và rối loạn cảm xúc. Điều này thể hiện qua cảm giác hồi hộp, lo lắng”

Hãy là một người con hiếu thảo

Chia sẻ về cách thức chăm sóc và trò chuyện với người lớn tuổi, nhân viên Crane cho biết sự chân thành chính là chìa khóa giải quyết vấn đề.

“Kỹ năng giao tiếp cơ bản đầu tiên với các bác cao niên, chính là ngồi cạnh họ, thể hiện sự chân thành để họ mở tấm lòng mình. Mặc dù lúc đầu hơi khó khăn, nhưng với sự giúp sức của các chuyên gia và y bác sĩ, chúng ta sẽ tìm ra những tâm tư của họ và giúp họ gỡ rối. Bạn biết đấy, các bác chỉ đang ở ranh giới của cảm xúc, chờ người chỉ dẫn đi đúng đường mà thôi” 

Trong trường hợp cha mẹ không muốn nhờ sự giúp đỡ, là con cái chúng ta phải có trách nhiệm quan tâm, theo dõi những hoạt động thường nhật của ba mẹ mình, thông qua việc trò chuyện, đi dạo, và các hoạt động khác. 

“Điều quan trọng nhất là họ có thể tìm thấy những khoảnh khắc vô giá với các thành viên gia đình, góp phần cải thiện mối quan hệ giao tiếp. Vì vậy, chúng ta nên tìm thời điểm thích hợp để dành thời gian giúp các bác giải quyết những khúc mắc hàng ngày” 

Không những thế, công tác phòng ngừa là vô cùng cần thiết, bởi sức khỏe của những người cao tuổi rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Vậy nên việc đi gặp bác sĩ theo định kì là một hành động hữu ích. 

“Thí dụ như một đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 3 hoặc 4 tháng 1 lần. Cha mẹ không cần phải yêu cầu các con đưa đi gặp bác sĩ. Nếu việc này được thực hiện thường xuyên, có nghĩa là mọi chuyện sẽ được giải quyết trước khi sức khỏe của họ trở nên tệ hơn” 

Cô Loretta đã chăm sóc mẹ suốt 20 năm cho đến khi mẹ cô qua đời năm 91 tuổi. Tuy nhiên, cô không hy vọng các con của mình sẽ chăm sóc cô giống như vậy. Cô chia sẻ.

"Vào lúc này tôi vẫn có thể tự lái. Điều đó thật tốt khi tôi có thể tự lái đi bất cứ đâu theo ý mình. Đến lúc nào đó tôi sẽ không thể làm những việc như thế này. Tôi sẽ phải chấp nhận sự thật thôi”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share