Radio và những nối kết với các bậc cao niên trên 65 tuổi

Digital radio

Digital radio Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người cao niên đôi khi cảm thấy cô đơn và buồn tẻ cũng như khó tìm cách tham gia vào cộng đồng rộng lớn.


Thế nhưng một cuộc nghiên cứu mới cho rằng lắng nghe radio có thể làm gia tăng trạng thái tinh thần và khiến họ cảm thấy yêu đời hơn.

Các nhà khảo sát hy vọng cuộc nghiên cứu của họ sẽ khuyến khích có thêm nhiều chương trình phát thanh nhắm vào các bậc cao niên Úc.

Bật radio là điều mà nhiều người làm mà không cần suy nghĩ, để nó phát ra trong khi làm những chuyện khác.

Thế nhưng đối với người Úc lớn tuổi, đó có thể là một con đường cứu sinh, cho phép họ cảm thấy được kết nối và cải thiện tinh thần, thậm chí về thể chất và hạnh phúc.

Nhà nghiên cứu Amanda Krause của Đại học Melbourne nói rằng, đó là những loại lợi ích đã truyền cảm hứng cho bà, khi xem xét tầm quan trọng của việc phát sóng phát thanh cho những người từ 65 tuổi trở lên.

Tiến sĩ Krause hy vọng, sẽ tuyển dụng nhiều tình nguyện viên cao tuổi hơn, để tiếp tục nghiên cứu của bà bằng cách điền vào một bảng câu hỏi trực tuyến, thế nhưng bà cho biết đã phát hiện ra nhiều cách radio có thể giúp mọi người trong các nhóm tuổi khác nhau.

“Có nhiều hình thức phúc lợi khác nhau, thế nhưng những chuyện rất quan trọng đối với ý tưởng nầy trong việc lắng nghe radio, là chuyện điều hòa trạng thái sinh hoạt của mỗi người".

"Vì vậy chúng ta có thể thay đổi trạng thái vui buồn của mình, tìm những cách khiến chúng ta lạc quan và cảm thấy tốt hơn".

"Những gì khiến tôi quan tâm trong việc lắng nghe là ,liệu rằng quí vị có theo dõi các chương trình phát thanh hay không, nếu quí vị ở nhà một mình và cảm thấy lẻ loi cô đơn, quí vị có thể tìm thấy một cảm giác được đồng hành, qua việc lắng nghe các chương trình trên radio”, Amanda Krause.

Trong khi đó bà Jo Curtin của Quỹ Phát thanh Cộng đồng cho biết, bà  tin rằng chương trình radio cung cấp một kết nối mạnh mẽ với thế giới bên ngoài.

Bà cho biết đã nhìn thấy các trạm phát thanh cộng đồng, đặc biệt là các nhà cung cấp thông tin, kết nối thính giả với các cơ hội và với cộng đồng nữa.

“Sự gắn kết xã hội đó thực sự có những hậu quả lớn lao về sức khỏe và trạng thái của họ, bởi vì có nhiều kết quả tệ hại cho sức khỏe, khi người ta cảm thấy cô đơn".

"Các nối kết xã hội thể hiện dưới nhiều hình thức và một trong các vấn đề nầy mà chúng tôi quan tâm, là học hỏi nhiều về chuyện đó, như ‘Làm thế nào radio tạo nên sự gắn bó xã hội qua làn sóng phát thanh, chứ không phải qua việc đối mặt với tách cà phê?"

"Vì vậy nó sẽ là một cơ hội thực sự cho các đài phát thanh nào tìm ra các chương trình, để mọi người cảm thấy được nối kết và đi vào trái tim của họ, khi nói rằng ‘Tôi là một phần của cộng đồng nầy”, Jo Curtin.
"Vì vậy đó không chỉ là âm nhạc, thế nhưng tôi nghĩ đến việc làm thế nào chúng ta xây dựng một loạt chương trình khác nhau, mang lại lợi ích cho tâm trí của người nghe”, Amanda Krause.
Dữ liệu từ Hiệp hội Phát thanh Cộng đồng của cuộc điều tra về thính giả tại Úc cho năm 2018 cho thấy, khoảng 28 phần trăm những người theo dõi các đài phát thanh cộng đồng là từ 55 tuổi trở lên, với một chút nghiêng về phía nam giới.

Giám đốc điều hành của COTA Australia, là ông  Ian Yates nói, giống như dân số Úc nói chung, người Úc cao niên là một nhóm đa dạng và - cũng như thói quen nghe đa dạng của họ.

“Chẳng hạn như những người cao tuổi Úc làm nghề nông tại các vùng nông thôn, đối với các đài phát thanh là một kết nối quan trọng với toàn thể thông tin quan trọng".

"Hay chúng ta nói về những người đến từ những nguồn gốc văn hóa khác nhau, thì với họ, radio là một gắn kết quan trọng với nguồn gốc văn hóa và tin tức từ đất nước của họ, về nguồn gốc, ngôn ngữ trên căn bản hàng ngày, qua những người mà có lẽ qua một loạt các yếu tố về y tế, xã hội và kinh tế, nối kết với các cuộc sống luôn cô đơn”, Ian Yates.

Ông Yates nói rằng, ông tin rằng phương tiện này có thể được sử dụng tốt hơn, để truyền đạt thông tin quan trọng liên quan đến các lĩnh vực như dịch vụ và cơ sở chăm sóc người già.

Ông nói rằng lý do nhóm lớn tuổi có một yêu thích đặc biệt với đài phát thanh, xa hơn là việc chỉ quen thuộc với kỹ nghệ, bao gồm tính chất thực tiễn và tính chất tham gia, mang tính thân mật của các chương trình phát thanh.

“Nó rẻ tiền và tiện lợi , quí vị có thể mang chiếc radio đi khắp nhà cũng được hay ra ngoài vườn chẳng hạn, nó tương tự như một tình cảm thực sự khi nghe được các câu chuyện trò".

"Nhiều người Úc cao tuổi là những người xử dụng nhiều các chương trình trực thoại trên radio, vốn nổi tiếng qua việc gọi vào và cho biết ý kiến, rồi đặt câu hỏi với chương trình phát thanh, đó là chuyện giao lưu theo ý nghĩa đó".

"Vì vậy tôi nghĩ có các lý do, vì sao radio là một người bạn rất thân thiết của người cao niên Úc”, Ian Yates.

Tiến sĩ Krause, nhà nghiên cứu cho biết, bà muốn hiểu rõ hơn vai trò của đài phát thanh trong cuộc sống của người Úc lớn tuổi.

Và bà chỉ vào các phương tiện podcast như một công nghệ mới, có thể được sử dụng bởi những nhà nghiên cứu về dân số.

Tiến sĩ Krause nói, mặc dù có một số nội dung phát sóng phục vụ cho người cao tuổi, thế nhưng nghiên cứu của bà có thể mở đường cho việc lập trình phù hợp hơn với nhu cầu của người nghe khác.

“Giống như trường hợp của Melbourne, có những Ngày Hoàng Kim nhắm vào những người cao niên và chơi nhạc vào các thời đại trước".

"Ngày nay những gì không gây chú ý cho mọi người là các sở thích cá nhân, chứ không phải là âm nhạc".

"Nhiều người mà tôi phỏng vấn nói về việ,c muốn nghe nhiều về các loại chương trình phát thanh, vốn rất phổ biến trước đây".

"Vì vậy đó không chỉ là âm nhạc, thế nhưng tôi nghĩ đến việc làm thế nào chúng ta xây dựng một loạt chương trình khác nhau, mang lại lợi ích cho tâm trí của người nghe”, Amanda Krause.

Quí vị có thể vào xem cuộc khảo sát đầy đủ trên trang mạng  www.cbf.com.au/wellbeing.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share