Tập luyện thân thể giúp người cao niên ít bị té ngã

A resident of Montefiore Jewish Home in eastern Sydney using one of its rehabilitation machines

A resident of Montefiore Jewish Home in eastern Sydney using one of its rehabilitation machines Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ích lợi giữa việc cân bằng và luyện tập thân thể đã được nhiều người biết đến đặc biệt là vào cuối đời.


Thế nhưng một cuộc nghiên cứu mới cho rằng những vị cao niên trong các cơ sở chăm sóc có thể giảm bớt gần như phân nửa các trường hợp té ngã nếu họ xử dụng các thiết bị tập luyện sức khỏe.

Cuộc nghiên cứu hỗ trợ cho những lời kêu gọi chính phủ liên bang hãy bắt đầu tài trợ cho các chương trình như vậy tại các nơi chăm sóc cao niên.

"Hãy thư giản các khớp nhẹ nhàng như dòng nước chảy, đi tới rồi quay lại, và hãy cầm cái bát nầy".

Nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, bà Sue Chang khuyến khích các học viên hãy làm theo bà, các bài tập một cách khoan thai và chậm rãi.

Bà đang tập luyện tai chi, tức là một môn võ thuật nổi tiếng có ích cho sức khỏe của người tập luyện, cũng như huấn luyện để tự vệ.

Một học viên 63 tuổi là ông Jerry Koh cho biết, ông trở lại khóa tập tai chi sau khi bị đau lưng 30 năm trước, trong một dịp sửa chữa nhà cửa.

"Phải nói là tôi chỉ nằm trên giường mà thôi. Một bác sĩ giải phẩu thần kinh cho tôi thấy, sau khi chiếu lên hình ảnh và nói 'Ồ, ông cần phải phẫu thuật'.

"Phần tôi, tôi chẳng muốn mổ xẻ chi cả và bắt đầu học tai chi. Rất chậm chạp trong vòng 3 năm, tôi có thể bắt đầu cảm thấy có cảm giác máu chạy trong hai chân tôi", Jerry Koh.

Cải thiện sức khỏe và thăng bằng nhờ tai chi và Yoga, được nhiều người tin là có thể giúp đỡ đáng kể, cho người cao niên khỏi bị té ngã.

Bà Sue Chang là huấn luyện viên, cũng là phó chủ tịch Hiệp hội Tai Chi Khí Công Úc châu, bà giải thích.

"Khi quí vị tập tai chi, quí vị làn giản gân cốt lâu hơn theo một cách thức êm ái, nó không phải là việc duỗi tay chân một cách mạnh bạo".

"Khi các khớp của quí vị lỏng đi, thì quí vị sẽ có máu huyết lưu thông điều hòa, bắp thịt ở chân mạnh hơn".

"Hơn nữa khi quí vị tập tai chi, chúng tôi sẽ huấn luyện cho quí vị nhìn thẳng về phía trước và khi làm như vậy, quí vị sẽ trông thấy các cảnh tượng theo góc độ rộng rãi hơn", Sue Chang.

Đối với các vị cao niên yếu sức hơn, thì có các cách tập luyện khác thích hợp, được áp dụng cho mỗi hạng người.

Vấn đề té ngã được xem là nguyên nhân lớn nhất, gây tử vong có thể tránh được, tại các cơ sở chăm sóc cao niên ở Úc.

Trên toàn cầu, những vị cao niên ở trong các cơ sở chăm sóc thường bị té ngã gấp 3 lần, so với những người sống tại nhà.

Tổ chức Montefiore Jewish Home tại phía đông Sydney, đã mua các máy móc, trị giá đến 60 ngàn đô la hồi 3 năm trước.

Một vị cao niên 90 tuổi, sống tại cơ sở chăm sóc nầy là bà Joy Shoenheimer bị bệnh Parkinson cho biết, bà rất phấn khởi.

"Tôi hiện dùng một chiếc máy mà tôi thấy nên xử dụng, bởi vì đó là một chiếc máy tạo sự cân bằng".

"Tôi có thể đứng lên nó mà lúc đầu khởi sự, tôi không thể làm được".

"Mục tiêu của tôi là có thể khiêu vũ, các cô gái thường có những bước lui và với bệnh Parkinson, quí vị không thể bước lui được".

"Và nếu tôi có thể khiêu vũ và tập những bước lùi lại, thì đó quả là tuyệt vời", Joy Shoenheimer.
"Các sáng kiến như việc tăng cường sức khỏe hay nói chung là các chương trình tạo sự tốt đẹp cho cuộc sống có thể trở thành một phần trong tâm điểm của công việc chăm sóc cao niên tại gia, hơn là chỉ được xem là việc chữa trị được trả tiền thêm mà thôi", Rob Gordon.
Một số cuộc nghiên cứu quốc tế cho rằng, với các vị cao niên thì việc tập luyện, có thể gia tăng sự nguy hiểm của té ngã.

Thế nhưng chuyên viên vật lý trị liệu tại New South Wales là bà Jennie Hewitt, tranh luận về chuyện nầy.

Là một sinh viên chuẩn bị luận án tiến sĩ, bà đã thử nghiệm với 220 vị cao niên thuộc 16 cơ sở chăm sóc khác nhau, liên tiếp trong 25 tuần lễ.

Bà cho biết, cuộc thử nghiệm tìm thấy những người xử dụng các máy móc để phục hồi sức khỏe, cho thấy họ giảm bớt 55 phần trăm các vụ té ngã.

"Hầu hết các địa điểm có từ lâu và cho đến một vài năm gần đây, đều cung cấp các chương trình tập luyện mà quí vị có thể tìm thấy trong một dĩa DVD, mở nó ra rồi quí vị ngồi trên ghế tập luyện, quí vị sẽ cảm thấy khỏe mạnh khi được cung cấp một chương trình tập luyện".

"Thế nhưng trừ khi quí vị thấy được sức khỏe được cải thiện đáng kể cũng như giữ thăng bằng khá hơn, thì quí vị không ngồi một mình và rồi họ sẽ giảm bớt sự té ngã", Jennie Hewitt.

Hiện tại, chính phủ không tài trợ cho bất cứ chương trình tập luyện sức khỏe và cân bằng nào, trong các cơ sở chăm sóc cao niên.

Bà Jennie Hewitt cho biết, bà muốn việc đó nên được thay đổi, như một phần trong vấn đề duyệt xét rộng rãi của kế hoạch tài trợ của liên bang đang xảy ra.

Học viện Nghiên cứu Dịch vụ Y tế Úc châu tại đại học Wollongong ở New South Wales, hiện cố vấn cho Tổng trưởng Chăm sóc Cao niên là ông Ken Wyatt, về các phương cách cải tổ.

Phó Giám Đốc Rob Gordon cho biết, thay vì bộ chọn ra các chương trình để tài trợ, thì các cơ sở nên được cho phép quyết định loại chương trình nào thích hợp nhất, cho những người cao niên trong Viện Dưỡng lão.

"Trong môi trường như vậy, đó là chuyện chăm sóc tại gia có thể thực hiện được để quyết định về loại sáng kiến nào thích hợp nhất cho các cá nhân cư ngụ tại cơ sở chăm sóc cao niên".

"Các sáng kiến như việc tăng cường sức khỏe hay nói chung là các chương trình tạo sự tốt đẹp cho cuộc sống có thể trở thành một phần trong tâm điểm của công việc chăm sóc cao niên tại gia, hơn là chỉ được xem là việc chữa trị được trả tiền thêm mà thôi", Rob Gordon.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share