Gọi điện thoại thăm hỏi bằng tiếng mẹ đẻ nhằm giúp đỡ các bậc cao niên

Biểu tượng của Hồnh Thập Tự

Biểu tượng của Hồnh Thập Tự Source: APP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nỗi cô đơn của những di dân cao tuổi là một chuyện ít được nghiên cứu đến và cũng không được biết nhiều lắm.


Thế nhưng hội Hồng thập tự hiện thử nghiệm một dịch vụ điện thoại tại Queensland để giúp đỡ họ tái gắn kết với thế giới chung quanh qua những cú gọi điện thoại hàng tuần bằng tiếng mẹ đẻ của họ.

Việc nầy đã giúp cho nhiều người một cái nhìn mới về cuộc sống vốn buồn tẻ của họ và cũng cho phép những người khác lên tiếng về những vấn đề họ gặp phải.

Hôm nay là một ngày đặc biệt cho bà Shizu Fujii.

Bà đã chơi đàn dương cầm để tiêu khiển cho qua ngày đoạn tháng, thế nhưng một tiếng nói quen thuộc gọi đến bà để yêu cầu được nói chuyện. 

"Mỗi thứ tư, tôi chờ đợi tiếng chuông điện thoại và mãi đến 10 giờ cũng chẳng thấy ai gọi, vì vậy tôi phải chờ đợi cú điện thoại đó nhưng tôi cảm thấy rất phấn khởi".

Bà Fujii đến từ Nhật bản và đang ở độ tuổi cuối 60.

Chisato Snell đã gọi đến đúng giờ, và bà nầy cũng đến từ Nhật, thế nhưng đã ở Úc trong 30 năm qua.

Bà một thiện nguyện viên cho chương trình I Speak Your Language, Tôi Nói Tiếng Mẹ Đẻ Của Quí vị, nhằm giúp đỡ những người cô đơn thiếu những giao tiếp về mặt xã hội, có thể được kết nối với thế giới bên ngoài.

"Tôi luôn làm công việc thiện nguyện và việc nầy giúp tôi gắn bó với cộng đồng, cũng như cảm thấy phấn khởi về chính bản thân mình nữa".

Mỗi tuần một lần, các thiện nguyện viên tại một trung tâm tại Queensland, gọi điện thoại đến hàng chục vị cao niên trên toàn tiểu bang để thăm hỏi, hiện tại với 11 ngôn ngữ thế nhưng các kế hoạch dự trù sẽ bành trướng thêm 5 thứ tiếng nữa.

Dịch vụ "Tôi Nói Ngôn Ngữ Của Quí Vị" là sự nối dài của một chương trình bằng tiếng Anh đã có sẵn, do hội Hồng thập tự đề ra và hiện được bà Miryam Mastrantinio đảm trách.

"Chúng tôi có nhiều người nói tiếng Ý, tiếng Tây ban Nha rồi tiếng Nga, Ba Tư, Phần Lan vân vân, chúng tôi cũng có rất nhiều người nói tiếng Hoa Quan Thoại và tiếng Bahasa. Chúng tôi tìm cách vươn ra để tiếp cận các cộng đồng khác nhau và nhận được sự hồi đáp lớn lao".

Chương trình đầu tiên được khởi xướng từ Hội đồng Các Cộng đồng Sắc tộc ở Gold Coast và điều hợp viên là bà Marie Daix.

"Chương trình hết sức thành công và phát triển nhanh chóng, đặc biệt với số người thiện nguyện".

"Chúng tôi có một danh sách chờ đợi với hơn 30 thiện nguyện viên muốn tham gia chương trình, còn đối với những người tham dự chúng tôi có những người từ Cooktown, từ Bundaberg, rồi Logan thuộc các cộng đồng khác nhau hay từ bệnh viện của các bác sĩ nữa", Marie Daix.

Được biết nước Úc có dân số lão hóa nhanh chóng và người ta tiên đoán trong 35 năm nữa, cứ 4 người là có một người có tuổi trên 65 mà hiện nay tỷ lệ nầy là đến 6 người mới có 1 vị cao niên trên 65 tuổi, trong đó có hơn 1 triệu người từ các nguồn gốc không nói tiếng Anh.
"Tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng làm chuyện nầy và cũng có nhiều niềm vui nữa", Chisato Snell.
Bà Mastrantonio cho biết, giai đoạn thử nghiệm là một bước đầu tiên.

"Tôi không nghĩ là chúng ta đã làm đầy đủ và chúng ta chỉ là tìm cách dấn thân vào đó, rồi hỗ trợ cho các tình trạng nầy càng nhiều càng tốt".

"Có nhiều người đến quốc gia nầy nhưng họ đã không học tiếng Anh trước, trong khi những người khác lại cao tuổi và họ ngày càng lớn tuổi hơn, rồi mắc bệnh hay quên lãng".

"Khi người ta lâm vào tình trạng đó, họ thường xử dụng tiếng mẹ đẻ và dịch vụ nầy là một phương cách giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn thôi", Miryam Mastrantinio.

Bà cho biết những người nầy vốn đã cô đơn trong xã hội, họ lại càng dễ bị trầm cảm và cũng dễ bị lạm dụng.

"Khi họ tiếp tục cảm thấy nhỏ bé hay bị bảo là nên im lặng thì đó là một hình thức ảnh hưởng về mặt tâm thần".

"Thế nhưng phổ biến nhất là những người con thường lợi dụng trương mục ngân hàng của cha mẹ họ cũng như tình trạng tài chính của họ".

"Những người con muốn kiểm soát mọi quyền hành và xử dụng tiền bạc của cha mẹ họ", Miryam Mastrantinio.

Những thiện nguyện viên giới thiệu họ đến các dịch vụ hỗ trợ, do dịch vụ thử nghiệm nầy không phải là đường dây khẩn cấp về luật pháp hay cố vấn.

Đối với bà Shizu Fujii, thì đó là công việc hầu như hàng ngày, trong việc trò chuyện với người cao niên.

"Tôi có thể nói về mọi chuyện tôi muốn nói, về bất cứ chuyện gì tôi cần nói một cách tự do và tôi thích công việc như vậy". 

Còn với bà Chisato Snell, thì đây là một trường hợp nhận được nhiều, chẳng kém khi họ cho đi.

"Đây là việc nhằm giúp hỗ trợ về mặt xã hội cho người tham dự, thế nhưng tôi cảm thấy cũng được sự giúp đỡ từ ngay chính họ".

"Tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng làm chuyện nầy và cũng có nhiều niềm vui nữa", Chisato Snell.

Chương trình thử nghiệm của chính phủ Queensland trong 12 tháng, hiện đang tiến hành được phân nửa.

Sau khi giúp đỡ các bậc cao niên, trong năm tới chương trình sẽ có một kế hoạch nới rộng cho người tỵ nạn, những người mới đến Úc và các sinh viên quốc tế.                

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share