Hướng dẫn Định cư: Giải thích về hệ thống giam giữ người trưởng thành ở Úc

Prisons are the harshest type of correctional facility, not only for those in custody but also for the families left behind.

Prisons are the harshest type of correctional facility, not only for those in custody but also for the families left behind. Source: Getty Images/Andrew Merry

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tại Úc, phạm nhân người lớn sẽ do hệ thống tư pháp hình sự Úc quản lý. Từ ngữ 'cơ sở cải huấn' là một nơi một người nào đó thi hành bản án của họ, sau khi bị kết tội hình sự. Còn nhà tù là loại cơ sở cải huấn khắc nghiệt nhất, không chỉ đối với những người bị giam giữ mà còn đối với gia đình của họ bị bỏ lại bên ngoài.


Nước Úc có 115 cơ sở cải huấn, do cả tư nhân và chính phủ điều hành.

Trong khi hệ thống tư pháp ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ là tương tự nhau, mỗi khu vực tài phán quản lý các cơ sở của riêng mình.
Nha Thống kê Úc ABS thu thập thông tin chi tiết về số tù nhân trưởng thành của Úc.

Ông William Milne là Giám đốc Trung tâm Thống kê Tội phạm và Tư pháp Quốc gia thuộc Nha Thống kê.

“Chúng tôi có 43 ngàn tù nhân người lớn trong hệ thống cải huấn, vào tháng 6 năm 2021, trong số đó có hơn 15 ngàn đang chờ được xử án. 92 phần trăm là nam, chỉ có 8 phần trăm là nữ".

"Trung bình phạm nhân ngồi tù là 3 năm rưỡi và những người chờ đợi được xét xử trung bình là 3 đến 4 tháng”, William Milne.

Điều quan trọng là phải thừa nhận số người Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres đang ở trong tù không tương xứng.

Nhiều yếu tố phức tạp góp phần vào tỷ lệ đáng báo động, chẳng hạn như vết thương trong lịch sử và những bất lợi của các thế hệ.

Ông William Milne từ ABS, có các số liệu thống kê.

“Chúng tôi tìm thấy tỷ lệ phạm nhân trong hệ thống lao tù, là có 214 người lớn trong 100 ngàn dân".

'Nếu chỉ tính cộng đồng Thổ Dân và dân đảo Torres, thì có đến 2,412 người lớn trong hệ thống giam giữ trên 100 ngàn người Thổ Dân, vì vậy tỷ lệ là khoảng gấp 10 lần so với những người không phải là Thổ Dân”, William Milne.

Khi một người bị giam giữ, họ sẽ được đánh giá để xác định mức độ an ninh cần thiết.

Bà Emma Smith, Giám đốc giám sát của Metro West ở NSW cho biết, các hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất, chẳng hạn như khủng bố được xếp loại an ninh cao nhất.

“Chúng tôi có các trung tâm an ninh tối đa, trung bình và tối thiểu".

"Khi một người bị giam giữ lần đầu tiên, chúng tôi thực hiện thủ tục gọi là sàn lọc và xếp hạng các phạm nhân".

"Vì vậy họ bị giam giữ vì lý do gì, liệu họ bị xét có tội hay không, hoặc họ có bị trừng phạt hay không, tất cả sẽ quyết định họ sẽ bị giam giữ nơi nào và thuộc vào thứ hạng khác nhau”, Emma Smith.

Tù nhân bị giam giữ sau khi họ bị bắt và bị buộc tội, nhưng vẫn đang chờ xét xử hoặc tuyên án.

Bà Smith cho biết, vì chỉ có 8% dân số trong tù là nữ, các nhà tù phải bảo đảm rằng mọi người được giam giữ theo cách an toàn nhất.

“Thật không thích hợp khi giam giữ nam nữ chung với nhau".

'Có những tội trạng khác nhau và những nhu cầu khác nhau, chúng tôi phải biết rõ sự kiện là nhiều phụ nữ bị tù xuất phát từ hoàn cảnh đáng thương".

"Vì vậy đó là những gì chúng tôi phải quan tâm đến”, Emma Smith.

Một khi ở sau song sắt nhà tù, các tù nhân được yêu cầu đến các phòng khám sức khỏe và tham dự các chương trình để giải quyết các hành vi vi phạm của họ, chẳng hạn như bạo lực gia đình, các khóa học về sức khỏe và nuôi dạy con cái.

Các tù nhân cũng phải làm việc.

“Một tù nhân bị biệt giam không bắt buộc phải làm việc nhưng họ thường được tạo cơ hội, tuy nhiên các tù nhân bị kết án vẫn làm việc".

'Vì vậy, mỗi trung tâm cải huấn có thể có các ngành khác nhau để làm việc".

"Một số lãnh vực mà họ có thể sẽ làm như giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp khu vực, nhà bếp và bảo trì".

"Các lãnh vực khác mà một số trung tâm có sẵn là làm bánh, in ấn, kỹ thuật, mua hàng, cũng giống như một trung tâm mua sắm, mà phạm nhân có thể mua các mặt hàng khác nhau”, Emma Smith.

Một số tù nhân có bản án toàn thời hạn, có nghĩa là họ chấp hành toàn bộ bản án của mình trong tù.

Tuy nhiên, phần lớn các tù nhân được đề nghị một ngày sớm hơn khi họ có thể được tạm tha.

“Việc tự do tạm cho phép vấn đề giám sát".

"Vì vậy, một tù nhân có thể ở tù một khoảng thời gian ngắn hơn, khi họ ra ngoài cộng đồng và được giám sát chặt chẽ, nơi họ có thể phải đăng ký với văn phòng tạm tha và tùy thuộc vào nhu cầu của họ".

"Đó là một cơ hội thực sự tốt, để các phạm nhân có được sự hỗ trợ đó và vì hạnh phúc của cộng đồng, khi biết rằng họ đang bị theo dõi".

"Việc nầy cho phép sự tái hòa nhập của họ trong thời gian đó”, Emma Smith.

Việc xác định một người nào đó trong tù ở đâu sau khi họ bị bắt, là chuyện có thể thực hiện.

Mọi người có thể liên hệ với Bộ Dịch vụ Cải huấn ở tiểu bang của họ, để tìm hiểu nơi một thành viên gia đình đang bị giam giữ và thông tin này có sẵn trực tuyến.

Để đến thăm một người nào đó trong tù, quí vị phải tìm kiếm sự chấp thuận trước của nhà tù.

Mỗi trung tâm có số điện thoại thăm viếng riêng.

“Quí vị gọi đến đường dây điện thoại thăm viếng của trung tâm cải huấn và đặt chỗ với tù nhân đó, với điều kiện không có hạn chế nào liên quan đến việc viếng thăm".

"Đường dây đó cho quí vị biết khi nào có lượt ghé thăm, tình trạng sẵn có và yêu cầu của họ là gì, liệu viếng thăm vào buổi sáng hay vào những ngày và giờ cụ thể, cũng như yêu cầu về trang phục khi đến đây”, Emma Smith.
"Không phải là một trong những số liệu thống kê quay trở lại nhà tù, nếu họ có sự hỗ trợ tốt của gia đình ở bên ngoài”, Nadia.
Tình nguyện viên Nadia có một thành viên gia đình bị kẹt sau song sắt và phát hiện ra thông tin rất hạn chế, để giúp cô điều hướng hệ thống tư pháp hình sự.

Cô đã thành lập trang web Bars Between, để giúp mọi người tìm thấy các nguồn thông tin họ cần, khi người thân ở trong tù.

Cô Nadia cho biết, xấu hổ, kỳ thị và cô lập là những điều thường xảy ra đối với các gia đình bên ngoài.

“Nếu bạn có ai đó vướng vòng lao lý, hãy tìm hiểu xem có những dịch vụ nào trong khu vực của bạn, bằng cách truy cập www.barsbetween.org".

"Hầu hết những dịch vụ này được điều hành bởi những người tình nguyện, đang trải qua những gì bạn cũng có thể phải trải qua".

"Họ thường là những người bị bỏ mặc, để mang theo gánh nặng tình cảm và thậm chí cả tài chính của ai đó bên trong".

"Có người đã từng nói, 'con người làm nên tội ác, còn gia đình thì làm mất thời gian', đó là cảm tưởng thực sự là như vậy”, Nadia .

Được biết tù nhân cần được hỗ trợ để họ tiếp tục ở trong tù, thế nhưng cũng cần giúp đỡ sau khi được thả.

Nguyên nhân của việc tái phạm rất phức tạp như sử dụng ma túy, thất nghiệp, trình độ học vấn thấp và sức khỏe tâm thần kém đều là những yếu tố nguy cơ.

Vì vậy, họ thiếu các dịch vụ hỗ trợ sau khi ra khỏi tù.

“Điều đó nói rằng, khoảng 46% tù nhân sẽ tái phạm trong vòng 2 năm".

"Chúng tôi có một số liệu cho thấy, những người hiện đang bị giam trong nhà tù trước đó, có khoảng 60% đã có thời hạn tù trước đó".

"Thế nhưng điều đó không nhất thiết trong vòng 2 năm, nó có thể là một thời gian dài hơn”, William Milne.

Tình nguyện viên của tổ chức Behind Bars, cô Nadia cho biết việc tăng cường hỗ trợ cho gia đình của những người đang ở trong tù, sẽ cải thiện những con số thống kê này.

“Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có nhiều cơ hội hơn một người sau khi được trả tự do, họ sẽ có thể tái hòa nhập vào xã hội".

"Không phải là một trong những số liệu thống kê quay trở lại nhà tù, nếu họ có sự hỗ trợ tốt của gia đình ở bên ngoài”, Nadia.

Được biết loạt phim tài liệu mới của đài SBS "Life On The Outside", là một sáng kiến ​​độc đáo nhằm giải quyết vấn đề tái phạm.

Loạt phim này xem xét điều gì sẽ xảy ra, khi những người mãn hạn tù được cung cấp chỗ ở trong các hộ gia đình ổn định trong 100 ngày.

Quí vị có thể xem ‘Life On The Outside’ trên SBS On Demand.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share