Vụ người Thổ Dân chết trong khi bị giam giữ cần được minh bạch

Supporters hold a banner protesting about Black Deaths in Custody at a rally in Sydney on July 5, 2020

The campaign against black deaths in custody in Australia has received more attention since the death of George Floyd in the US. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Với thống kê toàn quốc về nhiều cái chết trong lúc bị giam giữ trong đó người Thổ Dân chiếm một tỷ lệ cao, nhiều nhà nghiên cứu hy vọng dự án sẽ soi sáng với những tiếng nói và câu chuyện của những người đã mất. Lần đầu tiên có khoảng 800 phúc trình của chuyên viên nghiên cứu hậu tử thuộc các tiểu bang và lãnh thổ khác nhau đã đóng góp vào dữ kiện toàn quốc Úc.


Một cuộc đàm thoại quí báu giữa luật sư Debbie Kilroy và giáo sư đại học Queensland là Tamara Walsh khiến dấy lên một kế hoạch chưa từng có trước đây, đó là một kho tài liệu toàn quốc ghi nhận các trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ, được biết đến trong các tòa án điều tra hậu tử từ năm 1991.

“Tôi có cuộc đàm thoại về những cái chết trong khi bị giam giữ và ngay cả tôi, với kinh nghiệm riêng tại các tòa án điều tra hậu tử, rồi lại đọc các khám phá tương tự trường hợp này với vụ việc khác, liên quan đến những cái chết trong tù".

"Đây là một vấn đề lớn lao, với những người da đen chết khi bị giam giữ, chết khi bị câu lưu hay tạm giữ".

'Cái chết không chỉ trong tù, mà cả trong các ngôi nhà chăm sóc và làm thế nào mà họ chết, vẫn theo cùng một cách thức và chẳng có gì thay đổi cả".

"Khi chúng ta ở trong một tình thế khi chẳng thay đổi được gì, chúng ta phải rọi sáng vấn đề về sức mạnh trong tay chính phủ".

"Những người có quyền lực phải thực sự thay đổi luật lệ hay thay đổi chính sách và thủ tục, hoặc thực sự có những sáng kiến tốt đẹp hơn trước tòa án điều tra hậu tử”, Debbie Kilroy.

Là một luật sư giúp đỡ các gia đình Thổ Dân có người thân chết trong khi bị giam giữ được các tòa án điều tra hậu tử xét đến, bà Kilroy đối diện với các khó khăn giống nhau.

“Điều căn bản là mọi tin tức thực sự là tại một chỗ, để dễ dàng tìm kiếm".

"Trước dự án này, quí vị phải tự mình tìm kiếm và xem lại các án lệ của từng trường hợp một, vốn rất mất thời gian".

"Một điều khác nữa là về các gia đình, có thể theo dõi các trang mạng và thấy được những khám phá tại các nơi khác, vốn có thể giúp đỡ họ nói lên và tranh đấu cho những người thân yêu đã chết trong khi bị giam giữ”, Debbie Kilroy.

Các dữ kiện về việc này được thiết lập vào năm 2018 với 500 trường hợp, thế nhưng nay được phát động với một danh sách gần 800 vụ và việc tìm kiếm dễ dàng hơn.

Được biết người Thổ Dân Úc có mặt khá nhiều trong danh sách nói trên, tính ra đến 437 người chết trong khi bị giam giữ.

Giáo sư Walsh cho biết, dự án là một công trình lớn lao.

“Thật hết sức khó khăn để nhận được các thông tin cùng thời với những gì xảy ra tại những nơi đó, bởi vì đây là những môi trường khép kín".

"Có những chính sách và ngay cả luật pháp, nhằm ngăn cản những người nghiên cứu và ký giả để gặp gỡ tù nhân, cũng như giữa những người tù với nhau".

"Chẳng hạn như tại Queensland, phỏng vấn một tù nhân mà không được phép là một tội".

"Và khi một tù nhân chết, hoặc trong khi bị giam giữ hay bất cứ việc câu lưu nào trong tù hay trong đồn cảnh sát, thì vị thẩm phán điều tra hậu tử có quyền đòi hỏi phải phúc trình câu chuyện".

"Vì vậy đó là nguồn tin hết sức quan trọng của công chúng, khi tìm ra những gì thực sự đã xảy ra trong nhà tù hiện nay”, Tamara Walsh.

Về căn bản, bà xem dự án hiện nay là việc tháo bỏ những tính chất tương tự và mang lại các thay đổi trong cách nhìn về cải cách chính sách và hoàn thành những khám phá của thẩm phán điều tra hậu tử.

“Liên quan đến lý do của những cái chết trong khi bị giam giữ, đó là chuyện quan trọng nói chung".

"Không may là có những người thực sự gặp nguy hiểm trong nhà tù của chúng ta".

"Tôi nghĩ điều tương tự những người này vào tù, vì họ nguy hiểm, họ là kẻ du đảng, một từ ngữ mà tôi nghe đi nghe lại trong giới truyền thông, họ sẽ kể cho quí vị rằng đó không phải là kinh nghiệm của họ về hầu hết những người trong tù, vì đó là những người hết sức nguy hiểm".

"Mức độ về bệnh tâm thần rất cao, thiểu năng trí tuệ cũng không kém".

"Đó là những gì mà có lẽ công chúng chẳng hề hay biết và đó là điều quan trọng, mà chúng ta phải mang ra trước ánh sáng”, Tamara Walsh.

Trong khi đó, các sinh viên học luật được tuyển mộ đề dành thời giờ phân loại một cách khó khăn mỗi phúc trình của thẩm phán điều tra hậu tử.

Một trong các sinh viên đó là cô Lucy Cornwell 21 tuổi, đã biết về các tin tức truyền thông về cái chết của người Thổ Dân trong tù, thế nhưng cô cho rằng những gì khám phá được trong 2 năm qua, quả đã mở mắt không chỉ mình cô.

“Khi quí vị đọc các phúc trình của thẩm phán điều tra hậu tử, có một căn bản về cuộc sống của họ, cũng như những chi tiết của gia đình và họ là ai".

"Tôi nghĩ đó thực sự quan trọng để nhớ rằng, có những người không được bản thông kê biết đến và cũng quan trọng là chúng ta thấy được tính cách con người của họ, cũng như một số người chết khi bị giam giữ cũng cùng tuổi với quí vị”, Lucy Cornwell.
"Chúng ta là tổ chức Sister Inside có các liên lạc chặt chẽ với Inquest, vốn cũng là một tổ chức tại Anh quốc, luôn hỗ trợ cho các gia đình có người thân chết với bất cứ hình thức nào khi bị giam giữ. Cũng thực sự quan trọng, để hiểu biết về những gì xảy ra tại các nước khác và họ sử dụng thế nào với nguồn tin này, để cân bằng với những chuyện thuộc các nền tư pháp khác”, Debbie Kilroy.
Trong khi phong trào Black Lives Matter đến nước Úc, cô cho biết đã cảm thấy được trang bị đầy đủ hơn trong các cuộc đàm thoại với những người thân yêu của nạn nhân, về tầm quan trọng của các cái chết trong tù.

“Tôi nghĩ phản ứng của họ thì cũng như phản ứng của tôi, khi tôi xem qua các tiến trình để hiểu biết chuyện này thêm nữa".

"Tôi nghĩ hầu hết mọi người như trong gia đình tôi, mà tôi nói chuyện với họ, cũng như kinh ngạc trước bản chất của vấn đề".

"Đó là một tiến trình học hỏi, cũng như thấy được những cái chết nào trong tù, giống như tại Úc".

"Rồi quí vị sẽ thấy các con số, những tin tức trước mắt, trong một đường lối chưa có trước đây".

"Tôi nghĩ phản ứng của mọi người sẽ diễn ra, theo cách mà họ chưa hề biết đến trước đây”, Lucy Cornwell.

Trong khi đó, ông Boe Spearim thuộc bộ tộc Gamilaraay và Kooma là người đồng tổ chức các cuộc biểu tình Black Lives Matter tại Queensland.

Mặc dù số người tham dự giảm bớt so với cuộc xuống đường tiên khởi vào ngày 6 tháng 6, ông cho biết họ đã đạt được một cột mốc trong việc nâng cao nhận thức và triết lý của vấn đề trong các cuộc nói chuyện trước công chúng.

“Nó rõ ràng đặt các cuộc thảo luận trên một mức độ hoàn toàn mới lạ, đó là chuyện tốt đẹp".

"Tôi nghĩ đó là những gì mà các gia đình được biết có mặt tại Úc, thực sự cần gởi đi thông điệp về những gì xảy ra cho người thân yêu cuả họ”, Boe Spearim.

Ông cho rằng, công việc của ông là người đồng tổ chức chương trình nói chuyện của Thổ Dân toàn quốc có tên là ‘Hãy Lên Tiếng’, đã giúp trong việc đoàn kết mọi người chia sẻ các kinh nghiệm khi mất mát người thân trong khi bị giam giữ.

Thế nhưng ông cho rằng những gì cần thiết là nâng cao hơn nữa phong trào Black Lives Matter tại Úc, qua khả năng đạt đến cộng đồng rộng lớn để truyền đạt vấn đề vì sao người Thổ Dân chết trong khi bị giam giữ.

Đó là hy vọng của ông về một kho dữ kiện toàn quốc sẽ giúp đỡ cho mục tiêu đó.

“Điều đó đáng buồn bởi vì thế hệ cao niên phải lựa ra hay chôn giấu chuyện đó với một thế hệ trẻ hơn, bằng cách nói tránh né".

"Như tôi đã trình bày là chúng ta có một diễn đàn, có thể nói lên tiếng nói của gia đình họ".

"Hoặc chúng ta có thể giúp gây quỹ, khi họ ở Sydney hay Melbourne hoặc ở bất cứ thủ phủ tiểu bang khác, nghe được cuộc điều trần, hoặc điều tra của thẩm phán điều tra hậu tử, đó là những gì chúng ta nhất định phải làm”, Boe Spearim.

Trong khi đó, bà Kilroy cũng là giám đốc của tổ chức cố vấn có tên là Sisters Inside, nói rằng dữ kiện đó cũng là một nguồn thông tin dồi dào cho những người ở ngoại quốc muốn tìm hiểu vấn đề, cùng với nhu cầu cần cải tổ trong lãnh vực này.

“Đó là phương tiện giáo dục và dĩ nhiên trong khi phong trào Black Lives Matter nổi lên, thì đó là một phương tiện mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận".

"Không chỉ ngay trên đất nước này mà trên khắp thế giới, khi chúng ta nhìn về nước Mỹ, thì có quá nhiều người chết trong tù, đa số là da đen và da màu".

"Họ chẳng có điều tra, những chúng ta làm tại Úc với những cái chết trong khi bị giam giữ, vì vậy đó là một nguồn tài liệu mà họ có thể dùng".

"Chúng ta là tổ chức Sister Inside có các liên lạc chặt chẽ với Inquest, vốn cũng là một tổ chức tại Anh quốc, luôn hỗ trợ cho các gia đình có người thân chết với bất cứ hình thức nào khi bị giam giữ".

"Cũng thực sự quan trọng, để hiểu biết về những gì xảy ra tại các nước khác và họ sử dụng thế nào với nguồn tin này, để cân bằng với những chuyện thuộc các nền tư pháp khác”, Debbie Kilroy.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share