Các nhà tranh đấu Thổ Dân bác bỏ lời bình luận của một vị Tổng Trưởng khi họ cho rằng các cuộc biểu tình phải tiếp tục

Protesters participate in a Black Lives Matter rally in Brisbane

Three in four Australians hold racial bias against Indigenous people Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà tranh đấu cho Thổ Dân cho biết họ có kế hoạch duy trì áp lực sau các cuộc biểu tình hồi cuối tuần qua diễn ra trên toàn quốc, chống lại nạn kỳ thị và hành động đối xử dã man của cảnh sát. Việc nầy diễn ra khi một tổng Trưởng trong chính phủ chỉ trích những người biểu tình do tụ tập trong thời gian diễn ra đại dịch, mà giới chức y tế luôn cảnh cáo một vụ bùng phát mới có thể xảy ra.


Hàng chục ngàn người Úc đã tham gia các cuộc biểu tình trên toàn quốc hồi cuối tuần qua, để tỏ tình đoàn kết với các cuộc xuống đường tại Mỹ chống lại sự tàn bạo của cảnh sát, cũng như kêu gọi chấm dứt tình trạng người Thổ Dân chết trong khi bị giam giữ.

Tuyên bố trên đài Sky News, Tổng Trưởng Tài Chính Mathias Cormann cho rằng, những người biểu tình là ‘vị kỷ’ và ‘liều lĩnh’ khi tham gia các vụ tụ tập đông người, trong lúc đại dịch COVID-19 diễn ra.

“Tâm tư tôi hướng đến họ, khi nhìn thấy họ liều lĩnh biểu tình một cách dễ sợ".

"Tôi nghĩ đó là một sự ích kỷ không thể tưởng được và tự mãn với chính mình".

"Chuyện nầy tạo ra những nguy hiểm không cần thiết và không chấp nhận được cho cả cộng đồng”, Mathias Cormann.

Trong khi đó những nhà tranh đấu Thổ Dân cho rằng, lời bình luận của ông Tổng Trưởng là gây hấn và nhấn mạnh rằng, họ có quyền biểu tình và hành sử quyền tự do biểu đạt.

Nhà tranh đấu Thổ Dân và cũng là một luật sư, bà Teela Reid cho rằng những lời bình luận của ông Cormann là một cú đá mạnh mẽ vào mạng mỡ.

“Tại Úc, chúng ta cân nhắc về quyền tranh đấu mà quí vị biết, nó hoàn toàn dễ dàng cho một người như ông Mathias Cormann, khi ông ta ở vào vị thế có quyền lực tấn công những người Úc đầu tiên khi họ xuống đường và thực thi quyền hạn về tự do ngôn luận, bởi vì mạng sống của người da đen cũng quan trọng nữa”, Teela Reid.

Còn phe đối lập mô tả những lời của ông Cormann là 'ngôn ngữ của kẻ điếc'.

Dân biểu Lao Động là bà Linda Burney kêu gọi các nhà lãnh đạo trong chính phủ hãy có hành động và không làm ngơ trước đòi hỏi của người biểu tình.

Bà cho biết, họ hoàn toàn hiểu rõ các nguy cơ về y tế và luật pháp khi tham gia biểu tình.

“Tôi cũng hiểu được nỗi uất hận, chán chường và giận dữ mà những người nầy đã trải qua".

"Tôi nghĩ nhiều người thấy chuyện nhiều người bị bắt giữ chết trong tù là điều quan trọng, cần được nêu lên hiện nay tại Úc”, Linda Burney.

Nhằm ngăn ngừa một đợt tái phát của COVID-19, giới chức y tế cảnh cáo mọi người tránh tụ tập đông đảo và tìm cách thức khác để phản đối.

Phó trưởng ban y tế là ông Paul Kelly cho rằng, các cuộc biểu tình có thể làm trì hoãn việc mở cửa lại, thế nhưng hiện quá sớm để đi đến kết luận như vậy.
“Điều tuyệt đối quan trọng là chúng ta duy trì áp lực nầy, đừng để cho các chính trị gia làm tan biến đi phong trào xảy ra trên toàn cầu của chúng ta. Mỗi người dân Úc đều có một vai trò trong phong trào nầy”, Teela Reid.
Ông cho biết việc nầy sẽ được cứu xét, khi Ủy Ban Bảo Vệ Y Tế nhóm họp vào hôm nay, để thảo luận về giai đoạn thứ ba mở cửa lại tại Úc.

“Điêu quan trọng nhất là nếu có trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng xảy ra, vốn có thể dính líu đến việc tụ tập đông người diễn ra trong một hay hai tuần lễ, thì chúng ta phải điều tra những trường hợp đó, vốn diễn ra tại các cuộc biểu tình. Đó sẽ là chuyện thay đổi cuộc chơi".

"Thế nhưng vào lúc nầy, chúng ta có những cuộc biểu tình lớn lao mà tôi không biết, có ai trong các vụ tụ tập đông đảo đó có bị lây nhiễm hay không, vì vậy nay là lúc chờ xem”, Paul Kelly.

Trong khi đó giới chức y tế tại Victoria cảnh cáo rằng, cần ít nhất một tuần lễ trước khi biết được liệu các trường hợp nhiễm coronavirus có gia tăng hay không, do việc tụ tập biểu tình tại Melbourne.

Phó trưởng ban y tế là bà Annaliese van Diermen khuyến khích mọi người hãy đi thử nghiệm nếu thấy có triệu chứng.

“Liên quan đến khả năng các vụ bùng phát nạn dịch do việc biểu tình, nó sẽ cần ít nhất một hay gần hai tuần trước khi chúng ta biết được, liệu có sự lây nhiễm hay bùng phát dịch bệnh liên quan đến chuyện đó do thời gian ủ bệnh, rồi người ta có các triệu chứng để đi thử nghiệm".

"Vì vậy một lần nữa, thông điệp vẫn như cũ là xin vui lòng đi thử nghiệm, nếu quị vị thấy có bất cứ triệu chứng nào”, Annaliese van Diermen.

Nhiều người quan ngại các viên chức sẽ tìm ra luật lệ mới, nhằm ngăn cản các cuộc biểu tình trong tương lai tại các tiểu bang như NSW.

Tư lệnh cảnh sát NSW là ông Mick Fuller tìm cách ngăn cản cuộc biểu tình hôm thứ bảy tại Sydney, bằng cách xin án lệnh của toà án tối cao, thế nhưng phán quyết đã bị đảo ngược vào phút chót.

Trong khi các cuộc biểu tình phân lớn là êm thắm, thì những căng thằng xảy ra tại nhà ga Central ở Sydney, nơi cảnh sát giải tán đám đông bằng bình xịt hơi cay và một người đàn ông bị bắt vì chống cự cảnh sát.

Một trong những người biểu tình, bà Teela Reid cho rằng, điều quan trọng là những người xuống đường êm thắm để chống lại những bất công về sắc tộc.

“Điều tuyệt đối quan trọng là chúng ta duy trì áp lực nầy, đừng để cho các chính trị gia làm tan biến đi phong trào xảy ra trên toàn cầu của chúng ta".

"Mỗi người dân Úc đều có một vai trò trong phong trào nầy”, Teela Reid.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt trên trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share