Nối kết các vị cao niên biết song ngữ với các học sinh học sinh ngữ

Students attend a class

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cứ 3 vị cao niên tại Úc thì có 1 người sinh đẻ ở ngoại quốc và đa số từ các nước không nói tiếng Anh.


Trong khi đó, con số các sinh viên tốt nghiệp với một ngôn ngữ thứ hai ngày càng giảm dần.

Một kế hoạch của đại học Monash tìm thấy một giải pháp sáng tạo cho vấn đề, bằng cách ghép đôi những di dân lớn tuổi với các học sinh trung học trong việc học một ngôn ngữ thứ hai.

Bà Kyoko Kawasaki 51 tuổi là một giàng viên tiếng Nhật tại đại học Tây Úc.

Bà hiện điều hành nhóm kể chuyện cho trẻ em về nguồn gốc Nhật bản, trong thời gian rảnh rổi của bà trong 12 tháng qua.

“Chúng tôi đọc sách bằng tiếng Nhật và nói tiếng Nhật cũng như chơi với trẻ em bằng tiếng Nhật, ngược lại tôi nhận được nhiều điều từ các em, khi chúng cho tôi rất nhiều niềm vui".

"Khi tôi đọc sách, đó không chỉ là cho các em, mà tôi còn nhận được niềm vui từ các quyển sách về trẻ em nữa”, Kyoko Kawasaki.

Được biết có hơn 300 ngôn ngữ cộng đồng được nói ở nhà tại Úc, thế nhưng con số những người chỉ nói tiếng Anh tại nhà đã gia tăng hơn 500 ngàn người kể từ năm 2011.

Tiếng Nhật là một ngoại ngữ thông dụng nhất và được giảng dạy tại các trường trung học Úc, theo sau là tiếng Ý, Nam Dương, Pháp, Đức và tiếng Phổ Thông của Trung quốc.

Do kinh nghiệm của bà khi điều hành nhóm kể chuyện Nhật bản, bà nhận xét rằng một khi trẻ em học song ngữ tại trường, mối quan tâm của chúng trong việc nói tiếng nầy thường bị giảm sụt.

“Nó cũng tùy thuộc vào quyền lợi của trẻ em nữa, nếu chúng thực sự quan tâm đến một vài loại thể thao, chúng mất thời giờ để hoà mình với các bạn người Nhật, chúng cũng mất thời gian để xử dụng tiếng Nhật và sự chú ý của chúng chuyển sang các câu chuyện Nhật, các bạn hữu, gia đình và những thứ khác nữa".

"Đặc biệt đối với một gia đình mà các thành viên không nói được tiếng Nhật, thì đó là một thử thách lớn lao, để gìn giữ tiếng nói của trẻ em tại nhà”, Kyoko Kawasaki.

Còn bà Vương Gia Châu 72 tuổi đến Melbourne 10 năm trước, sau khi về hưu từ chức vụ hiệu trưởng một trường học tại Trung quốc.

“Ông chồng tôi là một bác sĩ, ông ta đi làm mỗi ngày và tôi chẳng có gì để làm ở nhà và rất nhàm chán”.

Hồi đó, cả hai là những người về hưu mới đến Melbourne, bà Châu cảm thấy như con cá bị vớt ra khỏi nước, với các những kinh nghiệm chuyên nghiệp trong cuộc đời đăng đẳng của bà với tư cách là một nhà giáo, thế nhưng chẳng có học sinh để bà có thể xử dụng tài năng của mình.

“Chúng tôi luôn luôn là những nhà giáo, luôn luôn phải dạy học. Khi tôi bất chợt tìm thấy mình chẳng còn học sinh nữa, tôi cảm thấy hơi mất mát, đặc biệt là trên xứ người".

"Vâng, chúng tôi có thể ăn uống và thích thú trước những cảnh đẹp, mọi chuyện hoàn toàn tốt đẹp, thế nhưng tôi cảm thấy đây là một cuộc sống vô ích".

"Trước tiên, tôi tự hỏi làm thế nào tìm được niềm vui vào tuổi già trong cuộc sống của chúng tôi? Tôi cần tìm ra các cơ hội khác”, Vương Gia Châu.

Một cơ hội đến với bà vào năm 2010 khi bà Châu cùng với những vị cao niên nói tiếng Phổ Thông, Tây ban Nha và Đức, được mời tham dự một kế hoạch nghiên cứu của đại học Monash, vốn liên kết những di dân cao tuổi với các học sinh trung học đang học một ngôn ngữ thứ hai.

Tiến sĩ Hoàng Hoa là điều phối viên của chương trình tiếng Hoa.

“Nhiều người nói một thứ tiếng khác hơn là Anh ngữ tại nhà, tuy nhiên ở một mặt khác, chúng ta có phúc trình về việc học những loại ngôn ngữ thứ hai, mà thực sự có một cuộc khủng hoảng về ngôn ngữ tại các trường".

"Vì vậy ý tưởng xảy ra là, tại sao chúng ta không kết hợp các nguồn trong cộng đồng với chương trình dạy bổ túc sinh ngữ?”, Hoang Hoa.

Sáng kiến nầy đặc biệt hữu ích cho các học sinh không có căn bản văn hóa khi thực tập loại ngôn ngữ mà họ học tại nhà.

“Do ý kiến ban đầu về kế hoạch nầy là giúp cho việc học ngôn ngữ được dễ dàng, theo một cách thức hiệu quả mà thực sự có các bằng chứng trong dự án của chúng ta".

"Chúng tôi tìm thấy các học sinh cải thiện niềm tin của chúng một cách rất đáng kể, với những người nói tiếng mẹ đẻ về thứ ngôn ngữ mà chúng đang học”, Hoàng Hoa..

Tiếng Phổ Thông là loại ngôn ngữ được nói nhiều đứng hàng thứ hai tại các gia đình ở Úc, chỉ sau Anh ngữ.

Nó cũng là một trong các thứ tiếng phổ thông trên thế giới, chỉ sau tiếng Tây ban Nha và Ả rập.
"Tôi cảm thấy cuộc sống của mình có nhiều niềm vui và thư giản, tôi cũng cảm thấy tự tin hơn trong việc định cư tại nước ngoài”, Vương Gia Châu.
Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy chỉ có 5 phần trăm các học sinh trung học học loại ngôn ngữ nầy cho đến lớp 12.

Bà Châu hồi tưởng cố gắng ban đầu của bà trong việc đàm thoại với một học sinh trong lớp Phổ Thông, khi cả hai chẳng có thể nói thứ tiếng của nhau.

“Vì vậy tôi hỏi bà ta, loại hoạt động ngòai trời nào mà bà yêu thích? Bà ta chẳng biết câu trả lời ra sao vì vậy bà ra dấu về việc đạp xe đạp, tôi hiểu bà muốn nói gì".

"Vì vậy tôi vẽ ra hình ảnh một chiếc xe đạp, bà nói vâng rồi ôm chầm lấy tôi như một hình thức cảm ơn, quả thực là thú vị”, Vương Gia Châu, 

Kết quả cuộc nghiên cứu được tổng hợp vào một quyển sách do Tiến sĩ Hoàng Hoa là đồng chủ biên, có tựa là “Hãy nghĩ lại về việc học sinh ngữ thứ hai: Hãy xử dụng các tài nguyên truyền thừa trong cộng đồng”.

Bà cho biết kế hoạch tìm thấy các lợi lộc hổ tương cho cảc vị cao niên và cả những người trẻ tuổi theo học, xa hơn là chuyện giáo dục một ngôn ngữ.

“Chúng tôi cũng nhận xét là các di dân cao tuổi có nhiều lợi lộc từ chương trình nầy, chẳng hạn như họ cảm thấy tươi trẻ hơn”

Việc nầy đặc biệt thích hợp cho những vị cao niên người Hoa tham gia vào dự án.

Tiến sĩ Hoàng Hoa cho biết, nhiều người cảm thấy lẻ loi và xa lánh cộng đồng, thế nhưng bằng cách xử dụng khả năng về ngôn ngữ với các học sinh, họ có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và một sự gắn bó với nước Úc.

Bà Châu đã tham gia trong kế hoạch kéo dài 3 năm, khi giúp đỡ một vài học sinh.

“Bất thình lình, tôi cảm thấy cuộc sống của tôi giàu hẳn ra, không còn là chuyện ăn ngủ rồi đi lang thang đây đó chẳng có mục đích".

"Tôi nhận thấy, tôi vẫn có thể xử dụng đầy đủ các khả năng chuyên nghiệp của tôi, bằng phương cách nào đó".

"Tôi cảm thấy cuộc sống của mình có nhiều niềm vui và thư giản, tôi cũng cảm thấy tự tin hơn trong việc định cư tại nước ngoài”, Vương Gia Châu.

SBS hiện ăn mừng việc yêu thích học ngoại ngữ tại Úc qua các chương trình của SBS từ ngày 15 tháng 10 cho đến ngày 18 tháng 11.

Lần đầu tiên, cuộc tranh tài năm nay hiện mời gọi mọi người Úc thuộc mọi hạng tuổi, đang học một ngôn ngữ, bao gồm cả việc học tiếng Anh.

Muốn bết thêm chi tiết, xin vào trang mạng sbs.com.au/nlc18
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share