Ngôn ngữ tại các công ty và tiếng lóng gây ra nhiều lúng túng

Idioms can be confusing to newcomers

Idioms can be confusing to newcomers Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các ngôn ngữ trò chuyện ở các công ty hay gọi tắt là buzzwords hoặc là các tiếng lóng theo thời thượng vốn thường gây khó chịu hay tạo ra rào cản cho những người ngoài để hiểu được ý nghĩa của những từ ngữ đó.


Thế nhưng chúng có thể khiến cho các công ty hay tổ chức có nguy cơ bị kiện, trong khi những người không phải thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh đặc biệt phải rất khó khăn để hiểu được.

Một số nhà phân tích cho rằng ngôn ngữ tại các công ty chỉ trở nên thịnh hành do nó được xử dụng nhằm lừa gạt người khác mà thôi.

Bất cứ ai tham dự một cuộc họp tại nơi làm việc thì dường như cảm thấy quen thuộc với các từ ngữ như reach out, on my radar, touch base hay deep dive.

Những từ nầy có ít ý nghĩa, thế nhưng trở thành quen thuộc trong ngôn ngữ tại các công ty, do thường được dùng trong các công ty hay xí nghiệp.

Bà Roslyn Petelin là phụ tá giáo sư về vấn đề viết văn, tại đại học Queensland cho biết, các tổ chức thường cố ý đề ra các từ ngữ chuyên môn, nhằm gây khó khăn cho những người khác.

"Họ tìm cách giấu đi thông tin mà họ không muốn cho công chúng biết, như liên lạc điện thoại, khế ước về tiện ích và những thứ đại loại như thế".

"Tôi cũng nghĩ là trong các tổ chức ngày nay, nhiều người rất mong muốn để được thăng tiến đến nổi họ tìm cách lừa gạt người khác bằng các xử dụng loại ngôn ngữ có lẽ không quen thuộc với họ, các tiếng lóng mà họ chưa quen", Roslyn Petelin.

Tiến sĩ Petelin cho biết các chiến thuật như vậy, có thể rất nguy hiểm đối với công ty, khiến cho công ty gặp hiểm nguy, khi nhiều người cáo buộc là cố ý lừa gạt họ.

Bà cho biết, đã giúp đỡ nhiều tổ chức để hiểu được hiểm nguy đó, mà xử dụng các ngôn ngữ thông thường.

"Để hiểu được thông điệp mà họ không dùng các từ ngữ đao to búa lớn, quí vị biết là để lừa gạt khách hàng vân vân, thế nên dùng ngôn ngữ thông thường".

"Số tiền họ bỏ ra cho các nhân viên xử dụng ngôn ngữ thông thường nhằm tránh cho các công ty gặp nguy cơ, bởi vì tôi muốn nói là người khác có thể lấy được thông tin từ một tổ chức và bằng cách xử dụng các ngôn ngữ khó hiểu, khiến họ bỏ sang xử dụng dịch vụ ở một nơi nào khác", Roslyn Petelin.

Bà cho biết đối với di dân học tiếng Anh, các tiếng lóng xử dụng trong công ty, có thể khiến cho việc học tập của họ gặp thêm nhiều khó khăn.

"Có rất nhiều khó khăn, tôi muốn nói về một trong các thí dụ tôi dùng, như một quyển sách mới xuất bản có tên là Làm Thế Nào Đề Viết Về Công việc, là chuyện các di dân không hiểu được cho dù là một thành ngữ đơn giản".

"Vì vậy một số người cho biết 'bring a plate' đến vụ nướng thịt BBQ, thực sự họ mang một cái dĩa không mà lẽ ra phải là một dĩa đầy thức ăn ".

Tiến sĩ Petelin cho biết, bà có thể nghĩ đến rất nhiều thí dụ.

"Nói chuyện về một kế hoạch mà những người ngồi trong một cuộc họp chẳng ưa thích, một vài người nói rằng 'Let's kick this into the very long grass'. Người sinh đẻ tại Úc hiểu ngay là 'Hãy bỏ, hay giấu chuyện đó đi'.

"Thế nhưng sẽ rất khó khăn cho một di dân đối với bất cứ thành ngữ nào, hay những từ hay nói trong công ty khiến họ hết sức lúng túng", Roslyn Petelin.

Một số tiếng lóng có thể tạo ra ý nghĩa, còn phức tạp hơn nữa.

Chẳng hạn như bà vạch ra một thành ngữ, liên quan đến đến áo kimono của người Nhật, vốn là chiếc áo truyền thống có tay rộng và thắt lại ở eo.

"Có lần chúng tôi nói, 'Hãy mở sách ra cho mọi người xem' quí vị biết chúng ta đang làm gì, nói cách khác đó là 'hãy tiết lộ kế hoạch, chiến thuật của chúng ta'.

"Thế nhưng chẳng hạn thay vì dùng thành ngữ 'open the kimono' nghe khủng khiếp quá, mà tôi không nên dùng những thành ngữ có thể hiểu sai như vậy", Roslyn Petelin.

Như vậy 'open the kimono' chỉ có nghĩa là tiết lộ các kế hoạch hay chia xẻ các thông tin quan trọng, chứ không có ý nghĩa nào khác.

Chủ tịch của Hiệp hội Giảng Dạy Anh Ngữ tại Victoria, bà Emily Frawley cho biết các thành ngữ, chắc chắn là những thử thách đối với các di dân.

Bà nói rằng, ý nghĩa thông thường cũng đã đủ khó rồi.

"Thông thường khi họ bắt đầu vật lộn với các thành ngữ hay tiếng lóng, đó là loại ngôn ngữ bình thường mà họ phải phấn đấu để hiểu được".

"Tôi có các học sinh lớp 7 có nguồn gốc di dân, khi chỉ ở Úc độ vài năm".

"Chúng chuẩn bị cho trại họp bạn lớp 7 vào đầu niên học, chúng tôi phải giải thích với một học sinh một cái đèn pin là gì, trong số các vật dụng mang theo đến nơi cắm trại của trường", Emily Frawley.

Bà Frawley nói rằng, các học sinh bị chứng tự kỷ cũng có thể gặp nhiều khó khăn, để hiểu được ý nghĩa thông thường của từ ngữ và các thành ngữ.

"Tôi cũng gặp các vấn đề tương tự với các học sinh, có lẽ thuộc dạng autism hay tự kỷ".

"Tôi có một em đến lớp hồi đầu năm nay và muốn hỏi tôi một câu hỏi. Tôi trả lời 'Câu hỏi đó có thể chờ một chút a bit further để hỏi trong bài học không?'.

"Thế nhưng em đó hiểu là lớp học ở xa bao nhiêu, cách bàn viết của tôi bao xa và tôi có cần ở đó, trước khi chuẩn bị trả lời câu hỏi cho em đó không", Roslyn Petelin.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share