Có khoảng cách ngôn ngữ giữa người dân Úc và di dân nói tiếng Anh?

Two men sit and talk next to sphere sculptures at Brisbane

Two men sit and talk next to sphere sculptures at Brisbane Square in central Brisbane Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hội Đồng Các Cộng Đồng Sắc Tộc Liên Bang Úc ca ngợi sáng kiến của vị giám sát công bằng nơi làm việc trong việc cung cấp thêm dịch vụ ngôn ngữ cho các công nhân di dân, được biết tin tức về quyền hạn và nghĩa vụ nơi làm việc hiện có sẵn trong 40 ngôn ngữ trên mạng cùng với dịch vụ thông phiên dịch.


Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu mới hiện điều tra về việc làm thế nào những người bản địa nói tiếng Anh giao tiếp với các di dân không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh, với hy vọng cuộc nghiên cứu sẽ lấp đầy khoảng cách mà nhiều người trải qua hàng ngày.

Phúc trình của Giám Sát Viên về Công bằng Nơi Làm Việc hồi năm rồi cho biết, các công nhân di dân chiếm khoảng 6 phần trăm lực lượng lao động trên toàn quốc Úc, thế nhưng lại liên quan trong các vụ tranh tụng về công việc làm gấp 3 lần.

Cũng có sự gia tăng trong các khiếu nại, của nhóm người nói trên.

Thế nhưng Giám Sát Viên Natalie James nói rằng, chuyện đó không phải hoàn toàn là chuyện tiêu cực.

"Vâng, chúng tôi biết rằng các công nhân di dân là những người dễ gặp nhiều nguy hiểm và chúng ta biết rằng họ thường phải cố gắng để hiểu những quyền lợi của họ và nơi nào họ có thể tìm đến để được giúp đỡ".

"Chúng ta hiện chứng kiến những than phiền ngày càng gia tăng từ các công nhân hiện làm việc với visa. Tôi thấy đây là một điều tốt, việc nầy có nghĩa là có nhiều người có visa làm việc đến đây để giúp chúng ta", Natalie James.

Văn phòng của Giám Sát Viên về Công bằng Nơi Làm Việc, đã phát động một chiến dịch trên trang mạng, cung cấp tin tức bằng 40 ngôn ngữ khác hơn là tiếng Anh.

Các ngôn ngữ được chọn, dựa trên những vấn đề thường được nêu ra với vị Giám Sát Viên.

Bà Natalia James giải thích việc nầy, hoạt động như thế nào.

"Chúng tôi có một tự điển về phong tục trong đó có các từ đặc biệt về kỹ thuật, chẳng hạn như 'awards' hay 'penalty rates'. Chúng tôi giúp họ dịch sang khoảng 40 ngôn ngữ khác và việc nầy thêm vào các phương tiện khác mà chúng tôi có sẵn".

Hồi tháng 11 năm rồi, Giám Sát Viên loan tải đã có các băng video thuộc 16 ngôn ngữ khác nhau, nhắm vảo việc nâng cao nhận thức về luật lao động tại Úc.

Việc nầy thêm vào các công việc, soạn thảo đa ngôn ngữ trước đó.

Chủ tịch Hội đồng Các Cộng đồng Sắc tộc Liên bang Úc châu là bà Mary Patesos, ca ngợi công việc nầy.

"Tôi nghĩ thông tin nầy thực sự quan trọng, khi mọi người muốn biết về quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ".

"Vì vậy những gì chúng tôi có thể làm là chắc chắn rằng mọi người biết được những gì xảy ra và quyền lợi của họ như thế nào, làm thế nào họ có thể hành động và cần làm với tư cách một công nhân nếu các vấn đề liên quan đến họ, rồi họ có thể đến hỏi ai".

"Tôi nghĩ mọi chuyện nầy đều rất quan trọng bởi vì công nhân được chăm sóc cẩn thận và họ hiểu biết quyền lợi và trách nhiệm của công nhân di dân và cũng là thành phần của cộng đồng nữa", Mary Patesos.

Trong khi đó, một chủ nhân muốn xử dụng việc truyền đạt các thông tin đến công nhân của bà, là Marta Terracciano.

Bà di cư đến Úc hơn 28 năm trước và hiện là giám đốc một doanh vụ chăm sóc cho các bậc cao niên.

Bà cho biết có thiện cảm với 70 công nhân của mình, mà tiếng mẹ đẻ của họ không phải là Anh Văn.

"Thông thường họ cảm thấy bối rối về quyền hạn của mình, khi đến Úc họ đến đây từ một nền văn hóa khác và hầu hết không có đầy đủ thông tin trước khi đến đây".

"Vì vậy họ phải tìm kiếm thông tin về quyền lợi của họ chẳng hạn như lương bổng của họ như thế nào, đâu lả quyền của họ khi hoàn tất công việc hay bắt đầu một chức vụ mới hoặc xin vào một chỗ làm mới".

"Vì vậy đó là những chuyện rất quan trọng khi được biết các thông tin như vậy, vấn đề luôn luôn là chuyện ngôn ngữ. Hàng rào ngôn ngữ là một vấn đề chính yếu cho họ, để có thể hiểu rõ về mặt luật pháp", Marta Terracciano.
"Việc nghiên cứu nầy tôi nghĩ sẽ rất hữu ích, trong ý nghĩa là nó thường là lăng kính nhắm vào những người như chúng ta đến đây, nói năng rồi học hỏi và đôi khi câu chuyện của chúng ta không được biết đến thế nhưng ở vào một lúc khác thì chúng sẽ được phổ biến", Vera Williams.
Trong khi đó, vấn đề tiếng Anh đối với những người đến đất nước Miệt Dưới nầy cũng là chuyện quan trọng, với cô Shiva Motaghi-Tabari từ Iran di cư đến Úc, khoảng 10 năm trước.

Mặc dù cô đã học tiếng Anh trước, thế nhưng khi đến nơi thì việc giao tiếp bằng tiếng Anh trở nên khó khăn đối với cô.

"Khi đến Úc, tôi gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người, việc nói chuyện bằng tiếng Anh là một vấn đề với tôi".

Còn Vera Williams từ Ghana ở Phi châu đến Úc 25 năm trước, bà cũng gặp những khó khăn tương tự khi dùng bữa tối với một người bạn cũ.

"Tôi không hiểu cô ta nói gì với tôi và cô ta cũng chẳng biết tôi nói gì nữa, bởi vì khi tôi giải thích cho cô ta về món ăn  thì rõ ràng cô ta chẳng hiểu chi cả. Tôi tự nghĩ làm sao tôi có thể tiếp tục sống trên một đất nước mà tôi chẳng hiểu người dân ở đây, ngay cả người bạn thân nhất cuả tôi nữa, một người bạn Úc đầu tiên".

Hai phụ nữ Sydney hiện làm việc với Giáo sư Ingrid Piller thuộc đại học Macquarie, để tìm hiểu về việc làm thế nào những người nói tiếng Anh tại Úc trong việc giao tiếp với di dân.

Giáo sư Piller cho biết những người nói tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ hai, thường nói khác biệt với người bản xứ, dẫn đến sự chia rẽ về ngôn ngữ và xã hội cùng kinh tế.

"Mọi người it thông thạo về Anh ngữ hay gặp khó khăn khi giao tiếp, thì họ gặp nhiều bất lợi. Việc lớn nhất là bị thất nghiệp và được xử dụng rất ít. Có những rào cản khi họ tòm đến việc chăm sóc y tế thích hợp, chúng tôi còn biết những người ít biết tiếng Anh lại có mức tử vong cao hơn nữa".

Bà nói điều quan trọng là nước Úc tiếp tục các cuộc nghiên cứu như vậy, để có thể tạo sự dễ dàng cho việc hội nhập của di dân.

"Tôi không nghĩ khi chúng ta rành rẽ về tiếng Anh, thì thực sự có những con đường dẫn đến việc định cư thành công. Việc đó tùy thuộc vào việc như quí vị đến, rồi quí vị sẽ bơi được hay sẽ bị chìm. Với những con đường như vậy, như hội nhập vào nước Úc, tôi nghĩ chúng ta thực sự cần nâng cao hiểu biết hơn".

Trong khi đó bà Shiva Motaghi Tabari cho biết, cuộc nghiên cứu sẽ có các hậu quả lâu dài.

"Một số người có thể xem họ như là trần tục và thiểu số, thế nhưng những chuyện nầy có những hậu quả đối với tình cảm, sự tự tin và lòng tự trọng của bạn nữa".

Bà Vera Williams cũng đồng ý chuyện nầy.

"Việc nghiên cứu nầy tôi nghĩ sẽ rất hữu ích, trong ý nghĩa là nó thường là lăng kính nhắm vào những người như chúng ta đến đây, nói năng rồi học hỏi và đôi khi câu chuyện của chúng ta không được biết đến thế nhưng ở vào một lúc khác thì chúng sẽ được phổ biến", Vera Williams.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share