Công lao của những người đóng góp cho cộng đồng được nhìn nhận nhân sinh nhật Nữ Hoàng

Charlie King AM is an Indigenous Australian sports commentator and anti-family violence campaigner.

Charlie King AM is an Indigenous Australian sports commentator and anti-family violence campaigner. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Danh sách vinh danh nhân sinh nhật Nữ Hoàng, nhằm tưởng thưởng những người đóng góp cho các cộng đồng đa văn hóa khắp nước Úc, trong đó có nền văn hóa Thổ Dân. Có hơn 1 ngàn người Úc nhận được vinh dự nầy trong năm 2021, với tỷ lệ nữ giới cao nhất chưa từng có là 44 phần trăm, cũng như người Thổ Dân cũng có mặt khá đông. Có 5 người Việt đã từng đóng góp cho cộng đồng cũng được vinh danh.


Bà Stephanie Copus Campbell làm việc tại Papua New Guinea trong 2 thập niên qua và là người đứng đầu chương trình viện trợ cho các nước Thái Bình Dương.

Bà được tưởng thưởng huân chương cao quý AM, tuy nhiên bà cảm thấy rất khó khăn để đi về Papua New Guinea do đại dịch COVID-19.

“Chúng tôi có các liên lạc rất gần gũi về mặt lịch sử, kinh tế và văn hóa, cũng như là láng giềng gần nhất, vì vậy mối quan hệ luôn luôn quan trọng".

"Thế nhưng quí vị thấy các vấn đề như y tế và an ninh trong vùng, bất cứ chuyện gì xảy ra tại một nước nầy đều có ảnh hưởng đến quốc gia láng giềng kế cận”, Stephanie Copus Campbell.

Bà cho biết nước Úc gắn bó chặt chẽ với Papua New Guinea trong thời gian và phát triển thành một đối tác song phương.

Thế nhưng mọi chuyện không dễ dàng cho nước nầy, khi có hơn 150 người chết vì COVID-19 và có hơn 16 ngàn ca nhiễm được ghi nhận.

Bà hy vọng chương trình tiêm chủng sẽ giúp cho người dân nước nầy đối phó tốt hơn với các trận bùng phát của dịch bệnh.

“Có rất nhiều cộng đồng ở những nơi hết sức xa xôi và hầu như sống khép kín, rất khó khăn để kiểm soát một khi dịch coronavirus xuất hiện trong cộng đồng, sự lây lan rất nhanh chóng trong khắp nước, vì vậy đó là vấn đề hết sức khó khăn", Stephanie Copus Campbell.

Trong một năm mà vấn đề chăm sóc y tế trở thành mối quan tâm lớn lao cho cả thế giới, các chuyên gia y tế đã được nhìn nhận trong đó có bác sĩ Elizabeth Crock, trong lãnh vực chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong HIV/AIDS, bà được tưởng thưởng huân chương AM. 

Các nhà giáo dục cũng được vinh danh, trong đó có giáo sư thỉnh giảng về môn Lịch sử, đó là Peggy Brock về vai trò của bà trong lãnh vực đại học và về việc thu thập tài liệu cho lịch sử của người Thổ Dân.

Bà cho biết, việc vinh danh là để nhìn nhận rằng nước Úc cần hiểu biết hơn về quá khứ.

“Người dân Úc cần biết rõ về lịch sử của nước mình, trong đó bao gồm thời đại thực dân của nước Úc, cũng như hậu quả đối với những người Thổ Dân sống trên mảnh đất nầy”, Peggy Brock.

Qua các công tác và nghiên cứu đại học, bà cho biết đã có việc giảng dạy giới hạn về lịch sử Thổ Dân.

Bà cũng cho rằng 26 tháng Một có lẽ không phải là ngày thích hợp để đánh dấu Australia Day.

“Tôi nghĩ ngày Australia Day không nhìn nhận những gì gọi là thực dân và cái gọi là sự định cư của nước Úc, dẫn đến việc những người đã sống trên đất nầy mất hết nhà cửa, họ trở nên nghèo khó và bị xem là xa lạ”, Peggy Brock.

Trong khi đó, ông Charlie King người Thổ Dân thuộc bộ tộc Gurindji đồng ý rằng, ngày nầy nên đổi khác.

Ông đã được vinh danh với huân chương AO hồi năm 2015 và nay được tưởng thưởng huân chương AM.

Ông cho biết, chính mẹ ông là động lực khíên ông hoạt động trong các vấn đề Thổ Dân, bà là một đứa trẻ thuộc Thế Hệ Bị Đánh Mất.

“Tôi nghĩ những gì mẹ tôi hy vọng sẽ xảy ra là tôi kiếm được việc làm với người Thổ Dân, điều nầy giúp cho bà cảm thấy an tâm về tôi, về những gì xảy ra trong những ngày đó mà bà đã trải qua".

"Thế nhưng mẹ tôi đã qua đời, chỉ vài ngày trước khi chúng tôi có thể ngồi lại để bàn về những chuyện cũ, vì vậy tôi cảm thấy buồn bã, thế nhưng đó lại là một động lực khiến tôi tiếp tục công việc".

'Điều đó khiến khi làm bất cứ công việc gì, tôi luôn nghĩ đến những gì mẹ tôi mong đợi tôi thực hiện tại đây”.
"Chứng kiến nhiều phụ nữ vươn lên trên khắp nước Úc và diễn hành để đòi hỏi công lý, vì chuyện bạo hành phải bị chấm dứt và đây là một hành động khiến chúng tôi cảm thấy an toàn," ông King nói.
Ông sáng lập chiến dịch chống bạo hành có tên là ‘Không Còn Nữa’, trong đó giúp đỡ phái nam thay đổi tính tình cuả mình một cách tích cực.

"Quí vị biết cuối cùng thì tất cả đề có thể ngăn ngừa được, đó là nạn bạo hành trong gia đình".

"Đây chỉ là sự thay đổi về tính tình phải diễn ra mà thôi, vì vậy tôi nghĩ chúng ta đã mất khá nhiều thời gian".

"Chúng ta đã đề cập đến chuyện nầy hồi năm 2006, với những lo lắng vào lúc đó chẳng kém bây giờ".

"Thế nhưng chứng kiến nhiều phụ nữ vươn lên trên khắp nước Úc và diễn hành để đòi hỏi công lý, vì chuyện bạo hành phải bị chấm dứt và đây là một hành động khiến chúng tôi cảm thấy an tâm”, Charlie King.

Cũng tại lãnh thổ Bắc Úc, bà Wendy Barda được tưởng thưởng huân chương OAM, về công tác xóa nạn mù chữ và phổ biến ngôn ngữ Thổ Dân, tại trường học cộng đồng Yuedumu.

Về lãnh vực giải trí, Leah Purcell xuất hiện trong vở diễn ‘Wentworth’ và ‘Love Child’ đã nhận được huân chương AM cho hoạt động của bà, trong lãnh vực trình diễn nghệ thuật và đóng góp cho nền văn hóa Thổ Dân.

Trước ngày Thế Vận Hội Tokyo sắp sửa khai mạc vào tháng tới, một vài gương mặt trong ngành thể thao đã được vinh danh.

Anna Oi Chan Lao được huân chương AM, vốn là người sáng lập Viện Vũ Cầu Úc Châu, được vinh danh do các đóng góp của bà cho thể thao và chủ thuyết đa văn hóa.

Còn tiến sĩ Georffrey Thompson đóng góp vào ngành y tế thể thao, qua việc giúp đỡ các lực sĩ khuyết tật cũng được vinh danh với huân chương AM.
Những người Việt được vinh danh nhân dịp Sinh nhật Nữ Hoàng 2021
Từ trái: Bà Yến Bùi OAM, ông Nguyễn Văn Thuất AM, bà Vivienne Nguyễn AM, bà Trần Đặng Thanh Khâm OAM, ông Steve Lowe OAM, ông Phong Nguyễn OAM Source: Supplied
Trong cộng đồng người Việt tại Úc, cũng có các nhân vật nổi tiếng, được vinh danh về những đóng góp cho cộng đồng.

Đầu tiên là bà Vivienne Nguyễn hay Phượng Vỹ, được huân chương AM.

Kế đó là Khâm Trần Đặng được huân chương OAM trong lãnh vực phụ nữ, tương tự là bà Yến Bùi cũng được huân chương OAM.

Ông Nguyễn Thế Phong cũng được tặng thưởng huân chương OAM.

Đặc biệt một người Úc hoạt động nhiệt tình cho cộng đồng là ông Steve Lowe, là một cựu chiến binh Việt Nam, ông có mặt trong hầu hết các công tác của cộng đồng người Việt tự do Victoria và có vợ người Việt, ông được huy chương OAM.

Riêng tại tiểu bang New South Wales, ông Nguyễn Văn Thuất, người khởi xướng Children Festival được huân chương AM.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share