Ý bắt đầu nới lỏng sau hai tháng đóng cửa vì Covid-19

Il governo italiano annuncia misure per la ripresa economica

Source: ANSA

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhà chức trách tại Ý bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội sau 2 tháng phong tỏa. Quốc tế tiếp tục tranh luận về vai trò của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19.


Kể từ hôm nay 4/5, người dân Ý bắt đầu được phép thăm viếng người thân và tập thể dục ngoài trời.

Hàng quán tuy vậy vẫn còn đóng cửa cho đến ngày 18/5, với một số nhà hàng và càphê chỉ được phép bán mang đi.

Ý là nước bị nặng nhất ở Âu Châu với tổng số tử vong vì Covid-19 đã lên đến 29.000 người, chỉ triêng trong ngày chủ nhật đã có 174 người chết.

Ông Riccardo Rubeca trở lại làm việc trong nhà máy thép nhận xét rằng mọi thứ đã thay đổi.

"Điều thay đổi là sự gắn bó của chúng tôi, chúng tôi luôn hợp tác với nhau, nhưng bây giờ phải cẩn thận và dè dặt hơn trong giao tiếp."

Bên kia eo biển Manche, người dân Anh cũng làm quen với những thay đổi trong đời sống hàng ngày.

Số ca tử vong tại Anh là 28.400 người, chỉ sau có Ý, nhưng nhiều người thắc mắc về độ chính xác của con số này. Bộ trưởng Nội Các Michael Gove nói công chúng rồi sẽ biết rõ hơn.  

"Không còn nghi ngờ gì là chính phủ này, cũng như tất cả các chính phủ khác, đều đã phạm sai lầm là không xác định được đâu là trọng tâm cần lưu ý, mãi cho đến khi chúng ta có thêm thông tin."

Nhà chức trách Anh đang thử nghiệp ứng dụng giống như ở Úc, cho toàn bộ dân trên đảo Isle of Wight, và từ nay đến cuối tháng triển khai rộng ra trên cả nước, với mục tiêu truy tìm các ca nhiễm.

Hôm nay Pháp cũng bắt đầu thử nghiệm ứng dụng tương tự, qua đó nhà chức trách có thể báo động cho người dân nếu họ tiếp xúc với người nhiễm coronavirus.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bị chỉ trích dữ dội khi ông không nghe khuyên của giới chức y tế khi ông cùng xuống đường với hàng trăm người.

Tổng số người chết ở Brazil là 6.700 người và nhà chức trách đã phải đào những nấm mồ tập thể để chôn. Chỉ trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận 4.500 ca nhiễm mới và 270 người chết.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bằng chứng đáng kể để nói rằng coronavirus xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, mặc dù trước đó cơ quan tình báo Hoa Kỳ quả quyết virút này không phải là sản phẩm của con người.

Ông Pompeo nói đây không phải là lần đầu tiên chúng ta phải đối phó với một loại virút sản sinh từ biến cố trong phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

"Ủy ban Tình báo đang vẫn tiếp tục điều tra, để chúng ta biết chắc chắn, nhưng tôi có thể nói với quý vị là có chứng cứ đáng kể từ phòng thí nghiệm đó ở Vũ Hán."

Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói không chưa chắc chắn là coronavirus xuất phát từ phòng thí nghiệm.

Canada là một trong năm quốc gia, trong đó có Úc, đang điều tra Trung Quốc.

Một báo cáo của đồng minh bị rò rỉ cách đây vài ngày kết luận là Trung Quốc đã che dấu sự thật chuyện lan truyền từ người qua người của COVID-19.

Ông Trudeau cho biết ông đang tìm hiểu thêm, nhưng nói rằng trọng tâm ngay lúc này của Canada là phát triển hệ thống y tế có thể hoạt động hữu hiệu qua mạng.

"Nếu chúng ta có thể dùng App để mua đồ ăn hay trò chuyện với gia đình, chúng ta cũng có thể dùng công nghệ này trong y tế. Giúp các bác sĩ khám bệnh từ xa, bạn có thể được chữa trị an toàn trong nhà của bạn, các bệnh viện có thể tập trung chữa trị cho ai thật sự cần đến mà thôi."

Canada có hơn 60.500 ca nhiễm và gần 3.800 ca cử vong vì coronavirus.

Trong khi đó Tổ chức Y tế Thế giới một lần nữa nói rằng coronavirus có nguồn gốc từ thú vậy. Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm làm việc cho WHO, Maria Van Kerkhove cho biết các khoa gia đang điều tra thêm về khả năng này.

"Điều chúng ta cần phải hiểu được là nơi chứa chấp ban đầu của virút. Con thú nào đã bị lây nhiễm từ dơi mà có khả năng lây qua cho người? Điều đó quan trọng cần biết để chúng ta có thể ngăn chặn tình trạng lây lan giữa loài này qua loài khác."

Trên toàn cầu đã có 3 triệu rưởi người nhiễm coronavirus và hơn 247.300 người đã thiệt mạng.

Share