Ủy ban Thượng viện về Khuyết tật xin gia hạn thời gian nộp phúc trình điều tra

Royal Commission Chair Ronald Sackville

Royal Commission Chair Ronald Sackville Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chủ tịch Ủy ban điều tra Thượng viện về Khuyết tật đề nghị Thủ tướng Scott Morrison gia hạn thời gian gởi bản phúc trình cuối cùng thêm 17 tháng, nói quy mô của cuộc điều tra khiến họ cần thêm thời gian. Ủy ban được tài trợ 528 triệu đô la, nhằm xem xét các vụ ngược đãi người khuyết tật tại các trường học, viện nghiên cứu, dịch vụ y tế và nơi làm việc khắp nước Úc.


Anh Elie El-Khoury Antonios đã bất chấp căn bệnh bại não để vươn lên trong cuộc sống.

‘Đó là một cuộc hành trình thú vị và cũng khá thành công. Tôi đã vượt qua nhiều trở ngại, làm việc chăm chỉ vào sống chan hòa với mọi người. Tôi cũng nhận được thật nhiều sự ủng hộ. Mặc dù bị tàn tật nhưng tôi luôn khao khát đạt được một điều gì đó cho cuộc đời mình.’

Anh là một nhân viên về chính sách công, vị trí này giúp anh hiểu biết rõ về những thay đổi trong lĩnh vực khuyết tật.

Anh biết không có điều gì quan trọng hơn một Ủy ban Thượng viện về Khuyết tật.

‘Dĩ nhiên, là người tàn tật, tôi thường bị nghe nhiều lời gây sự, nhưng tôi nghĩ Ủy ban điều tra Thượng viện sẽ giúp đưa những vấn đề này ra ánh sáng. Cũng như sẽ giúp đưa tiếng nói của người tàn tật đến với nhiều người, mọi người sẽ hiểu biết rõ hơn về kinh nghệm mà họ phải trải qua. Tất cả những điều này sẽ giúp đưa đến một sự thay đổi đầy ý nghĩa cho người khuyết tật tại Úc.’

Những vấn đề về bạo lực, lạm dụng và bỏ mặc người tàn tật sẽ tiếp tục được phơi bày trong suốt cuộc điều tra của Thượng viện.

Chủ tịch Ủy ban điều tra, ông Ronald Sackville sẽ gởi một đề nghị đến thủ tướng Scott Morrison, xin được gia hạn cuộc điều tra thêm hơn một năm nữa.

Điều này sẽ kéo dài thời gian điều tra qua hơn bốn năm, cho tới tháng 9/2023.

Ông Sackville nói ủy ban cần thêm thời gian để tìm hiểu cho rõ về mức độ tuyệt đối trong sự ngược đãi người tàn tật.

‘Phạm vi các tên gọi tham chiếu của cuộc điều tra hiện nay rất rộng, rộng hơn nhiều do với bất kỳ cuộc điều tra Thượng viện nào được chỉ định, kể từ trước khi bước sang thế kỷ 21. Điều này có nghĩa rằng ủy ban Thượng viện không thể chạy nước rút, mà đây là một cuộc đua marathon lâu dài. Chúng tôi không thể đưa ra phương án cứu chữa nhanh chóng cho những vấn đề đặc biệt và bắt rễ sâu xa mà chúng tôi từng xác định và tìm hiểu, cũng như chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục điều tra và xác định những vấn đề quan trọng nhất đối với nước Úc.’

Lời đề nghị xảy ra giữa lúc một phúc trình tạm thời đã gởi đến Tổng Toàn quyền vào thứ sáu ngày 30/10, và cũng đã đặt lên bàn của quốc hội liên bang.

Phúc trình không đưa ra một khuyến nghị nào, nhưng đã báo cáo một cách chi tiết công việc của ủy ban điều tra trong 15 tháng qua.

Phúc trình dài 560 trang cho biết người khuyết tật đối mặt với nhiều rào cản gần như mỗi ngày, bao gồm sự cô lập, sự phân biệt trong đối xử và thái độ tiêu cực với sự khuyết tật.

Xem xét 1,600 hồ sơ và nhiều tuần lễ tham dự các buổi điều trần, ủy ban đã lắng nghe các trường hợp bi kịch về sự đối xử thô bạo với người tàn tật, nhiều người bị quản thúc thân thể hoặc bị cho uống thuốc để quản chế tại các trường học hoặc tại nhà.

Nhiều người tàn tật lên tiếng cho rằng họ bị bỏ mặc trong đại dịch, sau khi phúc trình tiết lộ những gói giải cứu khẩn cấp của chính phủ liên bang không hề đề cập đến nhóm người này.

Ông Sackville nói phúc trình đặc biệt đề cập đến các Thổ dân Úc tàn tật, đã bị phân biệt đối xử chồng chất gấp đôi, vừa vì họ là Thổ dân vừa vì tình trạng tàn tật của cơ thể.

Vấn đề này sẽ được điều tra thêm nữa tại các phiên tòa tiếp theo trong tháng 11.

‘Những người chủ nhân đầu tiên bị tàn tật là đối tượng bị hành hạ thể xác và lạm dụng, nhiều hơn so với những Thổ dân không bị tật nguyền. Họ cũng đối mặt với sự cô lập và tách biệt khỏi cộng đồng, tại các gia đình, trước học, nơi làm việc và nhiều chỗ khác, đặc biệt những Thổ dân tàn tật thường bị cô lập khỏi cộng đồng chung rộng lớn.’

Còn bà Mel Harrison, thuộc tổ chức Người khuyết tật Úc nói nhóm của bà ủng hộ ý tưởng gia hạn.

‘Điều này hy vọng sẽ có thêm nhiều người tàn tật bước ra, để cung cấp một hồ sơ được viết tay, hay chỉ cần họ tham dự các phiên tòa công khai để kể về câu chuyện của mình, về những gì đã xảy ra, nhằm giúp vấn đề có thể được biết đến rộng rãi. Bởi vì trước giờ chẳng có ai lắng nghe tiếng nói của những người tàn tật cả.’




Share