Các phương thức làm việc linh động trong đại dịch tạo thuận lợi cho người khuyết tật

Eli El-Khoury Antonios

Eli El-Khoury Antonios Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến hàng triệu người Úc chuyển sang làm việc từ nhà. Đối với nhiều người khuyết tật, việc chuyển đổi sang phương thức làm việc linh động hơn đã giúp mở ra thêm nhiều cơ hội cho họ.


Một ngày làm việc bình thường trong văn phòng của Eli El-Khoury Antonios.

Với bệnh bại não bẩm sinh, anh đã phải vượt qua vô số các rào cản trong qu á trình tìm kiếm việc làm.

“Có lẽ có hai cản trở chính đối với tôi, một là khả năng di chuyển và thứ hai là thái độ."
Với một số công ty khác tôi không thể đi tới văn phòng làm việc, và đôi lúc việc ngồi trên xe lăn khiến nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc chấp nhận các kỹ năng và điểm mạnh mà tôi có.
Nhưng anh đã tìm được cho mình một nhà tuyển dụng ổn định, và có thể làm từ nhà trong vị trí nhân viên chính sách cho tổ chức hỗ trợ và dịch vụ cho người khuyết tật có tên gọi ‘Hire Up’. Đối với Antonios, đó là một sự kiện đổi đời.

“Nó cho người tuyển dụng một cơ hội nhìn thấy các lợi ích của việc kết hợp phương thức làm từ nhà và làm tại văn phòng. Đối với tôi nó rất tuyệt - bởi vì di chuyển đến chỗ làm mỗi ngày nhiều khi không dễ dàng.”

Phải phụ thuộc vào một người hỗ trợ lái xe đưa đón, việc di chuyển đã luôn là một gánh nặng đối với Greg Bruce.

Nhưng việc khiếm khuyết về thị lực đã không thể ngăn ông làm tình nguyện viên cho dịch vụ cứu hỏa trong suốt 26 năm qua. Tuy nhiên, khi nói về chuyện việc làm, ông cho hay sự thiếu linh động trong tuyển dụng là một vấn đề lớn.

“Có một yêu cầu mạnh mẽ là phải có giấy phép lái xe.", Bruce nói.
Nó rất bực bội, rất buồn và tôi nghĩ là mình đã có đầy đủ năng lực chuyên môn, tôi đã học tất cả các chương trình này, tại sao họ không cân nhắc tôi, tại sao tôi không đủ tốt cho công việc.
Trước đại dịch Covid-19, 53 phần trăm người trong độ tuổi lao động là người khuyết tật có việc làm, so với tỷ lệ 83 phần trăm trong số những người không khuyết tật.

Gần phân nửa (47 phần trăm) trong số người khuyết tật không có việc làm ở độ tuổi 15-64 nói rằng họ đã trải qua việc bị phân biệt đối xử từ người tuyển dụng.

Việc có thêm khả năng tiếp cận việc làm cho người khuyết tật luôn là một mục tiêu của những nhà vận động. Và giờ đây những thay đổi phải áp dụng do trận đại dịch toàn cầu cuối cùng đã minh chứng rằng các sắp xếp làm việc từ nhà là hoàn toàn có thể được thực hiện.

Jackie Leach Scully là Giám đốc Viện Sáng kiến cho lĩnh vực người khuyết tật thuộc trường Đại học New South Wales.

“Thông điệp đưa ra đó là nó luôn hoàn toàn có thể, mặc dù khi mà các nhà tuyển dụng nói rằng không thể. Đó là một hình thức phân biệt đối xử do các khiếm khuyết thân thể, và nó chú trọng vào một phần trong xã hội, những người phù hợp trong một phạm vi quy chuẩn nhất định.”

Đó là một điều mà Emily McIntyre - người phải chung sống với chứng đau mạn tính - biết rất rõ từ các trải nghiệm trong quá khứ.

“Để mọi thứ xẩy ra trong ngày một ngày hai, hay trong ít tuần lễ không phải là điều dễ dàng, bởi vì chúng tôi đã nhiều lần bị gọi là lười biếng, hoặc nói rằng các cuộc họp qua zoom không giống như họp trong văn phòng.”    

Cô hiện đang kêu gọi các sắp xếp linh động ở nơi làm việc được duy trì trong tương lai.
Chúng tôi trên thực tế có tiềm năng và khả năng thực hiện các thay đổi này, và bây giờ nó là về việc chấp nhận, bất cứ điều gì đang xẩy ra với COVID, chúng ta giờ đây đã có một cấu trúc làm việc mới. Hãy đừng để mất một bước nền cho sự thay đổi này.
Và quý thính giả có thể tiếp tục cập nhật tin tức mới nhất về coronavirus bằng tiếng Việt tại địa chỉ sbs.com.au/coronavirus.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share