Thủ Tướng Pháp thử nghiệm dương tính với COVID-19

French Prime Minister Jean Castex (left) and Belgian Prime Minister Alexander De Croo

French Prime Minister Jean Castex (left) and Belgian Prime Minister Alexander De Croo Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ Tướng Pháp Jean Castex xét nghiệm dương tính với COVID-19, theo sau một loạt các cuộc thảo luận cấp bách xung quanh đại dịch. Trong khi đó, một Ủy ban độc lập của Tổ chức Y tế Thế giới đang thúc giục cải cách, nhằm trang bị tốt hơn cho các quốc gia, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng y tế thế giới trong tương lai.


Thủ Tướng Pháp Jean Castex đã xét nghiệm dương tính với COVID-19, chỉ vài giờ sau khi viếng thăm quốc gia láng giềng Bỉ.

Đứa con gái 11 tuổi của ông cũng xét nghiệm dương tính.

Thủ Tướng Pháp đã tiêm chủng 2 mũi vắc xin, sẽ tiếp tục làm việc trong khi cách ly trong 10 ngày.

Trong cuộc họp với người đồng nhiệm Bỉ, hai vị Thủ Tướng lên án các vụ bạo động xảy ra do các cuộc biểu tình hồi cuối tuần qua chống lại các biện pháp ngăn ngừa COVID-19.

Thủ Tướng Bỉ là ông Alexander De Croo cho biết.

“Quả không thể chấp nhận được bạo lực này nhằm vào lực lượng cảnh sát".

"Bạo lực này càng không thể chấp nhận được vì thời điểm chúng ta đang sống, khi chúng ta đều biết rằng đây là một giai đoạn khó khăn, chúng ta biết rằng trong ngành y tế mọi người đều đang nỗ lực hết mình, và những gì chúng tôi thấy không liên quan gì đến tự do, không liên quan gì đến tự do cá nhân, nó đã trở thành một thứ hoàn toàn là tội phạm".

"Và rõ ràng là các nhân viên an ninh và cảnh sát, với sự trợ giúp của CCTV, sẽ làm mọi thứ để xác định những người đã khuyến khích bạo lực này”, Alexander De Croo.

Được biết đường phố tại Guadeloupe, một nhóm hải đảo thuộc Pháp trong vùng biển phía nam Caribê, đã xảy ra những vụ bất ổn trong nhiều ngày qua.

Việc cưỡng bách tiêm chủng đã khiến dân chúng tại đây nổi giận, họ là những con cháu của các nô lệ làm việc trong các đồn điền của Pháp và thường tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu.

Thủ Tướng Pháp Jean Castex lên án các hoạt động bất hợp pháp của một thiểu số.

“Đó là một nhóm thiểu số bạo lực nhỏ bé cướp các cửa hàng, chặn đường, bắt người lái xe hơi để đòi tiền chuộc, ngăn cản những người bệnh tật đôi khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc quan trọng và thậm chí còn đi xa đến mức bắn vào các lực lượng".

"Tôi lên án hành vi bạo lực này, với sự kiên quyết tối đa".

"Các thủ phạm đang và sẽ tiếp tục bị bắt và bị xét xử".

"Tôi cũng muốn bày tỏ tình đoàn kết của mình với đồng bào Guadeloupe, những người là nạn nhân đầu tiên”, Jean Castex.

Được biết cảnh sát địa phương đã bắt giữ vài chục người, sau khi các cửa hàng thực phẩm và hiệu thuốc bị cướp phá.

Pháp đã bố trí thêm 200 cảnh sát, bao gồm cả lực lượng cảnh sát tinh nhuệ, để dập tắt những bất ổn.

Được biết hải đảo Guadeloupe đã báo cáo có gần 55 ngàn ca nhiễm mới và 822 trường hợp tử vong do vi rút gây ra.

Trong khi đó, cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu đang đánh giá về liều tăng cường của vắc xin Johnson & Johnson và cho biết, quyết định có thể được đưa ra ‘trong vòng vài tuần’.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn tiếp tục nêu bật những nguy cơ của sự bất bình đẳng về vắc xin.

Ông David Miliband là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ủy ban Cứu trợ Quốc tế.

“Hơn 5 triệu người đã chết do hậu quả của COVID".

"Nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu một cú sốc hàng ngàn tỷ đô la và chúng ta hiện đang rơi vào tình cảnh vô lý, khi các quốc gia ở Châu Âu quay trở lại khóa cửa vì phong trào chống tiêm chủng tại một thời điểm khi các quốc gia nơi chúng tôi làm việc trong vai trò Ủy ban Cứu Trợ Quốc tế, là nơi có tỷ lệ tiêm chủng dưới 5 phần trăm”, David Miliband.
“Chúng ta phải có chiến dịch gõ cửa từng nhà như đã từng làm với chiến dịch bài trừ sốt tê liệt, hãy chủng ngừa cho mọi người từng nhà, thay vì chỉ nói rằng họ sẽ từ chối các dịch vụ cung cấp, bởi vì chính phủ là để phục vụ cho mọi người chúng ta”, Benard Mutila.
Trong khi đó một Ủy ban độc lập đang kêu gọi có một hiệp ước mới, để củng cố Tổ chức Y tế Thế giới với nhiều kinh phí hơn và khả năng điều tra đại dịch lớn hơn.

Cựu Thủ tướng New Zealand bà Helen Clark là đồng chủ tịch của Ủy ban.

“Chúng tôi cũng nói rõ rằng một WHO độc lập và có thẩm quyền, là một phần quan trọng của kế hoạch cải cách".

"Nó phải là trung tâm của tất cả các việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch".

"Nhưng nó cần phải mạnh mẽ hơn, với sự độc lập thực sự và với sự tập trung, thẩm quyền và nguồn tài chính đáng tin cậy, để thực hiện công việc mà các quốc gia thành viên mong đợi”, Helen Clark.

Trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng thấp đang ảnh hưởng phần lớn đến các nước nghèo hơn, chẳng hạn như nhiều nước ở lục địa Châu Phi.

Kenya chỉ có 4,5 phần trăm dân số được tiêm chủng đầy đủ.

Chính phủ Kenya hiện đã thông báo rằng, người dân phải xuất trình bằng chứng về việc tiêm chủng COVID-19, trước ngày 21 tháng 12 để tiếp cận các dịch vụ.

Hành động này được một số doanh nghiệp hoan nghênh nhưng bị chỉ trích bởi những người khác, họ nói rằng với tỷ lệ tiêm chủng thấp, hành động này là phi thực tế.

Một người thợ sửa giày trên đường phố là ông Benard Mutila nói rằng, việc tiêm chủng COVID nên được thực hiện giống như cách các chương trình khác đã được tiến hành.

“Chúng ta phải có chiến dịch gõ cửa từng nhà như đã từng làm với chiến dịch bài trừ sốt tê liệt, hãy chủng ngừa cho mọi người từng nhà, thay vì chỉ nói rằng họ sẽ từ chối các dịch vụ cung cấp, bởi vì chính phủ là để phục vụ cho mọi người chúng ta”, Benard Mutila.

Kenya ghi nhận có 22 ca nhiễm mới vào hôm qua, thế nhưng có 3 người chết.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share