‘Quá mức đau lòng’: Tổng Giám Đốc WHO nói về đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ

Family members look on as COVID-19 victims are cremated in New Delhi

Family members look on as COVID-19 victims are cremated in New Delhi Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

WHO hiện gởi thêm nhân viên và tiếp liệu sang Ấn, trong khi trang thiết bị y tế của Mỹ sẽ đến trong vài ngày tới, còn Úc hiện xem xét việc trợ giúp khẩn cấp cho Ấn.


Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus khi mô tả cuộc khủng hoảng khủng khiếp do COVID-19 gây ra tại Ấn Độ cho biết, sự bùng phát cuả coronavirus khiến cho Liên Hiệp Quốc phải nhanh chóng giúp đỡ Ấn Độ.

“WHO làm mọi chuyện hết khả năng của mình qua việc cung cấp các trang thiết bị và tiếp liệu khẩn cấp, bao gồm hàng ngàn máy tạo oxy, các bệnh viện dã chiến tiền chế và các tiếp liệu cho phòng thí nghiệm".

"Như tôi đã lưu ý hôm thứ sáu, WHO đã bố trí hơn 2600 nhân viên để đáp ứng tại chỗ, cung cấp các hỗ trợ về giám sát, cố vấn kỹ thuật và nỗ lực chủng ngừa nữa”, Tedros Ghebreyesus.

Sau 5 ngày liên tiếp với các kỷ lục lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu, hệ thống y tế tại Ấn hiện lên đến cực điểm, khi các bệnh viện không thể nhận bệnh nhân do hết giường và cạn dưỡng khí.

Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt cho biết, nước Úc hiện xem xét các yêu cầu của Ấn Độ nhằm cung cấp các máy thở.

“Chúng tôi ở trong vị thế cung cấp các máy trợ thở và có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực nói trên, khi chúng ta không cần đến chúng trong thời điểm nầy".

"Chúng ta vẫn có các dự trữ, thế nhưng sẵn sàng để trợ giúp nếu cần".

"Đồng thời chúng tôi liên lạc với các tiểu bang, hiện có các tiếp liệu về dưỡng khí để xem xét, liệu họ có sẵn các khả năng để có thể cung cấp hay không”, Greg Hunt.

Được biết các bệnh viện trên khắp Ấn Độ hiện ban hành một số các cảnh báo về việc cạn kiệt nguồn cung cấp dưỡng khí, trong khi thân nhân của bệnh nhân tự tìm lấy oxy cho người thân.

Trong khi đó, các nỗ lực quốc tế hiện được huy động.

Phát ngôn nhân quốc phòng của Mỹ là John Kirby nói rằng, việc chuyển vận các tiếp liệu khẩn cấp đến Ấn Độ bắt đầu trong vài ngày tới.

“Bộ Quốc Phòng hiện cộng tác chặt chẽ với các cơ quan của Mỹ, để nhanh chóng bố trí các thiết bị liên quan đến oxy, các bộ thử nghiệm nhanh chóng, những trang bị bảo hộ cá nhân và các vật liệu cần yếu khác cho Ấn Độ".

"Chúng tôi cũng liên lạc chặt chẽ với chính phủ Ấn, để bảo đảm việc chúng tôi cung cấp cho các nhân viên y tế tuyến đầu tại Ấn, với mọi trợ giúp chúng tôi hiện có”, John Kirby.

Đợt hai của sự lây nhiễm một cách thảm khốc, khiến cho các chính trị gia Ấn lâm vào tình trạng chia rẽ và lệnh phong tỏa kéo dài cho đến ngày 3 tháng 5.

Thế nhưng có khoảng 80 ngàn người dân Úc hiện tìm cách từ Ấn về Úc, trong đó có hơn một chục cầu thủ cricket Úc, tham dự giải IPL.

Ông Hunt cho biết, nếu quyết định cấm các chuyến bay từ Ấn Độ đến Úc, việc nầy sẽ ngăn cản hàng ngàn người Úc tìm cách trở về nhà.

“Liên quan đến các chuyến bay đến và đi, chúng tôi sẽ chỉ đưa ra lời khuyên y tế và trong vài ngày qua, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn nhưng cần thiết mà không do dự, là giảm 30% các chuyến bay đến và nếu cần nhiều hơn”, Greg Hunt.
"Để đạt được những mục tiêu này, tất cả chúng ta phải đẩy mạnh và hành động nhanh chóng”, Tedros Ghebreyesus.
Trong khi đó, Thủ Hiến Queensland là bà Anatacia Palazzuck cho chương trình Buổi Sáng của đài truyền hình số 7 biết rằng, bà muốn đình hoãn các chuyến bay từ Ấn Độ nhằm bảo vệ cho nước Úc.

“Những gì chúng tôi hiện thấy tại Ấn là một đợt lây nhiễm lớn lao, với khoảng 300 ngàn ca nhiễm mỗi ngày".

"Quả là một thảm kịch khủng khiếp diễn ra tại đó, với một biến chủng mà tôi không nghĩ nước Úc có thể chịu nổi mức độ rủi ro lớn lao như vậy”, Anatacia Palazzuck .

Đại dịch cũng tiếp tục khiến cho các chiến dịch chủng ngừa gặp nhiều khó khăn trên thế giới, việc nầy nhắc ông Tổng Giám Đốc WHO loan báo Kế hoạch Tiêm chủng đến năm 2030.

“Mục đích của chúng tôi là duy trì kết quả khó đạt được trong tiêm chủng, tránh trượt dốc và đạt được nhiều hơn nữa, bằng cách không để ai bị bỏ lại phía sau trong mọi tình huống, hoặc bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời".

"Nếu được thực hiện đầy đủ, chương trình tiêm chủng đến năm 2030, có thể ngăn chặn hơn 50 triệu người tử vong trong thập niên tới và 75% trong số đó, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình".

"Để đạt được những mục tiêu này, tất cả chúng ta phải đẩy mạnh và hành động nhanh chóng”, Tedros Ghebreyesus.

Ông Tedros cho biết do đại dịch COVID-19, có 60 chiến dịch chủng ngừa khác bị đình hoãn tại 50 quốc gia, khiến cho 228 triệu trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh có thể ngăn ngừa như sốt bại liệt, bệnh sởi và sốt vàng da.

Trong khi đó, tại Colombia, hàng trăm công nhân ca đêm phản đối việc phong tỏa tại thủ đô, khi nước nầy tìm cách khống chế sự tăng vọt các ca nhiễm mới, khiến cho nhiều cửa hàng đóng cửa và dẫn đến việc hạn chế về kinh tế.

Còn quốc gia Mauritania ở Đông Phi, nhận được lô vắc xin đầu tiên do Âu Châu hiến tặng và được giao qua chương trình Covax của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, Đức chuẩn bị việc tiêm chủng coronavirus cho mọi người lớn vào tháng 6, theo kế hoạch sẽ có 80 triệu liều vắc xin từ công ty sản xuất, vào quí thứ hai trong năm.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share