Phúc trình mới nêu bật người Duy Ngô Nhĩ tại Trung quốc bị khai thác thương mại

Activists protest China's treatment of Uighurs outside a court in Vancouver, Canada

Activists protest China's treatment of Uighurs outside a court in Vancouver, Canada Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Phúc trình mới của một tổ chức phi chính phủ tại Úc cho rằng việc đối xử với một sắc tộc thiểu số Hồi giáo nổi tiếng tại Trung quốc, có thể còn tệ hại hơn người ta tưởng trước đây. Tổ chức nầy cho biết, người Duy Ngô Nhĩ bị chính phủ Trung quốc vi phạm nhân quyền khi giới hạn đi lại, cộng thêm các lạm dụng sức lao động về mặt thương mại nữa.


Phúc trình đã được 5 tác giả tổng hợp, thuộc Viện Chính sách Chiến thuật Úc châu.

Phúc trình ước lượng có hơn 80 ngàn người thiểu số sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, bị chính phủ Trung quốc di chuyển từ Tân Cương đến các hãng xưởng trên khắp Hoa Lục, trong khoảng thời gian từ năm 2017 cho đến 2019.

Một số được chuyển từ các trại tù mà Trung quốc gọi là các trung tâm cải tạo, nơi có hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số Hồi giáo khác bị cầm giữ từ năm 2017.

Một số các chuyên gia gọi các trại nầy, là nơi thi hành chương trình diệt chủng về văn hóa, do chính phủ Trung Quốc chủ trương.

Người Duy Ngô Nhĩ được biết, hiện làm việc dưới các điều kiện được xem là cưỡng bách lao động, họ sống trong các phòng ngủ tập thể, dưới sự giám sát chặt chẽ và giới hạn tự do đi lại.

Đây là bản văn của một trong các bích chương phổ biến tại Trung quốc, kêu gọi các công nhân Duy Ngô Nhĩ tham gia làm việc.

“Chính phủ tại Tân Cương đã tổ chức cho khoảng 1 ngàn học viên tại tỉnh nầy, vốn là những người đã trải qua các cuộc trắc nghiệm về chính trị và y tế".

"Họ độ chừng từ 16 đến 18 tuổi. Các công nhân phải đến hãng xưởng trong vòng 15 ngày sau khi ký hội đồng".

"Sự tiện lợi khi sử dụng lao động tại Tân Cương, là có thể quản lý họ theo kiểu bán quân sự, họ có thể chịu đựng các khó khăn không kêu ca, không mất nhân viên người Trung quốc, họ làm việc trong suốt thời gian của hợp đồng và ra lệnh cho tối thiểu là 100 công nhân một lúc”, bích chương tại Trung Quốc.

Một trong các tác giả của bản phúc trình là ông James Leibold.

Ông cho biết, dù với bất cứ lý do chính thức nào để di chuyển những người nầy, thì những gì thực sự diễn ra là một hình thức tẩy não.

“Nó có một yếu tố trong chuyện nầy, đó là cố gắng nhằm cải tạo, biến đổi và hướng các công nhân nầy về mặt tư tưởng, cũng như về việc kỷ luật, để trở thành công dân Trung quốc tốt và yêu nước”, James Leibold.

Phúc trình xác định 27 hảng xưỡng tại 9 tỉnh ở Trung quốc, đã sử dụng công nhân Duy Ngô Nhĩ được chuyển đến.
“Điều nầy thường có nghĩa là, nhân quyền của một cá nhân của người công nhân hay công dân thường bị chà đạp, nhân danh là họ có nhiều quyền hơn và ngày càng giàu có hơn”, James Leibold.
Bản phúc trình cho rằng, các hảng xưỡng nầy là một phần của chuỗi cung ứng thuộc 83 nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, bao gồm các công ty như Apple, Samsung, BMW, Google, Toshiba và Sony trong số các hãng khác.

Phúc trình kêu gọi chính phủ Trung quốc, hãy chấm dứt việc nầy.

Còn chính phủ Úc cũng đề cập đến vấn đề nói trên, thế nhưng tiến sĩ Leibold cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa.

“Ngoại trưởng Marise Payne đã đưa ra nhiều tuyên bố quan ngại bày tỏ về những gì xảy ra tại Tân Cương, rồi chuyện gì xảy đến cho người Duy Ngô Nhĩ".

"Bà đã nêu chuyện nầy với người đồng nhiệm Trung quốc, chúng ta chắc chắn phải nêu lên vấn đề nói trên, thế nhưng vấn đề là chúng ta còn có thể làm gì được hơn nữa hay không?".

"Tôi biết Quốc hội hiện tìm cách nêu lên những khả năng thông qua việc cấm vận toàn cầu, trong đó chế tài các cán bộ nhà nước, có dính líu trong việc vi phạm nhân quyền".

"Tôi nghĩ đó là một bước tiến đúng hướng, thế nhưng đó là một hình ảnh phức tạp".

"Làm thế nào để thay đổi chiều hướng của một chính phủ độc tài như Trung quốc?”, James Leibold.

Các công ty khác bao gồm Dell, Huawei, Levono, LG, Polo Ralph Lauren, Tommy Hilfiger, Jaguar và Zegna.

Tiến sĩ Leibold nói rằng, sức sống động về các doanh vụ khỗng lồ toàn cầu của các công ty hoạt động tại Trung quốc, khiến cho chính nghĩa của người Duy Ngô Nhĩ hết sức khó khăn để truy tố.

“Tôi nghĩ chúng ta chống lại cả hai, do có những công ty đa quốc gia rất tham lam, cộng với sự gia tăng quyền lực ở một quốc gia do một đảng hết sức tập trung lãnh đạo có rất nhiều quyền lực, và họ cộng tác chặt chẽ với các công ty đa quốc gia nầy”, James Leibold.

Tiến sĩ Leibold cho biết, một số các công ty lớn có tên trong bản phúc trình đã đáp ứng, thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được thực hiện, về phần của các công ty nầy.

Ông nói rằng, nếu người Duy Ngô Nhĩ muốn tìm sự ủng hộ từ một số chính phủ thuộc các quốc gia có số tín đồ Hồi giáo đông đảo trên thế giới, thì họ sẽ tìm được rất ít.

“Tôi nghĩ một vấn đề quan ngại lớn lao và quí vị phải tự hỏi, là tại sao như vậy".

"Nhiều quốc gia độc tài đã vi phạm nhân quyền và thứ hai là, nhiều người họ có các quan hệ kinh tế rất chặt chẽ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".

"Kết quả là họ rất cẩn thận, khi nói ra những chuyện nầy".

"Thực sự thường khi họ có thái độ rất hỗ trợ, khi lập lại đường lối của chính phủ về chuyện nầy”, James Leibold.

Tiến sĩ Leibold cho biết, người Duy Ngô Nhĩ là những tù nhân cuối cùng của một liên minh hết sức mạnh mẽ, giữa một chính phủ có tầm mức lớn lao và những đại công ty ra sức hợp lực.

“Điều nầy thường có nghĩa là, nhân quyền của một cá nhân của người công nhân hay công dân thường bị chà đạp, nhân danh là họ có nhiều quyền hơn và ngày càng giàu có hơn”, James Leibold.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share