Di dân Duy Ngô Nhĩ cố gắng giữ gìn ngôn ngữ của họ

Two children at the original Australian Uighur Language School In Adelaide’s Gilles Plains

Two children at the original Australian Uighur Language School In Adelaide’s Gilles Plains Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các di dân gốc Duy Ngô Nhĩ định cư tại Úc hiện tìm các xác định bản sắc của mình bằng cách duy trì ngôn ngữ đặc thù trên quê hương thứ hai.


Có khoảng 3 ngàn người Duy Ngô Nhĩ, vốn là một sắc dân thiểu số theo Hồi giáo sống tại vùng Tân Cương ở tây bắc Trung quốc đã xin tỵ nạn tại nước Úc.

Họ bỏ đi lánh nạn do nhà cầm quyền Trung quốc đàn áp về văn hóa và tôn giáo với ‘trung tâm huấn nghệ’ do chính phủ Trung quốc thiết lập để dạy tiếng Quan Thoại cho những người Duy Ngô Nhĩ trong trung tâm nầy.

Vào những ngày thứ bảy, trẻ em tham dự lớp học tiếng Duy Ngô Nhĩ tại khu ngoại ô Gilles Plains ở Nam Úc, các em tụ tập lại để học tiếng mẹ đẻ của mình.

Đây là trường học lớn nhất trong số 3 trường duy nhất dạy tiếng Duy Ngô Nhĩ trên nước Úc và họ cùng liên kết nhau để duy trì tiếng nói của họ còn tồn tại.

Ân xá quốc tế cho biết, tại quê hương của họ ở tỉnh Tân Cương, người dân Duy Ngô Nhĩ là đối tượng bị giám sát chặt chẽ, bị buộc từ bỏ ngôn ngữ cũng như niền tin tôn giáo của họ và thề trung thành với chủ tịch Tập cận Bình.

Thế nhưng chính phủ Trung quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại cải tạo, thuộc một phần trong kế hoạch đồng hóa họ về mặt văn hóa.

Theo Liên hiệp quốc, Trung quốc có 56 nhóm sắc tộc chính thức được nhìn nhận và hơn 100 ngôn ngữ có nguy cơ bị biến mất.

Người Úc gốc Duy Ngô Nhĩ ít khi hoặc không thể liên lạc với thân nhân tại Tân Cương.

Bà Zulfiya Abdullah là hiệu trưởng của trường dạy tiếng Duy Ngô Nhĩ tại Adelaide, quyết tâm truyền thừa ngôn ngữ nầy cho thế hệ tiếp nối.

“Chúng tôi tỉm cách dạy cho các cháu ngôn ngữ của chúng tôi tại Úc, để chúng biết được hai ngôn ngữ đó là tiếng Anh cũng như ngôn ngữ của chúng tôi quan trọng như thế nào cho chúng, bởi vì chúng là những người Duy Ngô Nhĩ".

"Nếu chúng tôi bị xóa sạch và nếu chúng tôi mất đi ngôn ngữ, đó có nghĩa là toàn thể đất nước Duy Ngô Nhĩ sẽ chẳng còn, vì vậy đây là điều hết sức quan trọng cho con cháu tôi và những đứa trẻ đến họ ngôn ngữ mẹ đẻ”, Zulfiya Abdullah.

Đối với người Duy Ngô Nhĩ trốn chạy sang Úc, họ luôn mong mỏi có ngày trở lại quê hương ở Tân Cương.

Bà Abdullah hy vọng có một ngày bà được an toàn trở về và bà cho các học sinh biết rằng, mọi người có trách nhiệm gìn giữ tiếng mẹ đẻ.

“Đó là những gì chúng tôi dạy các cháu, chúng tôi nói rằng một ngày nào đó chúng ta trở về quê hương khi có được tự do, chúng ta sẽ dạy trẻ em tại quê nhà vốn đã mất loại ngôn ngữ mẹ đẻ nầy”.

Trường dạy nầy có 5 cấp, trong chương trình dạy tiếng Duy Ngô Nhĩ, nhờ các giáo viên thiện nguyện.

Thế nhưng bà Abdullah cho biết, do thiếu liên lạc với quê nhà, khó khăn lớn nhất là tìm ra các sách giáo khoa thích hợp.

“Khi quí vị nhìn vào các trường học của sắc tộc Nhật bản hay sắc tộc Ý, họ có thể nhận các tài liệu từ quê nhà, thế nhưng với chúng tôi thì chuyện nầy không thể thực hiện được".

"Đầu tiên chúng tôi không thể liên lạc với những người trong nước và thứ hai là mọi người có học thức đều bị quản chế tại gia, vì vậy chúng tôi chẳng có nguồn tài liệu nào cả".

"Chúng tôi phải dịch các chương trình học tại Úc, sang ngôn ngữ của chúng tôi”, Zulfiya Abdullah.

Còn bà Zulfia Erk khởi sự trường dạy mới nhất với tiếng Duy Ngô Nhĩ tại Sydney.

Trường được khai giảng vào đầu năm và học sinh chỉ mới bắt đầu ở học kỳ 2.

Trường nầy sẽ nâng tổng số các trường dạy tiếng Duy Ngô Nhĩ tại Úc là 4 trường, mặc dù họ đang tìm kiếm các cơ sở có tính cách thường trực.

Tương tự với những kinh nghiệm tại Adelaide, bà Erk cho biết không thể tìm được sách giáo khoa.

“Các tài liệu đã bị phá hủy bởi vì ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ bị cấm đoán tại quê nhà, vì vậy chúng tôi không thể mang các tài liệu đó trở lại quê hương".

"Đó là lý do vì sao chúng tôi không nghĩ đến việc nầy, vì họ có thể gặp khó khăn”, Zulfia Erk.

Bà Erk chỉ thỉnh thoảng mới liên lạc được với gia đình ở Tân Cương.
"Chúng có thể trò chuyện và ăn uống cùng loại thực phẩm, vì vậy chúng sẽ thuộc về một nhóm có nền văn hóa riêng của các cháu”, Zulfiya Abdullah.
Bà cho biết, người Duy Ngô Nhĩ sống trong tình trạng luôn bị khủng bố.

“Đã lâu rồi tôi chưa có dịp nói chuyện với họ, cũng như chẳng có ý kiến về những gì xảy ra cho họ. Họ có khỏe mạnh hay không, tôi thực sự không chắc được”, Zulfia Erk.

Khoảng 1 tháng trước, bà Erk tìm cách liên lạc được với người chị gái, thế nhưng bà nhận được tin tức gây chấn động.

“May mắn là chị tôi trả lời, thế nhưng chị quá sợ hãi nên cuộc trò chuyện không kéo dài lâu, khoảng một phút là chấm dứt. Chị cho biết, đứa con út của chị đã bị bắt đi mất”.

Còn ông Nurmuhammad Majid là Chủ tịch của Hiệp hội Úc-Đông Turkestan.

Ông nầy cũng không biết được tin tức gia đình, điều nầy khiến cho ông mong mỏi được hồi âm các cú gọi điện thoại.

“Tôi tin rằng anh trai tôi, 2 em trai và 2 em gái đều bị bắt và đưa vào trại cải tạo ở Trung quốc, khiến cho các cháu tôi đều mồ côi".

"Tôi cũng nhận được tin là cha tôi đã qua đời 3 tuần lễ trước".

"Tôi không thể liên lạc với gia đình, ngay cả một vài lời với cha tôi trước khi ông mất và tình trạng như vậy gây ra cuộc khủng hoảng tinh thần lớn lao với chúng tôi”, Nurmuhammad Majid.

Ông cho biết, đại đa số trẻ em sinh sau năm 2000 tại đông Turkestan, đều không thể nói tiếng Duy Ngô Nhĩ, trong khi lại thông thạo tiếng Hoa.

“Người Duy Ngô Nhĩ hiện sống trên bờ vực của sự đồng hóa và tranh đấu để bảo tồn bàn sắc của riêng mình".

"Tôi có thể nói rằng theo hiểu biết của tôi, người Duy Ngô Nhĩ trở thành một sản phẩm nhân tạo của Trung quốc".

"Mọi chuyện đều bị bó buộc, không được con tim chúng tôi chấp nhận và chúng tôi bị kiểm soát cũng như bị buộc phải sát nhập, vào đường lối của Trung quốc”, Nurmuhammad Majid.

Tại Trung quốc, các tin tức cho thấy tiếng Duy Ngô Nhĩ dần dà bị loại khỏi cấp trung học và đại học.

Tiến sĩ David Brophy là giảng viên cao cấp về Lịch sử Trung Hoa Cận đại tại đại học Sydney.

Ông nói rằng, việc thông thạo tiếng Hoa được nhà cầm quyền xem là tiền đề cho việc tham dự vào Xã hội Trung quốc.

“Rõ ràng một điều là nhà cầm quyền Trung quốc không còn kiên nhẫn, về chuyện dần dà sát nhập nền văn hóa Duy Ngô Nhĩ vào Trung quốc".

"Trước đó họ hy vọng người Duy Ngô Nhĩ, sẽ dần dần sát nhập vào nền văn hóa chính mạch và họ tin tưởng vào chính sách đó".

"Vì vậy chúng tôi nghe rất nhiều về cuộc sống bên trong các trại nầy, liên quan đến các lớp học dạy tiếng Hoa”, David Brophy.

Tiến sĩ Brophy cho biết, việc mất một ngôn ngữ là mối quan ngại lớn lao.

“Tôi nghĩ rằng chiếu hướng hiện tại sẽ tiếp tục, nhưng tôi không nghĩ là tiếng Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn bị mất hẳn, thế nhưng sẽ trở thành một loại ngôn ngữ chỉ nói trong gia đình với những người thân, sẽ không nói với những thầy cô giáo tại trường".

"Việc đó rõ ràng tạo nên một sự biến mất vị thế của một ngôn ngữ, thế nhưng chắc chắn là ở mức độ thấp hơn tiếng Hoa rất nhiều. Tôi nghĩ qua thời gian, nó sẽ dẫn đến chuyện biến mất đi”, David Brophy.

Hiệu trưởng của trường học tại Adelaide là Zulfiya Abdullah cho biết, việc học hỏi tiếng Duy Ngô Nhĩ sẽ giúp cho những người trẻ, hiểu biết về nguồn gốc của mình.

“Đó là điều quan trọng cho trẻ em, khi biết được chúng là ai và thuộc về nhóm sắc tộc nào".

"Chúng có thể trò chuyện và ăn uống cùng loại thực phẩm, vì vậy chúng sẽ thuộc về một nhóm có nền văn hóa riêng của các cháu”, Zulfiya Abdullah.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share