Hơn một ngàn ký giả bị giết trong 12 năm qua

A candlelight vigil in Istanbul protesting the death of Jamal Khashoggi

A candlelight vigil in Istanbul protesting the death of Jamal Khashoggi Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đó là vụ sát hại dã man ký giả người Á rập Saudi lả Jamal Khashoggi trong tòa lãnh sự Saudi tại Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ.


Sau nữa là vụ gởi một bưu kiện chứa bom đến chi nhánh của hãng tin CNN tại Mỹ.

Hai sự kiện nổi bật nầy trong những tuần qua nêu bật một số nguy hiểm nhắm vào các ký giả trên khắp thế giới.

Tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc hiện dùng ngày thứ sáu 2 tháng 11 sắp tới, là Ngày Chấm Dứt Các Tội Ác Đối Với Ký Giả, nhằm lưu ý về trường hợp các ký giả bị giết khi nói lên sự thực.

Đã có hơn một ngàn ký giả bị sát hại, khi đang thi hành phận sự trong 12 tháng qua.

Đó báo cáo của Tổ chức UNESCO thuộc Liên hiệp quốc, khi đánh dấu Ngày Quốc Tế Chấm Dứt Việc Miễn Tội Đối Với Các Tội Ác Nhắm Vào Các Ký Giả, vào ngày thứ sáu 2 tháng 11.

Liên đoàn Ký giả Quốc tế cho biết, nếu tính luôn những người cùng làm việc với các ký giả, thì con số lên đến hơn 2 ngàn người.

Quyền Giám đốc Liên đoàn tại Á châu Thái bình dương là bà Jane Worthington nói rằng, sáng kiến đề ra một ngày nhằm tưởng niệm cái chết của họ, là một nhắc nhở quan trọng cho những khó khăn mà ký giả phải đối phó.

“Ngày Quốc Tế Chấm Dứt Các Vụ Miễn tội đã đến, nó được hình thành nhằm đối phó với mối quan tâm ngày càng gia tăng, về con số ngày càng nhiều các ký giả bị nhắm đến trên khắp thế giới và sự thực là, công lý ít khi mang lại những bảo đảm an ninh cho họ”.

Thật vậy, trong 10 vụ sát hại ký giả thì có đến 9 vụ trong đó kẻ sát nhân không bị trừng phạt.

Liên đoàn cho biết, chỉ riêng trong năm nay đã có 72 ký giả và những người cùng làm việc với họ đã bị sát hại trên toàn cầu.

Cái chết mới đây của ký giả người Á rập Saudi và là người chỉ trích Hoàng gia là ông Jamal Khashoggi, bị giết trong tòa lãnh sự Saudi ở Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, đã được cả thế giới quan tâm theo dõi.

Á rập Saudi thừa nhận việc hạ sát ông nầy là một chuyệncó mưu tính trước, thế nhưng câu hỏi vẫn là ai trong chính phủ có dính líu trong vụ nói trên.

Chủ tịch Liên Minh Truyền thông, Giải trí và Nghệ Thuật là ông Paul Murphy nói rằng vụ sát hại đó cùng nhiều trường hợp khác, cho thấy vì sao những ngôn từ hiện thời có tính cách tiêu cực, liên quan đến truyền thông và nghề ký giả là rất nguy hiểm.

“Ở vào thời điểm mà các ký giả bị tấn công nhiều hơn bao giờ hết và chuyện nầy khiến mọi người quan tâm, từ Tổng thống Donald Trump cho đến mọi người với những từ ngữ lên án, thế nhưng lời nói không mang đến hậu quả gì".

"Các ký giả thường bị nhắm đến, do kết quả của những ngôn từ hay bản tin và khi quí vị tổng hợp những thất bại hoàn toàn trong việc điều tra thích đáng những vụ sát nhân nây, thì đó quả là một thảm họa”, Paul Murphy.

Các quốc gia mà ký giả bị vong mạng nhiều nhất trong năm nay là Afghanistan, Syria, Yemen và Mexico.

Bà Worthington cho rằng, cái chết cũa bất cứ ký giả nào hay các nhân viên làm việc trong lãnh vực truyền thông nên được quan tâm đến.

“Đó là bằng chứng cho thấy, một số việc trong cộng đồng và xã hội gặp bế tắc. Khi một ký giả bị giết, đó là một dấu hiệu cảnh báo mà quí vị nên nhìn nhận là, có chuyện gì sai trái trong một quốc gia”.

Nước Úc có 9 trường hợp ký giả bị giết mà không bị xử án, chỉ có một trường hợp liên quan đến một ký giả làm việc trong vùng giao tranh ở ngoại quốc.

Trường hợp đặc biệt là bà Juanita Nielsen, một ký giả ở Sydney và là một biên tập viên đã mất tích vào ngày 4 tháng 7 năm 1975.

Bà nầy là chủ nhân và là người xuất bản tạp chí NOW và cũng là người chỉ trích mạnh mẽ và vận động chống lại những vấn đề phát triển chung quanh khu vực Potts Point ở Sydney.

Vụ nầy vẫn chưa được giải quyết, mặc dù có những cố gắng đáng kể để tìm ra thi thể của bà, để truy tố án sát nhân đối với những kẻ đã hạ sát bà.

Một trường hợp nói đến nhiều, được mang tên là Balibo Five.

Lực lượng Indonesia đã hạ sát các ký giả như Brian Peters, Malcolm Rennie, Tony Stewart, Gary Cunningham và Greg Shackleton tại Balibo ở Đông Timor, vào ngày 16 tháng 10 năm 1975.
"Tôi muốn nói là, quí vị có mọi tổ chức trên toàn cầu và UNSECO cũng gây áp lực lên các chính phủ, thế nhưng cuối cùng là các chính phủ phải mang lại các thay đổi, kết quả là có ngày vận động hôm nay, về những chuyện như vậy”, Jane Worthington.
Ông Paul Murphy nói rằng, trường hợp nói trên có lẽ chỉ có ưu tiên thấp đối với Cảnh sát Liên bang Úc vì một lý do.

“Họ thừa nhận rằng, họ không có được sự hợp tác từ Indonesia, cũng như chẳng có bất cứ sự tương tác nào với cảnh sát Nam Dương".

"Làm sao quí vị có thể mở cuộc điều tra chính xác mà không được sự cộng tác như vậy, thực sự quả là vượt quá sự hiểu biết của tôi".

"Chúng ta chỉ có thể nghi ngờ rằng, có một vài ảnh hưởng chính trị quốc tế cũng như tính chất nhạy cảm trong vụ”, Paul Murphy.

Ngoài các ký giả bị sát hại, UNESCO còn báo cáo hàng ngàn ký giả khác trên khắp thế giới đã bị tấn công, quấy nhiễu, bị bắt, cầm tù hay bị truy tố với các cáo trạng giả tạo, mà kẻ phạm tội không hề bị đưa ra trước tòa xét xử.

Ông Murphy nói rằng việc miễn tội là chuyện hết sức nguy hiểm, không chỉ đối với các ký giả mà cả công chúng nói chung nữa.

“Nó gởi đi một thông điệp là các ký giả có thể bị nhăm đến và nếu giết chết một ký giả, quí vị có 90 phần trăm là có thể không bị truy tố chi cả, điều nầy quả thật khiến mọi người kinh hãi”.

Trong khi nước Úc có thành tích tốt đối với vấn đề an toàn thân thể các ký giả, thì Úc cũng gặp các vấn đề về tự do báo chí.

Cũng có những quan ngại về hành động nhằm hình sự hóa nghề ký giả và nhắm vào những người dám lên tiếng.

Ông Murphy giải thích.

“Tình trạng tại Úc đối với các ký giả thường rất khó khăn, liên quan đến việc lấy tin tức và một loạt các hạn chế do chính phủ đặt ra, thủ tục về mạ lỵ và nhiều thứ khác nữa, thế nhưng chúng ta ở trong một tình huống tương đối may mắn tại Úc, đặc biệt khi so sánh với những nơi khác trên thế giới”.

Còn bà Worthington thuộc Liên đoàn Ký giả Quốc tế nói rằng, các thay đổi nhằm bảo vệ cho ký giả cần diễn ra ở mức độ chính phủ.

“Chính phủ phải là lực lượng thúc đẩy sự chấm dứt việc miễn tội trong những trường hợp nầy, họ phải đưa những kẻ sát nhân ra tòa và phải là một động lực thúc đẩy chuyện nầy".

"Tôi muốn nói là, quí vị có mọi tổ chức trên toàn cầu và UNSECO cũng gây áp lực lên các chính phủ, thế nhưng cuối cùng là các chính phủ phải mang lại các thay đổi, kết quả là có ngày vận động hôm nay, về những chuyện như vậy”, Jane Worthington.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share