Một năm trôi qua, tương lai vẫn bất định cho người Rohingya

Rohingya refugees flee on a makeshift raft in 2017

Rohingya Muslims aboard a makeshift raft in 2017 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đã một năm kể từ khi 700,000 người thiểu số Rohingya chạy khỏi bang Rakhine ở Myanmar để trốn tránh những đòn trấn áp từ chính quân đội chính phủ - một hành động mà Liên Hiệp Quốc cho là không khác gì một cuộc thanh lọc sắc tộc, ngày nay cùng với hơn 200,000 người Rohingya khác đang tị nạn ở Bangladesh, những con người không quê hương với một tương lai vô định chờ đón đang sống trong một điều kiện hết sức tồi tệ.


Trong một năm qua, những người tị nạn Rohingya từ Miến Điện đã sống trong những điều kiện khủng khiếp bên kia biên giới ở Bangladesh.

Họ sống chen chúc trong nhà tạm, chủ yếu làm bằng tre với các tấm nhựa che gió mưa.

Gần một triệu người phải bỏ đi khỏi nơi sinh sống của mình và không quốc tịch.

Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc Elaine Pearson tóm tắt tình hình

"Đây là một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong thời hiện đại của chúng ta. Chúng tôi thấy 700,000 người Rohingya chạy trốn khỏi sự tàn sát tồi tệ nhất. Đây là tội ác chống nhân loại. Toàn bộ làng bị đốt cháy ra tro. Đàn ông bị tàn sát, phụ nữ bị hãm hiếp, trẻ em - trẻ sơ sinh - bị ném vào lửa. Và những người đã có thể tìm cách thoát khỏi những hành vi giết chóc này đến Bangladesh, thì đến nay đã một năm họ vẫn ở trong các trại quá đông đúc, và thực sự không có nơi nào để đi."

Các nhóm nhân quyền cho biết quân đội Myanmar đã thực hiện các cuộc tấn công thường dân, đốt cháy toàn bộ làng và giết chết hàng ngàn người trong cái gọi là "Chiến dịch làm cỏ".

Liên Hiệp Quốc gọi những hành động này của quân đội Miến Điện là "Điển hình cho cuộc thanh lọc sắc tộc."

Quân đội Myanmar thì khăng khăng cho rằng họ chỉ đáp trả lại với các cuộc tấn công của các chiến binh Rohingya vào 30 đồn cảnh sát và một căn cứ quân sự, và nói rằng những lời tố cáo về các hành động bạo lực và hãm hiếp là bịa đặt và tạo dựng.

Nhiều người đã trốn sang Bangladesh hiện đang sống trong một trại tị nạn ở Cox's Bazar. Điều kiện sống thiếu vệ sinh, và những chấn thương tinh thần là một vấn đề khác đang đeo bám họ.

Donald Kazungu của Tổ chức Bác Sĩ Không Biên giới Medecins San Frontieres ở Bangladesh nói rằng những lo ngại về sức khỏe tâm thần đang lan rộng.

"Vấn đề sức khỏe tâm thần trở nên trầm trọng bởi các yếu tố khác nhau - nỗi lo sợ cho sự an toàn của họ và tương lai bất định trong tình thế tiến thoái lưỡng nan không được công nhận từ cả hai phía."

Medecins Sans Frontieres cho biết họ đã cung cấp hơn 650,000 cuộc tham vấn y tế tại 19 cơ sở y tế của tổ chức này ở Cox's Bazar, nhưng ông Kazungu nói rằng như vậy vẫn không đủ để giải quyết mọi vấn đề.

"Không có tổ chức duy nhất nào có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trong khi chúng tôi vẫn duy trì các dịch vụ hiện tại và cố gắng cải thiện nó, thì nói cho cả thế giới biết về hoàn cảnh và điều kiện của họ là điều cần làm cho người Rohingya."

Yunus Mohammed, người sống ở Melbourne, đã rời bỏ miền bắc bang Rakhine cách đây 8 năm và cũng nói rằng anh cũng bị quân đội Myanmar tấn công.

"Đôi khi họ hỏi kêu đưa tiền. Nếu bạn không thể cho tiền, họ đánh bạn, đá bạn. Họ làm như vậy từ nhiều năm rồi."

Anh nói mẹ anh đã thuyết phục anh rời đi trong khi bà thì ở lại phía sau. Bây giờ bà vẫn bị mắc kẹt ở Bangladesh cùng với một số thành viên khác trong gia đình.

Mohammed nói anh rât lo lắng cho mẹ và người thân của mình.

"Tôi lo lắng vì họ phải ngủ trên sàn nhà. Thời tiết lạnh, bây giờ là mùa mưa, gió mùa ... Họ không thể đi đâu cả. Họ không thể làm gì cả."

Đã có hai thoả thuận được ký nhằm cố gắng giải quyết vấn đề người Rohingya. Một thỏa thuận giữa Bangladesh và Myanmar được ký kết vào cuối tháng 11, và một thỏa thuận khác giữa Liên hợp quốc và Myanmar ký vào tháng Bảy.

Cả hai đều được cho là để bảo vệ sự trở về của hàng trăm ngàn người tị nạn, nhưng Liên Hợp Quốc đã từ chối bình luận về chi tiết của thỏa thuận này.

Nhiều người Rohingya nói họ sẽ không trở về cho đến khi Myanmar công nhận họ là công dân và bảo đảm sự an toàn của họ.

Bà Pearson nói rằng một số người trở về đã phải đối mặt với những nỗi kinh hoàng mới.

"Một số người Rohingya trở về Miến Điện đã thực sự phải đối mặt với sự tra tấn. Họ bị tập trung lại sau khi quay trở về, bị giam giữ, kết án tù, rồi cuối cùng được thả ra. Nhưng trong thời gian đó, họ bị đánh đập ... trong một số trường hợp, họ đã bị cho điện giật. Tóm lại, họ thực sự bị đối xử rất tệ. Và họ, thật không may, phải chạy trốn sang Bangladesh lần nữa."

Điều đó đẩy người Rohingya trong tình thế gần như không có đường chọn lựa, hoặc ở lại trại tập trung hay là quay về với nỗi kinh hoàng mà từ đó khiến họ chạy trốn. 

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share