Sắc tộc Rohingya: Khi quê hương không còn là nhà

One of the images from Ali MC's Rohingya collection

One of the images from Ali MC's Rohingya collection Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những người Rohingya ở Úc đang chứng kiến cảnh thân nhân của mình ở bang Rakhine nhà tan cửa nát vì chiến dịch "thanh lọc sắc tộc" của quân đội chính phủ Myanmar. Mới đây, Đại học Western Sydney đã tổ chức buổi triển lãm ảnh về cộng đồng sắc tộc thiểu số này. Đây là dịp để người Rohingya tại Úc giới thiệu hình ảnh dân tộc mình đến với các sắc dân khác tại Úc, và kêu gọi mọi người hướng về những người Rohingya đang bị áp bức tại quê nhà.


Những bức ảnh trưng bày tại buổi triển lãm ở Đại học Western Sydney, không gì khác ngoài cảnh sống cùng cực, sự áp bức, bất công mà những người dân tộc thiểu số Rohingya đang phải đương đầu trên quê hương Myanmar.

Cùng với đó là những hình ảnh bày tỏ tinh thần quật cường, ý chí chiến đấu không mệt mỏi vì khát vọng được sống, được tư do và mưu cầu hạnh phúc.

Niềm khát khao ấy đã thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Ali M-C. Trong ảnh, một phụ nữ trẻ người Rohingya hiên ngang khoanh tay, nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh, như muốn bày tỏ lòng căm phẫn trước những gì mà chính phủ Myanmar đã gây ra cho người thiểu số Rohingya. Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời bức ảnh, nhiếp ảnh gia Ali xúc động cho biết:

“Theo tôi, bức ảnh này mang biểu cảm sâu sắc. Nó cho thấy một niềm tự hào mãnh liệt. Một sức mạnh bền bỉ và sự quật cường của người Rohingya trẻ tuổi. Chúng ta nên biết rằng, có rất nhiều trẻ em là nạn nhân của các cuộc diệt chủng tại bang Rakhine. Tuy nhiên, người Rohingya không hề từ bỏ hy vọng. Họ luôn tìm cách tăng cường sức mạnh để đấu tranh cho cộng đồng của mình.” 

Qua ảnh kể phận người

Là một nhà văn, một nhạc sĩ, kiêm nhiếp ảnh gia, và nhà hoạt động vì nhân quyền, ông Ali đã chụp nhiều bức ảnh tại các trại tị nạn, và những ngôi làng người Rakhine ở Myanmar, khoảng 1 năm trước khi leo thang các cuộc xung đột tôn giáo vào tháng 8/2017.

Trong những tác phẩm của mình, Ali đã cố gắng thể hiện cho thế giới thấy được hoàn cảnh sống khốn khổ của người dân bang Rakhine, khiến hơn 700,000 người Rohingya phải chuyển đến các trại tị nạn ở Bangladesh. Nhiếp ảnh gia hy vọng chuyển tải thông điệp của mình thông qua những bức ảnh. Đó chính là sự kết nối những nạn nhân của cuộc khủng hoảng nhân đạo với cánh cửa tương lai trên đất Úc. Ông Ali cho biết thêm:

“Người Rohingya đều ý thức được nhân phẩm của mình, bất chấp hoàn cảnh. Vì vậy, trong những bức ảnh của tôi, tôi thật sự muốn diễn tả điều này. Mỗi tác phẩm đều cho thấy sự kết nối mọi người bằng sức mạnh và khả năng quật cường, rằng người Rohingya cũng phải được đối xử công bằng như bất cứ sắc dân nào trên thế giới”.
Hầu hết những người Rohingya theo đạo Hồi bị từ chối quyền công dân tại đất nước Phật giáo Myanmar, mặc dù họ đã sống trên quê hương mình hàng thế kỉ.
Trong hàng loạt những bức ảnh thể hiện đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Rohingya, mọi người đặc biệt chú ý vào hình ảnh một người cha đang ẳm đứa con trai bị bại liệt, đang nhìn chằm chằm vào chiếc máy camera. Và ở những bức hình khác, thân phận con người bị chà đạp khi phải đeo thẻ nhận dạng. những bức ảnh làm lay đọng lòng người.

Hầu hết những người Rohingya theo đạo Hồi bị từ chối quyền công dân tại đất nước Phật giáo Myanmar, mặc dù họ đã sống tại khu vực phía Tây đất nước hàng thế kỉ.

Anh Ahsan al-Haque, từ hội những người tị nạn Rohingya tại Úc cho rằng, những bức ảnh đã phác họa chân thật về thân phận những người khốn khổ Rohingya.

“Buổi triển lãm đã nói lên tất cả sự thật những thống khổ mà cộng đồng người Rohingya đã và đang trải qua. Các tác phẩm trưng bày đã cho thấy những gương mặt khắc khổ, nhưng rất nỗi kiên cương, mặc dù phải hứng chịu nhiều cuộc đàn áp bất công."

Anh Ahsan al Haque sinh trưởng tại bang Rakhine, nhưng đã tìm đường vượt biên sang Úc từ 9 năm trước. Anh nói rằng, những cuộc đàn áp gần đây càng khiến người Rohingya xích lại gần nhau hơn. 

“Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc diệt chủng và tàn sát trong quá khứ. Chúng tôi mong muốn rằng điều này sẽ không tái diễn nữa. Những ai trực tiếp bị tổn thương, có lẽ họ rất oán giận và căm phẫn trước những gì đã xảy ra. Và điều này đã góp thêm động lực, làm gia tăng sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ những người Rohingya đang chịu áp bức, bất công”

Cần lắm những tấm lòng

Tổ chức Liên hiệp quốc đã lên án mạnh mẽ các báo cáo về vụ tàn sát, cũng như bạo lực tình dục chống lại cộng đồng sắc tộc Rohingya. Tuy nhiên, chính quyền Myanmar luôn phũ nhận các cáo buộc diệt chủng, và giải thích rằng, những chiến dịch của quân đội nhắm mục tiêu là những nhóm nổi dậy trong vùng, chứ không phải là dân thường Rohingya.

Tính đến nay, chính phủ Úc đã hỗ trợ 51 triệu đô la để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya. Ông Paul Power, từ Ủy ban người Tị nạn Úc cho rằng, Úc cần phải tiếp tục hỗ trợ và thúc giục Myanmar tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng người tị nạn. Ông Power nói:

“Nhóm người này không có quốc tịch ngay trên chính quê hương của họ, những người không những bị đàn áp bởi Chính quyền địa phương mà còn cả đa số người Myanmar. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của cộng đồng quốc tế, trong nỗ lực giúp đỡ nhóm người tị nạn Rohingya”

Nội dung trên cũng chính là thông điệp mà nhiếp ảnh gia Ali MC muốn kêu gọi mọi người, nhất là cộng đồng Rohingya tại Úc phải chung tay ủng hộ, góp lên tiếng nói của mình đòi lại quyền công dân cho những người Rohingya ở quê nhà Myanmar. Cùng với đó, bằng sức mạnh ngoại giao, sự can thiệp của chính phủ Úc sẽ góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn Rohingya.

“Nước Úc đóng vai trò rất quan trọng, về mặt chính trị lẫn xã hội, nơi mọi người có thể đứng lên ủng hộ cộng đồng người Rohingya. Chính phủ Úc có thể viện trợ nhân đạo, hay chấp nhận người tị nạn Rohingya, để xoa dịu những tổn thương và mất mát mà họ đã trải qua. Chúng ta phải có trách nhiệm cưu mang những người thống khổ này”.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share