Người thất nghiệp do COVID-19 tại một số quốc gia biểu tình phản đối chính phủ

Israelis protest against Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu outside his residence in Jerusalem

Israelis protest against Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu outside his residence in Jerusalem Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong khi Covid-19 càn quét trên khắp thế giới, nhiều người bị mất việc trong đại dịch đang bày tỏ sự giận dữ, cảm thấy thất vọng trước các ứng phó của chính phủ. Hàng ngàn người dân Israel đã biểu tình bên ngoài nơi ở của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, trong khi ở Brazil nhiều người cho biết họ không nhận được sự hỗ trợ tài chính như chính phủ đã hứa hẹn.


Hàng ngàn người Israel đã biểu tình bên ngoài nhà của Thủ tướng Benjamin Netanyahu ở thủ đô Jerusalem, phản đối cách ứng phó của chính phủ trước khủng hoảng coronavirus.

Bất chấp việc Thủ tướng Netanyahu đã thông báo nhiều gói hỗ trợ kinh tế, cư dân tại đây vẫn phẫn nộ do các thủ tục quan liêu và tốc độ chậm chạp trong việc khai triển các biện pháp cứu trợ.

Một người biểu tình kêu gọi ông Netanyahu từ chức, nói rằng các trợ giúp của chính phủ được đưa ra quá trễ và và quá ít ỏi.

“Chúng tôi đến đây trong tình yêu, cho các mục đích tốt đẹp và phản đối Thủ tướng - người mà đã lan truyền những quan điểm ghét bỏ trong 11 năm qua. Và chúng tôi muốn ông ấy rời đi, nhưng không dùng đến vũ lực. Chúng tôi ở đây ngày hôm nay với tình yêu thương, chống đối Netanyahu và chính phủ. Tất cả chúng tôi thất nghiệp là vì bối cảnh hiện tại.”

Theo sau một sự bùng phát mạnh các ca lây nhiễm COVID-19, chính phủ Israel đã áp đặt lại các hạn chế.

Nhà hàng một lần nữa không được phục vụ khách ăn trong nhà, phòng gyms và các phòng tập thể dục cũng đóng cửa, trong khi các tiệm làm đẹp, bảo tàng và các điểm du lịch phải đóng cửa vào cuối tuần.

Việc đưa trở lại các biện pháp phong tỏa đã khiến nhiều người dân yêu cầu sự hỗ trợ tăng cường từ chính phủ, và tỷ lệ ủng hộ thủ tướng ở đây giảm xuống dưới 30 phần trăm.

Ông  Netanyahu đang kêu gọi người dân dừng lại việc biểu tình, do lo ngại các vụ xuống đường sẽ dẫn đến rủi ro lây lan virus.

“Tôi muốn nói với tất cả những người tham gia biểu tình, từ mọi phía - những người ủng hộ chính phủ và những người phản đối - phải tuân thủ hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe của các bạn."
Đừng kéo đất nước này vào tình trạng hỗn loạn, bạo lực hay làm lây lan bệnh dịch. Đừng bị đẩy vào việc tấn công cảnh sát - họ chỉ đang thực hiện công việc của họ.
Trong khi đó, những người thất nghiệp tại Brazil nói rằng họ chưa nhận được khoản hỗ trợ tài chính 170 đô la mà chính phủ đã hứa như là một phần của gói cứu trợ COVID-19.

Nhiều người đã kéo đến bên ngoài các ngân hàng trên khắp đất nước để mong nhận được khoản tiền.

Hàng trăm người dân Brazil đối mặt với chậm trễ trong các khoản hỗ trợ, do các quy trình phức tạp, và các phản ứng không đồng nhất trong việc đối phó với tình huống khẩn cấp.

Tổng thống Jair Bolsonaro đã bị chỉ trích do sự ứng phó chậm chạp trong đại dịch này.

Công dân Cleber de Carvalho là một người thợ cắt tóc, nhưng đã mất việc do các biện pháp giới hạn vì coronavirus.

Anh đã bắt đầu nhận được tiền trợ cấp, nhưng cho biết rằng nó đã bất ngờ bị ngưng lại.
Tôi phải đợi đến tháng Tám để có thể có tiền mua đồ ăn. Đó là một điều đáng xấu hổ, không có ai xứng đáng phải trải qua chuyện này. Nó không thể chấp nhận được.
Tại Romania, hai ngôi làng Gornet và Cartojani đã bị đặt dưới lệnh phong tỏa.

Các quy định mới tại quốc gia này cho phép việc phong tỏa được áp dụng tại các địa điểm mà số lượng ca nhiễm virus cao hơn mức 3 ca cho mỗi 1,000 dân. Và giới chức tại đây cho rằng không có cách nào khác để kiểm soát sự lây lan của virus.

Quy định mới được đưa ra sau khi Romania lần đầu tiên ghi nhận hơn 1,000 ca nhiễm bệnh mới trong một ngày.

Cảnh sát đang kiểm soát xe cộ và người dân di chuyển ra vào các ngôi làng này.

Người lái xe tải Adrian Anton nói rằng, các quy định y tế cần phải được tuân thủ.

“Chúng ta cần phải đẩy lùi khỏi virus này, nó không phải là cái gì đơn giản để có thể nói chơi. Đây là tình huống cấp bách, và chúng ta không thể làm gì khác. “

Trong khi đó tại Châu Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa  [[rah-muh-POH-zuh]] tuyên bố rằng coronavirus đã tấn công.
Cơn bão coronavirus thực sự đã tiến đến như chúng tôi đã nói là nó sẽ tới, với các tỉnh Eastern Cape, Gauteng và KwaZulu-Natal đang chứng kiến một mức tăng mạnh số ca lây nhiễm. Trong khi cả đất nước sẵn sàng để đối mặt với các tuần lễ khó khăn trước mắt, chúng ta cũng biết rằng hơn phân nửa những người nhiễm bệnh giờ đây đã hồi phục.
Số ca nhiễm coronavrus tại Nam Phi đã vượt ngưỡng 400,000 người, là mức cao thứ năm trên toàn thế giới.

Trong một nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, ông Ramaphosa xác nhận rằng các trường học sẽ tạm dừng trong bốn tuần lễ.

Và quý thính giả có thể cập nhật thông tin mới nhất về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus

---

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. 

Xét nghiệm sẵn có ở khắp nơi trên nước Úc. Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy ở nhà và gọi cho bác sĩ của bạn để kiểm tra, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Xem tin tức và thông tin bằng 63 ngôn ngữ tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share