Mỹ dự tính mua 100 triệu liều vắc xin chống COVID-19

A coffin wrapped in plastic is lowered into a common grave at a cemetery in Cochabamba, Bolivia

A coffin wrapped in plastic is lowered into a common grave at a cemetery in Cochabamba, Bolivia Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hoa Kỳ cho biết sẽ chi hàng tỷ đô la để mua 100 triệu liều thuốc chủng có thể chống lại COVID-19. Việc nầy diễn ra khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh cáo rằng những người trẻ có thể phát triển những khó khăn dài hạn cho sức khoẻ từ đại dịch coronavirus.


Chính phủ Mỹ loan báo sẽ chi gần 2 tỷ đô la để mua 100 triệu liều thuốc chủng chống lại coronavirus, từ các hãng dược phẩm Pfizer và hãng cộng tác tại Đức là BioNTech.

Tổng Thống Mỹ Donald Trump cho biết, đây là một bước quan trọng nữa trong nỗ lực phát triển loại vắc xin COVID-19.

“Hy vọng tiến trình chấp thuận ngân khoản này sẽ nhanh chóng và chúng ta sẽ là kẻ chiến thắng trong chuyện nầy".

'Chúng tôi cũng nghĩ là các công ty khác đàng sau vụ vắc xin này sẽ sản xuất tốt các thuốc chủng, trước thời hạn".

"Là một phần trong Chiến dịch Wrapspeec, thông thường này cũng bảo đảm là chúng ta nhận được thêm 500 triệu liều vắc xin ngay sau đó”, Donald Trump.

Đây là một số tiền lớn nhất mà Hoa Kỳ đã đồng ý chi ra cho một loại thuốc chủng từ trước đến nay.

Công ty sẽ không nhận được bất cứ món tiền nào, trừ khi thuốc chủng của họ có vẻ an toàn, hữu hiệu và sản xuất thành công.

Thế nhưng một số các nhà vận động cảnh cáo rằng hành động này có thể khiến gia tăng cuộc chạy đua của các quốc gia giàu có tồn trữ các loại vắc xin này.

Tổ chức Tiếp cận Vắc xin COVID-19 Toàn cầu gọi tắt là COVAX, cùng với Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, Liên Minh Chủng Ngừa và Liên hiệp Các Phát minh Chuẩn bị cho Trận Dịch tất cả đều nhắm vào việc sản xuất 2 tỷ liều vắc xin được chấp thuận và hữu hiệu trên thế giới.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới nói rằng COVAX giúp các chính phủ bảo đảm rằng mọi người được quyền ngang nhau trong việc tiếp cận loại vắc xin và đó là con đường duy nhất để ngăn chận việc các quốc gia gặp nguy hiểm hơn bị bỏ lại bên ngoài.

Tuy nhiên Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp cuả WHO là bác sĩ Michael Ryan nói rằng, vẫn còn có một số trở ngại phải vượt qua trước khi vắc xin được điều hành chính thức.

“Một cách thực tế, nó sẽ có mặt vào những tháng đầu năm và chúng ta bắt đầu thấy mọi người đi chủng ngừa, đó là vấn đề thứ nhất".

'Còn vấn đề thứ hai là vắc xin không bao giờ hữu hiệu 100 phần trăm cả”, Michael Ryan.

Ông Trump cũng thúc giục những người trẻ hãy tránh xa các quán rượu đông người và cẩn trọng trong việc ngăn chận sự lây lan của virút.

“Những vụ tụ tập ngày càng gia tăng như ngày lễ Tưởng niệm, cũng như những người trẻ chen chúc nhau trong các quán rượu và có lẽ ờ những nơi khác nữa, có thể là các bãi biển, có 4 hay 5 chỗ khác nhau như vậy".

"Chúng ta có 12 bãi biển được ghi nhận trong các hướng dẫn du lịch, dường như cũng góp phần vào việc lây lan virút nữa”, Donald Trump.

Những lời bình luận của Tổng Thống diễn ra sau khi có lời cảnh cáo từ WHO rằng, ngay cà những người trẻ cũng có thể gặp những vấn đề lâu dài do coronavirus.

Các vấn đề bao gồm việc khó tập thể dục dù nhẹ, phổi hoạt động không hoàn toàn và hay mệt mỏi.

Bác sĩ Ryan nói rằng virút có thể dẫn đến tiến trình bị viêm trong khí quản và các tiểu mạch dẫn máu lưu thông.

Ông cho biết, điều đó có nghĩa là việc này có thể mất một thời gian dài trước khi phổi và tim hoạt động trở lại bình thường.

“Sẽ mất một thời gian dài để phổi của quí vị trở lại hoạt động bình thường và đôi khi hệ thống tim mạch cũng như vậy".

"Đó là tại sao mọi người bị khổ sở vì mỏi mệt trong một thời gian dài".

"Họ cảm thấy rất khó để trở lại các phòng tập thể dục, họ cảm thấy hụt hơi khi lên xuống cầu thang".

"Đây là những người trẻ và nhiều người trong số họ đã hồi phục khá chậm”, Michael Ryan.
"Chúng tôi đến vài bệnh viện khác và nay hai người thân nhất của tôi chết vì sự lơ đễnh của y khoa, còn chính phủ chẳng làm gì cả”, một người dân địa phương.
Trong khi đó, tại Nam Mỹ, Bolivia gặp tình trạng không kịp chôn cất người chết do một đợt gia tăng các trường hợp nhiễm coronavirus.

Một toán cảnh sát đặc biệt thu thập ít nhất 420 thi hài trong 5 ngày qua, với 90 phần trăm được tin là đã chết vì COVID-19.

Kể từ khi các giới hạn được dỡ bỏ vào ngày 1 tháng 6, virút đã gia tăng gấp 6 lần tại quốc gia này, khiến cho giới chức y tế và các nhà quàn hoạt động đến mức tối đa.

Các phần mộ mới được lấp bằng xi măng và tên của người chết được viết nguệch ngoạc lên trên, cho đến khi có một tấm mộ bia với tên tuổi cẩn thận được thực hiện.

Những nhà quàn không thể bảo quản các thi hài, do các qui định chặt chẽ về virút phải được tuân thủ.

Một người dân địa phương cho biết, đây là tình trạng hết sức thê thảm.

“Hai người thân của tôi đã chết, chúng tôi đến bệnh viện và họ chẳng được chăm sóc chi cả vì bệnh viện quá đông đúc".

"Chúng tôi đến vài bệnh viện khác và nay hai người thân nhất của tôi chết vì sự lơ đễnh của y khoa, còn chính phủ chẳng làm gì cả”, một người dân địa phương.

Còn Tổng Thống Brazil, ông Jair Bolsonaro một lần nữa thử nghiệm dương tính với coronavirus.

Ông sẽ gia hạn hai tuần lễ cách ly và đình hoãn kế hoạch thị sát vùng tây bắc nước này.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share