Mái ấm gia đình: Chuyện chưa kể của những người phụ nữ gốc Việt bị chồng Úc bạo hành

2024-05-09_19-39-41.png

Overcoming this Grief: Stories from Vietnamese women surviving family violence in Australia Credit: Emily Duyen Dang

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

“Hoàn cảnh của người Việt đến Úc định cư hiện đã rất khác. Hệ thống bảo lãnh visa vợ chồng tạo ra sự bất bình đẳng trong mối quan hệ hôn nhân. Phần lớn phụ nữ khá thành công ở Việt Nam, có việc làm, nhà cửa và cuộc sống vững chắc, họ thấy khó để tìm được người chồng phù hợp ở Việt Nam vì học vấn cao, tuổi tác, lối sống độc lập, đổ vỡ trong cuộc hôn nhân trước… Người bảo lãnh về Việt Nam du lịch và được người quen giới thiệu cưới vợ. Những người đàn ông này thể hiện vỏ bọc ân cần khi ở Việt Nam. Nhưng sau khi cưới vợ và đưa qua Úc, họ trở mặt…”


là nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phòng chống Bạo hành Gia đình và Bình đẳng giới của Đại học Monash, đang hoàn thành bằng Tiến sĩ Xã hội học.

Cô đang thực hiện nghiên cứu về vấn đề bạo hành gia đình với phụ nữ gốc Việt tại Úc trong xã hội đương đại.

“Hầu hết các nghiên cứu về bạo hành gia đình ở cộng đồng người Việt đều ở giai đoạn tị nạn, những năm 80-90. Hoàn cảnh của người Việt đến Úc định cư hiện đã rất khác. Hệ thống bảo lãnh visa vợ chồng tạo ra sự bất bình đẳng trong mối quan hệ hôn nhân.

Phần lớn phụ nữ bị bạo hành khá thành công ở Việt Nam, có việc làm, nhà cửa và cuộc sống vững chắc, họ thấy khó để tìm được người chồng phù hợp ở Việt Nam vì học vấn cao, tuổi tác, lối sống độc lập, đổ vỡ trong cuộc hôn nhân trước…

Người bảo lãnh về Việt Nam du lịch và được người quen giới thiệu cưới vợ. Những người đàn ông này thể hiện vỏ bọc ân cần khi ở Việt Nam. Nhưng sau khi cưới vợ và đưa qua Úc, họ trở mặt.

Chúng ta thường có định kiến xấu cho rằng những người phụ nữ Việt Nam qua Úc cưới chồng là những người nghèo khổ, sẵn sàng làm tất cả để thay đổi cuộc sống, nhưng dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy cần phải đặt vấn đề khác”, Emily Duyên Đặng nói với SBS.
Emily Dang headshot.png
Nhà nghiên cứu Emily Duyen Dang
tại thư viện Sunshine mới đây là một phần công trình trong luận án tiến sĩ của Emily Duyen Đặng, tìm hiểu trải nghiệm về bạo hành gia đình của phụ nữ Việt Nam đến Úc với visa bảo lãnh hôn nhân.

“Là người Úc gốc Việt, tôi hy vọng có thể tăng cường ý thức về bạo hành gia đình trong cộng đồng, thấy được khả năng phục hồi cùng với sự mạnh mẽ, kiên cường của các nạn nhân đã thoát khỏi bạo lực.
Emily đã thực hiện các cuộc trò chuyện sâu với phương thức Photovoice, bao gồm hình ảnh và lời kể chuyện, phỏng vấn 15 phụ nữ từng là nạn nhân của bạo hành gia đình trên toàn nước Úc. Người tham dự được yêu cầu mang đến những tấm hình phản ảnh trải nghiệm của họ về vấn đề di dân, bạo hành gia đình và tìm kiếm sự an toàn.
Những tấm hình chụp đã cho thấy nhiều hình thái của bạo hành gia đình mà người phụ nữ đã trải qua, từ bạo hành tài chánh, đe dọa hủy visa, việc tìm kiếm sự an toàn và hồi phục.

Dưới đây là những chia sẻ của các nạn nhân đã sống sót sau bạo hành gia đình.

"Tôi bị đột quỵ. Tôi nghĩ Chúa đã cứu tôi. Lúc đó tôi đang lái xe trên đường đến chỗ làm, và chỉ bị đột quỵ sau khi đã đến nơi. Một cảm giác bàng hoàng và mơ hồ trùm phủ khi tôi bị đột quỵ. Khi nằm trong bịnh viện, tôi không một phút nào ngừng lo lắng cho hai đứa con trai ở nhà. Ba chúng đưa chúng thăm tôi hai ngày một lần.

Ông ta chửi mắng tôi thậm tệ và nhiều đến mức các nhân viên trong bịnh viện phải can ngăn và nói ông nên về nhà cho tôi nghỉ mệt. Trước đây, ông ta đã đánh đập tôi và hai đứa nhỏ. Cô y tá bảo cô sẽ thu xếp để một nhân viên xã hội đến và nói chuyện với tôi. Giờ đây, cuộc sống của tôi đã tươi đẹp hơn trước. Các con học giỏi ở trường. Tôi săn sóc các con, và chính quyền giúp đỡ cho tôi. Tôi chỉ mong ước được khỏe mạnh, và các con được thành tài. Tôi thích vườn tược, thích trồng rau trái trong vườn.
200324_YC.FL.013.jpg
Hình ảnh của buổi triển lãm tại Yarra City Credit: Emily Duyen Dang
Nước mắm một món không thể thiếu trong bữa ăn Việt. Tôi từng phải lén ăn, lén nấu vì chồng cũ không thích cái mùi, từng khổ sở vì sự khác biệt văn hoá. Giờ độc thân được giao tiếp bạn bè nhiều hơn, tôi nhận ra rằng cũng nhiều người nước ngoài thích đồ ăn Việt, thích nước mắm. Khiến tôi tự tin hơn khi nói về văn hoá và ẩm thực với mọi người.

Bạo hành gia đình làm tôi trông giống như cái cây bị giam hãm trong một cái chậu nhựa, co ro trong một cái chậu sắt khô quắt. Cái cây thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, thiếu tình yêu thương đã héo rũ gần chết, nhưng vẫn lay lắt cố sống để chờ đợi cơ hội được tái sinh mọc tươi tốt trở lại...

Lúc ở với chồng cũ tôi phải tắm cho ổng hàng ngày kể cả khi bầu sắp đẻ đến khi chăm 2 con nhỏ... Nếu không, thì sẽ hứng chịu những lời chửi mắng đe dọa… Giờ đây, dù độc thân, tôi vẫn giới hạn thời gian, không thích ở trong nhà tắm quá lâu. Cảnh tôi bị đánh giống như cảnh bị một con mãnh thú hành hung - rất dễ sợ, cho đến bây giờ vẫn còn sợ.

Lần đầu tiên tôi tự tử là sau khi đã ở với anh ta được gần 5 năm. Anh ta luôn đe dọa tôi, nói rằng sẽ tống cổ tôi ra khỏi nhà và báo cho Bộ Di Trú biết nếu tôi còn dám tiếp tục. Mặc dù lúc đó tôi đã là một người được thường trú, tôi vẫn không hiểu được những gì là quyền của mình. Tôi nghĩ tôi không thể nào rời bỏ anh ta được khi chưa có Quốc tịch, và Bộ Di Trú sẽ bắt tôi về nước. Tôi thấy sợ hãi và rối trí, cũng không có đồng nào để ra khỏi nhà và mướn một chỗ trú thân. 

Đây là cái hình trong xe tôi. Tôi đã phủ vải để che băng sau. Chỗ để chân chất đầy những thứ đồ cần thiết như quần áo, các giấy tờ quan trọng, máy laptop, đồ sạc pin, sách vở, các hộp đựng thức ăn, muỗng đũa dao kéo - và tất cả các thứ cần thiết cho chúng tôi để rời nhà một khi không còn được an toàn. Mỗi ngày, sau khi đưa các con đến trường, tôi đậu xe ở đâu đó và ngồi trên xe cả ngày để tránh khỏi phải về nhà và đối mặt với người phối ngẫu. Khi các con tôi về nhà, chúng ở cùng với tôi trong xe và chúng tôi tự khóa lại để tránh ông cha hung dữ của mấy đứa nhỏ.Tôi ngủ trên xe với mấy đứa con còn trong tuổi đi học khoảng vài đêm. Cách sắp xếp này giúp chúng tôi trốn đi mau lẹ khi những người trong cơ quan bảo vệ trẻ em cuối cùng đã đến.
exhibition+for+print5.jpg
'Trong xe tôi (In my car)'- một tấm hình trong triển lãm Credit: Emily Duyen Dang
Khi chúng tôi đến đây, ông ta không cho tôi học tiếng Anh, không để tôi có được một chiếc điện thoại, và không cho tôi học lái xe. Về việc làm, tôi chỉ có thể làm nghề móng mà thôi. Sau khi đến đây được một tuần, tôi đi làm móng với cô em út của ông ta. Ông ta kiểm soát tất cả mọi thứ. Điều làm cho tôi căng thẳng nhất là thời gian tôi phải sống với gia đình ông. Căn nhà chỉ có ba phòng ngủ mà có đến 12 người ở đó - ba má và em trai của ông ta, vợ, và con gái của họ, em gái vợ thì ở đằng sau.

Chồng tôi sống ở trang trại nơi ông ta làm việc, vì vậy tôi mới nghĩ tôi có thể đến đó sống với ông. Nhưng lại không có một chỗ nào đàng hoàng để sống ở đây cả. Có quá nhiều người ở đây, hàng mấy chục người, quá nhiều nhân công. Cầu tiêu lúc nào cũng nghẹt cứng. Tối đến, chúng tôi đành tìm cái gốc chuối nào đó để đi cầu. Tôi không thể tin nổi điều này - Ở Việt Nam, tôi có một căn nhà rộng, và cuộc sống của tôi rất thoải mái. Và rồi khi tôi tới đây, tôi như bị rớt xuống địa ngục, mọi thứ đều kinh tởm."

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phỏng vấn.

Share