Luật chế tài Magnitsky đang lan rộng tại các nước tân tiến

TS Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch BPSOS, công bố danh sách chế tài theo luật Magnitsky đợt 2 trong tháng 4 năm 2017

TS Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch BPSOS công bố danh sách chế tài theo luật Magnitsky đợt 2 tháng 4 năm 2017 Source: BPSOS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Sau Hoa Kỳ, Anh quốc và Canada, nay nhiều nước tân tiến khác cũng đang cân nhắc hoặc đã quyết định áp dụng Luật Magnitsky. Đáng chú ý nhất là tổ chức Liên Âu - với 27 quốc gia thành viên - đã chấp thuận Luật Magnitsky ngay ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2020.


Luật Magnitsky lan rộng

Luật Magnitsky, tức luật chế tài đối với những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nhân quyền trên toàn cầu, đã được Hoa ky, Anh quốc và Canada áp dụng.

Nay luật này đang có khuynh hướng lan rộng hơn nữa ra thế giới:

  • Quốc Hội Nhật đang tiến hành thảo luận về một tương tự
  • Quốc Hội Úc đã hoàn tất phần tham khảo ý kiến để bắt đầu tiến trình ngôn từ cho luật Magnitsky.
  • Đáng chú ý nhất là Liên Minh Âu Châu, với 27 quốc gia thành viên, đã chính thức thông qua luật Magnitsky vào Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2020.
Luật Magnitsky của Liên Âu

Đạo luật mới của Liên Âu mang tên EU Global Human Rights Sanctions Regime (EUGHRSR), tạm dịch ra tiếng Việt là Cơ chế của EU về Trừng phạt Vi phạm Nhân quyền Toàn cầu.

Việc thiết lập đạo luật này là một phần trong Kế hoạch Hành động của Liên Âu về Nhân quyền và Dân chủ trong giai đoạn 2020-2024 đã được Hội đồng EU thông qua tháng 11 năm 2020.

Liên Âu cho biết các vụ vi phạm và xâm hại nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới với mức độ thường xuyên mà thủ phạm không bị trừng phạt.
Việc thiết lập EUGHRSR là một sáng kiến mang tính bước ngoặt nhấn mạnh quyết tâm của EU trong việc nâng cao vai trò của mình nhằm giải quyết các vi phạm và xâm hại nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới.
EU cũng loan tin họ đã lên danh sách hơn 200 cá nhân và thực thể vi phạm hoặc lạm dụng nhân quyền, đồng thời sẽ sử dụng các biện pháp trừng phạt theo đạo luật EUGHRSR cùng với việc đối thoại chính trị và quan hệ đối tác đa phương như những công cụ để giải quyết những vụ vi phạm và xâm hại nhân quyền.
Vai trò của BPSOS trong việc vận động cho luật Magnitsky

Tiến sĩ  Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành , cho biết tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền dân chủ này đã góp phần tích cực trong việc vận động để luật Magnitsky được áp dụng tại các nước, cũng như lập hồ sơ và cung cấp các bằng chứng khả tín về những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền Viết Nam cho các nước áp dụng luật này. 

Các hồ sơ BPSOS đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky toàn cầu: xem.

Các hồ sơ BPSOS đề nghị chế tài theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế: xem .


 

 

 


Share