Volexity vac̣h trần các hoạt động "tin tặc" của Nhóm Sen Biển được cho là trực thuộc nhà nước Việt Nam

Cyber security

Cyber security Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Volexity, công ty tư nhân chuyên về an ninh mạng tại Hoa kỳ, vạch trần các hoạt động "tin tặc" của Nhóm Sen Biển qua các trang tin giả để theo dõi và lần ra các cá nhân, tổ chức người Việt có lập trường đối kháng.


Cuộc điều tra của Volexity

Công ty Volexity, công ty tư nhân chuyên về an ninh mạng tại Hoa kỳ, ngày 6/11/2020, đã công bố một phần kết quả của kéo dài nhiều năm về hoạt động của nhóm OceanLotus ̣hay Sen Biển, còn được bíết dưới tên APT32.

Theo nguồn tin này, Sen Biển điều hành gân 20 trang tin giả và nhiều trang Facebook trong nỗ lực thu thập tin tức của những người vào đọc các trang này, từ đó nhận diện các thành phần đối kháng với chế độ và tìm cách xâm nhập tài khoản email hoặc facebook của họ.

Khi đã xâm nhập thành công, nhóm tin tặc này sẽ ẩn mình theo dõi những người thường xuyên đối tác với đối tượng đã bị xâm nhập. Cứ vậy, họ phăng dần ra những đường dây hoạt động đối kháng.

Volexity tin rằng OceanLotus làm việc cho nhà nước Việt Nam

Trong một bài báo đăng ngày 7/11/2020 mạng tựa đề: "Tin tặc Việt Nam lập trang web ‘Fake News’ để nhắm mục tiêu vào khách truy cập, tạp chí vice.com cho biết ông Steven Adair, sáng lập viên Volexity đã phát biểu với tạp chí này:
Chúng tôi tin và đồng ý với những ý kiến khác cho rằng OceanLotus có trụ sở ngoài Việt Nam, và hầu như chắc chắn là gắn chặt với Chính phủ Việt Nam ...Không có lời giải thích hợp lý nào khác về việc ai sẽ đứng sau hoạt động này. Lượng thời gian và nỗ lực cần thiết để xây dựng các chiến dịch này, phần mềm độc hại, cơ sở hạ tầng, v.v. là rất lớn.
Trước đó công ty an ninh mạng FireEye, trụ sở tại California Hoa kỳ, cũng đã OceanLotus với chính phủ Việt Nam.

Trong tài liệu mới được công  bố, Volexity :

"Các cá nhân có nguy cơ cao và có khả năng là mục tiêu của OceanLotus nên đặc biệt cẩn thận đối với các trang  mà họ đang truy cập, đặc biệt nếu các trang mạng đó được đề nghị hoặc liên kết với họ qua e-mail, hay các dịch vụ chat, nhắn tin hoặc thậm chí SMS. Ngoài ra, dù là trang mạng nào đi nữa, Volexity cũng khuyến cáo những cá nhân này nên hết sức thận trọng khi trang ấy có hiển thị tài liệu để họ tải xuống hoặc yêu cầu họ đăng nhập."

Những trang tin giả được Volexity nêu rõ gồm:

baodachieu.com, baomoi.com,  baomoivietnam.com, ledanvietnam.com, nhansudaihoi13.org, tocaoonline.org, thamcungbisu.org, tinmoivietnam.com.

Volexity cho biết trước đây, khi hai trang tin giả đầu là "Tin không lề" và "Sự thật về Formosa" bị công ty này tố cáo, Sen Biển đã phải cho hai trang này ngưng hoạt động.

BPSOS hợp tác với Volexity trong cuộc điều tra này

, tổ chức phi chính phủ tại Hoa kỳ, chuyên tiến hành các hoạt động và chương trình với quy mô quốc tế nhằm vận động cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, được cho là một trong những đối tượng chủ yếu mà nhóm này nhắm đến, nhưng đã hoàn toàn thất bại.

Trong phần phỏng vấn đầu trang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết BPSOS đã hợp tác với Veloxity để "gài bẫy và vô hiệu hóa" các hoạt động tin tặc của Sen Biển nhắm vào tổ chức này.

Việt Nam nói gì? 

Cũng trong năm nay,  Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng gọi các cáo buộc cho rằng Việt Nam dính líu đến hoạt động của OceanLotus là những "".

Ông nói: “Việt Nam nghiêm cấm mọi hoạt động tấn công mạng nhằm vào các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức”. 

Trong khi đó, Việt Nam bị Tổ chức Phóng viên Không Biên giới thứ 175/180 quốc gia được tổ chức này đánh giá về mặt tự do báo chí năm 2019.


 

 

 

 

 

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết BPSOS -tổ chức phi chính phủ tại Hoa kỳ với các hoạt động và chương trình quy mô quốc tế nhằm vận động cho nhân quyền và dân chủ tại VIệt Nam - chính là một trong những đối tượng chủ yếu mà nhóm này nhắm đến, nhưng đã hoàn toàn thất bại.

Tiến sĩ Thắng cho biết BPSOS "đã hợp tác với Volexity để gài bẫy và vô hiệu hóa" các hoạt động tin tặc của Sen Biển nhắm vào tổ chức ông.

Tài liệu mới được Volexity công bố cho biết Oceanlotus được nhà cầm quyền Việt Nam thành lập để theo dõi  các nhà bất đồng chính kiến qua việc dựng lên các trang tin giả để theo dõi những người vào đọc, từ đó nhận diện các thành phần đối kháng với chế độ, và tìm cách xâm nhập tài khoản email hoặc facebook của họ. Khi đã xâm nhập thành công, nhóm tin tặc này sẽ ẩn mình theo dõi những người thường xuyên đối tác với đối tượng đã bị xâm nhập. Cứ vậy, họ phăng dần ra những đường dây hoạt động đối kháng.

Các công ty 

 

 

 

 

 

 

 

MNMC: Luật chế tài Magnitsky đang lan rộng tại các nước tân tiến.

 

--

 

Trong giờ phát thanh đầu, quý vị đã nghe Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trình bày về sự hợp tác giữa BPSOS với công ty an ninh mạng tại Hoa kỳ để điều tra những hoạt động tin tặc của nhóm Sen Biển. , một phần là  qua các trang mạng có nhiệm vụ tin tặc và vạch trần những trang mạng này trước công luận quốc tế.

 

Xin nhăc lại Tài liệu mới cho biết  nhóm Sen Biển hay Oceanlotus được nhà cầm quyền Việt Nam thành lập để theo dõi  các nhà bất đồng chính kiến qua việc dựng lên các trang tin giả để theo dõi những người vào đọc, từ đó nhận diện các thành phần đối kháng với chế độ, và tìm cách xâm nhập tài khoản email hoặc facebook của họ. Khi đã xâm nhập thành công, nhóm tin tặc này sẽ ẩn mình theo dõi những người thường xuyên đối tác với đối tượng đã bị xâm nhập. Cứ vậy, họ phăng dần ra những đường dây hoạt động đối kháng.

 

Những trang tin giả này cũng đã được Veloxity nêu rõ:  đó là các trang:  báođachiều.com, báomới.com,  báomớiviệtnam.com, lềdânviệtnam.com, nhânsưđạihội13.org, tốcáoonline.org, thâmcungbísử.org, tinmớiviệtnam.com.

 

 

 

Một trong những sự kiện về nhân quyền nổi bật trong thời gian gần đây nữa là Luật Magnitsky, tức luật chế tài đối với những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nhân quyền trên toàn cầu. Luật này đã được Hoa ky, Anh quốc và Canada áp dụng, và nay đang có khuynh hướng lan rộng hơn nữa ra thế giới, kể cả tại Úc này, với việc Quốc Hội Nhật bắt đầu tiến trình thảo luận về một dự luật tương tự, Quốc Hội Úc đã hoàn tất phần tham khảo ý kiến và bắt đầu tiến trình soạn thảo ngôn từ cho luật Magnitsky, và đáng chú ý nhất là Liên Minh Âu Châu sẽ chính thức ban hành luật Magnitsky vào ngày 10 tháng 12, tức Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

 

Theo TS Nguyễn Đình Thắng,  BPSOS, tổ chức phi chính phủ  vận động cho nhân quyền dân chủ tại VN, đã góp phần tích cực vào việc vận động cho việc ban hành luật Magnitsky, tại tất cả các nước này.  

 

 


Share