Lãnh đạo quân đội Myanmar lần đầu phát biểu trên truyền hình về vụ đảo chính

Senior General Min Aung Laing speaks on TV

Senior General Min Aung Laing speaks on TV Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vị Tổng tư lệnh quân đội Myanmar đổ lỗi cho các chính trị gia và ủy ban bầu cử vì đã không làm đúng trách nhiệm, buộc ông phải dàn xếp cuộc đảo chính.


Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng kể từ khi nắm quyền, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlaing tìm cách thanh minh cho vụ đảo chính.
Chúng tôi đã yêu cầu Ủy ban bầu cử, quốc hội, và tổng thống giải quyết các vụ gian lận trong danh sách cử tri trong cuộc bầu cử, nhưng họ đã thất bại. Quân đội đã cố gắng đàm phán theo luật pháp cho đến giây phút cuối cùng.
"Chúng tôi đã cập nhật diễn biến cho công chúng và thế giới thông qua báo chí. Giới chức đã không thực hiện trách nhiệm của mình. Đó là lý do vì sao quân đội phải ban bố tình trạng khẩn cấp để có thể bảo vệ hệ thống dân chủ theo hiến pháp năm 2008, và giờ đây chúng tôi đang làm đúng nghĩa vụ với đất nước.”

Trong bài phát biểu dài 20 phút được phát đi trên đài truyền hình quốc gia và quân đội, ông Min Aung Hlaing nói rằng quân đội sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới một khi tình trạng khẩn cấp kết thúc, và sẽ trao quyền cho người chiến thắng.

Tuy nhiên ông chưa tiết lộ cụ thể thời điểm chính xác là lúc nào, mà chỉ đơn giản nói rằng quân đội sẽ xây dựng “một hệ thống dân chủ quy củ và thực chất”.

“Theo quy định hiến pháp, khi chúng ta xây dựng nền dân chủ này, không có ai đứng trên luật pháp. Đó phải là một thực tế căn bản cần phải được cân nhắc trước hết trong một nền dân chủ, và nó cũng quan trọng đối với nền tảng để cải thiện hệ thống đất nước, như tôi đã đề cập trước đây.”

Người đứng đầu quân đội đưa ra bài phát biểu trên trong bối cảnh các lời kêu gọi biểu tình chống lại việc bắt giữ nhà lãnh đạo được bầu Aung San Suu Kyi và các chính trị gia cấp cap khác, đang ngày càng lớn hơn và thực hiện có tổ chức hơn. 

Hàng chục ngàn người đã đổ ra các đường phố của Myanmar trong ba ngày liên tiếp.

Người biểu tình yêu cầu quân đội trao lại quyền cho các giới chức được bầu, và một chiến dịch đang được tiến hành để tổ chức một cuộc đình công nhằm gia tăng áp lực từ dân chúng.
Chúng tôi không muốn một cơ chế độc tài quân sự, chúng tôi không bao giờ muốn độc tài quân sự, không có ai muốn chuyện đó. Tất cả mọi người đều sẵn sàng chống lại điều đó.
Các cuộc biểu tình cho tới nay đều diễn ra ôn hòa, thế nhưng việc gia tăng sự có mặt của cảnh sát và cảnh cáo từ quân đội đối với những ai “vi phạm tình trạng ổn định quốc gia”, đã khiến gia tăng nỗi sợ hãi rằng bạo lực có thể xẩy ra.

Người dân Miến Điện sinh sống ở nước ngoài cũng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình để thể hiện sự đoàn kết với Myanmar, bao gồm ở nước láng giếng Thái Lan.

“Tôi nghĩ quân đội có thể sẽ sựng dụng lại vũ lực. Tuy nhiên, đối với dân thường, chúng ta cần phải đấu tranh vì điều này, chúng ta cần phải tiếp tục đứng lên cho tới khi quân đội lùi về. Đây là nhiệm vụ của chúng ta. Chúng ta phải hoàn thành nó cho thế hệ mới của chúng ta, cho tương lai của chúng ta.” 

Học giả người Úc, Sean Turnell, là công dân nước ngoài đầu tiên được biết là đã bị quân đội Myanmar bắt giữ theo sau vụ đảo chính.

Ông đã giữ vai trò cố vấn cho bà Aung San Suu Kyi về chính sách kinh tế trong nhiều năm, và ông bị bắt khi đang trả lời phỏng vấn trên radio với đài BBC.

Gia đình ông Turnell nói rằng ông không làm gì sai trái, mô tả ông là một người ấm áp, tốt bụng, người đã mang đến hy vọng cho những người dân nghèo khổ nhất ở Myanmar.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho hay chính phủ đang lo ngại về tình hình tại Myanmar, và việc bắt giữ giáo sư Turnell.
Chúng tôi đã yêu cầu thả tự do ngay lập tức đối với công dân Úc, Giáo sư Sean Turnell, khỏi việc bị giam giữ ở Myanmar. Đại sự quán của chúng ta đã cung cấp rất nhiều hỗ trợ cho giáo sư Turnell trong quãng thời gian đầy thách thức này.
"Ông ấy là một cố vấn được đánh giá cao, một thành viên được được giá cao trong cộng đồng học giả tại Úc. Tôi đã gặp trực tiếp ông ấy khi tôi ở Myanmar lần gần đây nhất 2 năm về trước.”

Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với người dân Myanmar và quyền biểu tình của họ.

Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Ned Price nói rằng chính quyền Biden đang rất quan ngại về thông báo từ quân đội Myanmar về việc hạn chế các cuộc tụ tập.

“Chúng tôi sát cánh với các đại diện được bầu hợp lệ của người dân Myanmar, trong các nỗ lực của họ để cất lên tiếng nói của người dân trong nước. Chúng tôi, cùng với họ, yêu cầu khôi phục toàn bộ và ngay lập tức chính phủ được bầu cử dân chủ. Chúng tôi sát cánh với người dân Myanmar, ủng hộ quyền biểu tình ôn hòa của họ, quyền tự do ngôn luận, bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt thông tin, cả trực tuyến và ngoại tuyến.”

Hội đồng Nhân Quyền Liên hợp quốc sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt vào ngày 12/2 tới đây để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share