Bà Aung San Suu Kyi ra tòa ở La Hague với cáo buộc diệt chủng

Aung San Suu Kyi departs the Peace Palace after the third day of hearings on the Rohingya genocide case, in The Hague

Aung San Suu Kyi departs the Peace Palace after the third day of hearings on the Rohingya genocide case, in The Hague Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tòa án hàng Công lý Quốc tế (International Court of Justice ICJ) đang tiến hành các thủ tục pháp lý khẩn cấp để xác định xem liệu quân đội Myanmar có phạm tội diệt chủng đối với nhóm thiểu số Rohingya tại đất nước này vào hồi năm 2017 hay không. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Myanmar Aung San Suu Kyi đang ở Hague bác bỏ cáo buộc này và yêu cầu Tòa La Hague hủy vụ kiện để giúp chữa lành đất nước Miến Điện đang bị chia rẽ của bà.


Chính phủ Gambia lên án lãnh đạo Miến Điện đã phủ các cáo buộc diệt chủng chống lại người Hồi Giáo Rohingya Muslims.

Quôc gia cộng hòa Tây Phi mà phần đông dân chúng theo đạo hồi này nói rằng Miến Điện phải chịu trách nhiệm cho những tội ác tàn khốc nhắm vào nhóm Thiểu số Hồi giáo tại đây.

Có mặt tại la Hague, bà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Myanmar Aung San Suu Kyi đang ở kêu gọi I-C-J bác bỏ vụ kiện, để giúp chữa lành đất nước bị chia rẽ của bà.

"Tôi cầu nguyện cho quyết định sẽ được quý vị đưa ra với sự khôn ngoan và tầm nhìn của công lý, nó sẽ giúp chúng tôi tạo ra sự thống nhất từ sự đa dạng, giúp phát triển tiềm năng của nhân dân chúng tôi và đáp ứng những thách thức của một quốc gia trong cuộc tìm kiếm hòa bình và phát triển bền vững.”

Cộng hòa Tây Phi Gambia đã đưa ra các cáo buộc diệt chủng đối với Myanmar.

Hàng ngàn người Rohingya đã thiệt mạng và hơn 700.000 người phải bỏ trốn sang nước láng giềng Bangladesh trong cuộc đàn áp quân sự năm 2017.

Các tội ác về hãm hiếp, giết người hàng loạt và trục xuất được nêu lên trong cáo buộc chống lại quốc gia đa số Phật giáo.

Bà Suu Kyi đang bảo vệ các hành động của quân đội Myanmar đối với nhóm thiểu số và nói rằng Gambia đang vẽ một bức tranh lừa dối về các sự kiện.

"Đáng tiếc là Gambia đã đặt trước Tòa án một bức tranh không đầy đủ và sai lệch về tình hình thực tế ở bang Rakhine ở Myanmar. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là Tòa án đánh giá tình hình từ những chứng cứ thu thập ngay ại được trên mặt đất ở Rakhine một cách liên tục và chính xác.”

Mặc dù vậy, bên truy truy tố kiên quyết lập luận cáo buộc Myanmar đã vi phạm nhân quyền và vẫn đang tiếp tục hành xử như vậy.

Những người khởi kiện dựa vào thông tin được thu thập bởi Phái đoàn Quốc tế Độc lập của UN có tên là 'Tìm kiếm Sự thật' về Myanmar.

Phái đoàn này khuyến khích các cường quốc trên thế giới hạn chế tối thiểu quan hệ với quân đội và các công ty của Myanmar.

Bộ trưởng Tư pháp Gambia, Abubacarr Marie Tambadou nói rằng không chỉ mình ông tin rằng một tội ác chiến tranh đã được thực hiện tại Myanmar.

"Vâng, chúng tôi đã nói và chúng tôi cho đến ngày hôm nay chúng tôi vẫn tin rằng đã có diệt chủng, có ý định diệt chủng. Và đây không chỉ là riêng chúng tôi mà còn từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc nơi đã thành lập một cơ chế tìm kiếm sự thật và độc lập, những chuyên gia này đã xác định rằng có ý định diệt chủng và các dấu chỉ về tội diệt chủng.”

Gambia đang lên án việc nhà lãnh đạo Myanmar phủ nhận hành động diệt chủng.Trong khi nói chuyện tại La Hague, Paul S. Reichler - luật sư đại diện cho Gambia - đã cáo buộc Myanmar nhắm mắt làm ngơ trước bạo lực tình dục chống lại người Rohingya, và gọi đó là một ví dụ về quốc gia cực đoan phủ nhận.

"Sự bành trướng và bản chất của các hành động bạo lực tình dục đã diễn ra đối với các phụ nữ và trẻ em gái trong các chiến dịch gọi là dọn sạch, vậy mà tại cuộc họp ngày hôm qua chúng tôi đã không nghe thấy gì về bạo lực tình dục từ Myanmar. Không một từ nào về nó, không ai , từ các chuyên viên, các hội đồng các cố vấn của họ lên tiếng. Bởi vì chuyện đó là không thể phủ nhận và cũng không thể nói được, vì vậy họ đã chọn tảng lờ nó đi và hoàn toàn bỏ qua nó.”

Cơ quan công tố cũng tuyên bố những ngôi mộ tập thể đã được tìm thấy ở Myanmar.

Tuy nhiên, luật sư William Schabas của Myanmar nói rằng đó không phải là sự thật.

"Tôi xin có lời về vấn đề của các ngôi mộ tập thể bởi vì tôi là người đã nêu lên quan điểm trong quá trình tố tụng ngày hôm qua. Tôi nêu lên vấn đề đó trong bối cảnh thảo luận về tổng số người chết trong giai đoạn gần đây và tôi đã lưu ý, và đây là trong báo cáo, trang 37, đoạn 48, và tôi trích dẫn 'nhiệm vụ tìm hiểu thực tế, hơn nữa, cung cấp nhiều bức ảnh chụp từ trên không , nhưng không nơi nào nó chỉ ra bất kỳ bằng chứng nào về các ngôi mộ tập thể.”

Bà Suu Kyi nói rằng bà lo sợ vụ kiện của tòa án sẽ phá hoại hòa bình hiện nay trên đất nước bà bằng việc làm tệ hại hơn sự thù địch giữa Quân đội Quốc phòng Myanmar và Quân đội Arakan Phật giáo -là một nhóm phiến quân những tín đồ Phật giáo ở bang Rakhine.

Bà nói rằng người Hồi giáo không may bị cuốn vào mớ rối rắm của cuộc xung đột đang diễn ra.

Myanmar nói với tòa án bất cứ ai bị phát hiện phạm tội chiến tranh sẽ bị trừng phạt.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share