Lao động bị chỉ trích về việc hạn chế trợ cấp cho di dân

Australian dollars

Australian dollars Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kế hoạch của chính phủ Scott Morrison nhằm chống lại việc lạm dụng trợ cấp xã hội khiến cho các di dân mới đến Úc sẽ phải chờ đợi lâu hơn để được hưởng các khoản trợ cập xã hội khác nhau, dự luật nầy sẽ được Quốc Hội thông qua sau khi Liên Đảng đạt được sự thỏa hiệp với Lao Động.


Thế nhưng có tin tiết lộ rằng dự luật có thể sẽ thất bại nếu Lao Động bỏ phiếu chống lại, khi các dân biểu độc lập cũng chống lại chủ trương của Lao Động.

Liên đảng muốn mọi khoản phụ cấp cho những người đến Úc, phải chờ đợi đến 4 năm mới được hưởng.

Thế nhưng họ đồng ý cắt ngắn thời gian chờ đợi đối với một số phụ cấp, trong thời gian thương thuyết với Lao Động.

Các di dân được cấp visa tay nghề hay visa về gia đình sau ngày 1 tháng giêng năm tới, sẽ phải chờ đợi 4 năm mới được hưởng các phụ cấp, như Newstart hay các loại thẻ chước giảm

Thời gian dành cho những người chăm sóc, nghỉ hộ sản cũng như khoản chi trả cho người cha hay người sống chung sẽ được kéo dài đến 2 năm, trong khi thời gian 1 năm sẽ áp dụng cho trợ cấp của người chăm sóc và phụ cấp thuế cho gia đình phần A, hay family tax benefit part A.

Phát ngôn nhân đối lập về ngân khố của Lao Động là ông Chris Bowen nói rằng, đảng Lao Động muốn đạt được thỏa thuận nầy, bởi vì không muốn cho các thượng nghị sĩ chống di dân, có một cơ hội để tranh luận về các tu chính đối với dự luật nguyên thủy.

"Hãy xem chúng ta có một sự chọn lựa, chúng ta nói rõ về những quan ngại sâu xa về các biện pháp chờ đợi, khiến cho các di dân mới đến phải chờ 4 năm để được hưởng các loại trợ cấp".

"Chúng tôi nói rõ chống đối chuyện nầy, cũng như quan ngại là nếu chống đối dự luật như vậy, nó sẽ mở cửa cho các đảng phái như One Nation hay Freaser Anning, để thương thảo với chính phủ về chuyện nầy".

"Chúng tôi có quan điểm là tốt hơn, nên thương thuyết trực tiếp với chính phủ để tìm cách đạt được một thỏa thuận mà chúng tôi có thể chấp nhận được", Chris Bowen.

Thế nhưng thượng nghị sĩ độc lập Tim Storer nói rằng, Lao Động có thể gia nhập cùng cánh độc lập để ngăn cản dự luật.

"Tôi kinh ngạc về những gì nghe được từ Lao Động sáng nay. Để nói rằng họ bị buộc phải ủng hộ chính phủ về dự luật nầy, bởi vì nếu không, nó có thể được thông qua với sự hỗ trợ của phe độc lập, việc nầy là không đúng".

"Tôi chống đối lại dự luật nầy và sẽ bỏ phiếu chống lại như đảng Xanh, Liên Minh Đứng Giữa -Centre Alliance và đảng Công Lý Hinch. Điều đó có nghĩa là với sự chống đối của đảng Lao Động, dự luật nầy không đủ túc số để thông qua", Tim Storer.
"Tôi rất hãnh diện về đảng Lao Động khi quí vị thực sự ủng hộ dự luật nầy, bởi vì quí vị thấy đó là một lẽ đương nhiên", Pauline Hanson.
Chính phủ nói rằng đạo luật nầy sẽ tiết kiệm đếm 1,3 tỷ đô la trong 4 năm, thế nhưng đảng Xanh cho biết các chi phí cá nhân còn cao hơn nữa.

Thượng nghị sĩ đảng Xanh là bà Mehrren Faruqi đến Úc là một kỹ sư, đã cáo buộc Lao Động đã thỏa hiệp một cách 'dơ bẩn' với Liên Đảng.

"Là một di dân, tôi thấy lập trường của Lao Động trong vụ nầy là quá thất vọng và hèn nhát".

"Nếu quí vị muốn đâm sau lưng các di dân, hãy nhìn vào mặt chúng tôi đi, đừng giả vờ là quí vị làm chuyện nầy cho mục đích tốt đẹp".

"Đừng chỉ ngồi yên tại đây và giả vờ là quí vị chẳng có một chọn lựa nào khác, khi quí vị có lá phiếu trong tay để bỏ phiếu trong vụ nầy", Mehreen Faruqi.

Thế nhưng lãnh tụ đảng One Nation là bà Pauline Hanson, lại hoan nghênh quyết định của Lao Động.

"Đây là một lẽ đương nhiên và là chuyện người đóng thuế Úc phải quan tâm, khi họ phải luôn luôn trả đầy đủ thuế má vào mọi lúc và thấy đó là chuyện các di dân chỉ đi đến những nơi mà họ không nên đến".

"Tôi rất hãnh diện về đảng Lao Động khi quí vị thực sự ủng hộ dự luật nầy, bởi vì quí vị thấy đó là một lẽ đương nhiên", Pauline Hanson.

Trong khi đó cơ quan cao nhất đại diện các cộng đồng sắc tộc là Liên đoàn các Cộng Đồng Sắc Tộc Úc châu gọi tắt là Fecca, nguyên thủy ca ngợi việc thỏa hiệp của Lao Động.

Lao Động kể ra sự ủng hộ của tổ chức nầy là một bằng chứng then chốt, cho sức mạnh của các tu chính.

Thế nhưng nay Fecca cho biết những hiểm nguy xảy ra, với các tu chính của Lao Động, tiếp tục là một gánh nặng đè lên những người vốn dễ dàng gặp nguy cơ.

Còn Hội đồng các Dịch Vụ Xã hội cho biết, chẳng có lời biện hộ nào cho việc cắt bỏ các hỗ trợ cho những người đang rất cần sự trợ giúp tài chánh.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share