Kế hoạch chủng ngừa cho người khuyết tật bị xem là một thất bại thảm hại

Royal Commission Chair Ronald Sackville

Royal Commission Chair Ronald Sackville Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc điều trần cho biết việc chủng ngừa vắc xin chống COVID-19 cho những người khuyết tật là một thất bại đáng trách. Các nhân chứng khai trình trong buổi điều trần đặc biệt trong một ngày trước Ủy ban Hoàng gia Điều tra Khuyết tật về các kinh nghiệm của họ qua việc không thể nhận được mũi tiêm chủng. Vì sao có tình trạng nầy?


Là một người bị chứng xơ nang, bà Pia Sappl đủ điều kiện để được tiêm chủng liều vắc xin đầu tiên, khi đến Úc 3 tháng trước.

Thế nhưng do là một phần của nhóm được xem là khó khăn với việc miễn nhiễm, bà chỉ được chích mũi đầu tiên vào thứ bảy ngày 15 tháng 5 vừa qua.

Bà cho biết, chứng xơ nang là căn bệnh di truyền đe dọa đến mạng sống thông thường nhất tại Úc.

“Nếu ai đó bị xơ nang lại nhiễm COVID, nó có thể gây ra những ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng và lâu dài, đến sức khỏe của chúng ta".

"Vì vậy những người có nguy cơ cao, hay sau khi cấy ghép hoặc những người có phổi hoạt động kém, nó thậm chí có thể dẫn đến tử vong".

"Đó là điều cần được thực sự quan trọng đối với chúng tôi”, Pia Sappl.

Được biết hàng ngàn người khuyết tật trên khắp nước Úc cho biết, họ cảm thấy bị quên lãng trong chương trình chủng ngừa, bất chấp họ thuộc nhóm ưu tiên.

Con số mới nhất cho thấy, có không đến 1 ngàn người khuyết tật được chăm sóc tại gia được chủng ngừa cho đến nay.

Trong số đó, chỉ có 127 người được tiêm mũi thứ hai.

Con số nói trên không kể những người khuyết tật tự tìm cách chủng ngừa cho chính mình.

Bà cho biết, con số thống kê quả thật đáng thất vọng.

“Chờ đợi trong thời gian đó quả thực gây lo âu và nhiều người khi được chủng ngừa, họ cho biết cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều".

"Họ trở lại công việc hay cảm thấy an toàn hơn khi sống trong cộng đồng".

"Vì vậy nếu họ được tiêm chủng vào lúc bắt đầu kế hoạch hay giai đoạn 1B, việc nầy sẽ cất đi gánh lo cho nhiều người”, Pia Sappl.

Trong khi đó, bác sĩ Larissa Roeske thuộc Đại học Hoàng gia Úc Châu Đào tạo Bác sĩ Chuyên Khoa, cho biết các bác sĩ chuyên khoa đã nói chuyện với nhiều cơ sở chăm sóc người khuyết tật về chuyện chậm trễ.

“Nhiều người trong chúng tôi nhận được các cú gọi từ nhân viên hay giám đốc của các tổ chức nầy, họ quá sức lo lắng về chuyện thiếu vắc xin, mà thực sự đó là việc thiếu thông tin".

"Họ không biết về lúc nào được chủng ngừa. vì vậy tôi nghĩ, chúng ta đã thất bại trong bổn phận bảo vệ một nhóm đặc biệt có nguy cơ cao”, Larissa Roeske.
"Vì vậy với tính cách các lý do nầy, điều thực sự quan trọng là chúng ta dành ưu tiên cho nhóm nầy và thực sự theo dõi cách thức làm thế nào để chúng ta có thể gia tăng việc tiếp cận với họ”, Larissa Roeske.
Hôm thứ hai ngày 17 tháng 5 vừa qua, 5 người với cùng một vấn đề đã ra điều trần trước Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Khuyết tật.

Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt bênh vực cho chương trình chủng ngừa giai đoạn 1A của chính phủ.

"Chúng ta đề ra nhóm 1A trong chương trình chủng ngừa và mỗi kế hoạch được tiến triển tốt đẹp và chúng ta mang thêm người vào với khả năng hệ thống có thể đảm nhận".

'Chúng ta muốn chắc chắn là có thể tiêm chủng ở mức độ như vậy".

"Những gì chúng ta thấy được là, chẳng có trường hợp nào cho người khuyết tật cả".

"Tôi nghĩ đó là một thành quả toàn quốc hết sức quan trọng khi giúp họ được an toàn, thế nhưng chúng ta cũng phải chắc chắn rằng họ sẽ được an toàn từ nay trở đi”, Greg Hunt .

Được biết có khoảng 23 ngàn người khuyết tật hiện ở trong các cơ sở chăm sóc trên khắp nước Úc.

Nhiều người trong số họ sống chung với các bệnh nhân khuyết tật khác, chứng kiến ​​tỷ lệ tử vong của họ thấp hơn nhiều so với phần còn lại của dân số.

Bác sĩ Roeske nói rằng, việc thiếu vắc xin dành cho họ có thể là một vấn đề sinh tử.

“Nhiều người sống với tình trạng khuyết tật về nhận thức, cũng như có một loạt các điều kiện phức tạp về thuốc men, hạnh kiểm rồi tâm lý nữa".

"Vì vậy với tính cách các lý do nầy, điều thực sự quan trọng là chúng ta dành ưu tiên cho nhóm nầy và thực sự theo dõi cách thức làm thế nào để chúng ta có thể gia tăng việc tiếp cận với họ”, Larissa Roeske.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share