Phụ nữ cao tuổi, người khuyết tật sống nhờ vào trợ cấp cuả chính phủ lâu hơn

Unemployment

People are seen in long queue outside the Centrelink office in Marrickville, in Sydney, Monday, March 23, 2020. (AAP Image/Danny Casey) NO ARCHIVING Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một phúc trình mới của Văn phòng Ngân sách Quốc Hội cho thấy phụ nữ cao tuổi và những người khuyết tật hiện thụ hưởng nhiều hơn về phúc lợi được trợ cấp. Phúc trình nầy diễn ra khi hậu quả của COVID-19 khiến hủy hoại nhiều hơn về khả năng tìm được việc làm của những người gặp nguy cơ.


Văn phòng Ngân Sách Quốc Hội đã phát hành bản phân tích mới, theo đó xem xét thói quen tiêu thụ và thành phần dân số đối với các trợ cấp thất nghiệp trước khi đại dịch coronavirus xảy ra.

Bản phân tích tìm thấy những phụ nữ cao tuổi Úc là người thụ hưởng nhiều hơn trong phụ cấp JobSeeker, trong khi một số người thất nghiệp dài hạn cũng gia tăng.

Những người thụ hưởng tuổi 45 và cao hơn, gia tăng từ 44 phần trăm trong năm 2007 lên 56 phần trăm trong năm 2019 đối với phụ nữ, với nam giới từ 34 lên 45 phần trăm.

Giáo sư Bill Mitchell thuộc đại học Newcastle nói rằng, tình trạng thất nghiệp hiện gia tăng đối với các nhóm gặp nhiều nguy cơ, do nền kinh tế chậm lại, ngay cả trước khi có đại dịch COVID-19 tác động.

“Những người sắp đầu hàng, lại thuộc thành phần khác biệt trong lực lượng lao động: đó là công nhân cao tuổi và những người trẻ, di dân, những người dở tiếng Anh và những khuyết tật, họ luôn luôn là những nhóm người bị nhiều bất lợi".

"Con đường để họ hội nhập vào công việc sản xuất, là khi chúng ta điều hành nền kinh tế mạnh mẽ hơn".

"Với tình trạng kinh tế chậm lại, ngay cả chính phủ cho rằng họ không gây ra chuyện đó, mà chính quí vị tạo ra các nhóm chịu bất lợi mà thôi”, Bill Mitchell.

Mức độ nhận lãnh tiền trợ cấp ở tuổi 60 cũng gia tăng ở cả hai phái, với mức gia tăng nhiều hơn ở nữ giới.

Trong cuộc phân tích qua 12 năm, những người nhận lãnh JobSeeker từ một năm hay trên nữa, đã gia tăng từ 48 lên đến 71 phần trăm cho phụ nữ, còn về nam giới từ 51 lên 63 phần trăm.

Vào tháng 6 năm 2019, có 24 phần trăm nữ giới và 20 phần trăm nam giới đã ở trong trợ cấp JobSeeker trong 5 năm hay hơn nữa.

Tiến sĩ Robyn Johns là giảng viên cao cấp cùa khoa thương mại thuộc đại học Kỹ thuật Sydney.

Bà cho biết, cùng với định kiến chống lại những người cao tuổi vốn ảnh hưởng đến cả hai phái, các phụ nữ cao tuổi thường bị thất nghiệp vì những lý do khác nữa.

“Thường khi nghề nghiệp của họ bị ngưng lại và chuyện nầy có hậu quả trực tiếp lên việc đào tạo tay nghề cho họ".

"Họ thường làm việc, rồi khi trở lại sau những năm tháng nuôi con, sau đó họ có thể làm dưới hình thức công việc linh động hơn với vai trò kém chuyên môn".

"Tôi nghĩ với đại dịch COVID-19 cũng có các hậu quả lên họ, do họ làm công việc trong các lãnh vực tiếp tân, du lịch, làm bán thời hay công nhật, luôn bị tác động nặng nề của coronavirus”, Robyn Johns.

Chủ tịch của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Úc Châu, bà Cassandra Goldie đưa ra bản thông cáo nói rằng, tác động của nạn thất nghiệp đặc biệt trên các phụ nữ cao tuổi, cho thấy nhu cầu cần có các chương trình dài hạn.

"Điều khiến người ta quan ngại sâu xa, là có quá nhiều phụ nữ cao tuổi không thể tìm được việc làm có lương, ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng đại dịch xảy ra".

"Điều quan trọng là chính phủ đầu tư vào việc trợ giúp lương bổng và huấn luyện cho những người có nguy cơ thất nghiệp dài hạn".

"Chúng ta cũng cần thấy được, các đầu tư được gia tăng trong các dịch vụ chăm sóc cao niên hay chăm sóc trẻ em, vốn tạo ra nhiều việc làm đặc biệt cho phụ nữ, hơn là mức độ tương tự khi đầu tư vào hạ tầng cơ sở”, Cassandra Goldie.
"Đó là lý do vì sao chúng ta có tình trạng toàn dụng, khi những công nhân bị bất lợi vốn luôn luôn không thể kiếm được công việc ổn định và lâu dài trong lãnh vực tư, lúc đó họ có cơ hội kiếm được việc làm chắc chắn và ổn định trong cả cuộc đời, với lợi tức thích hợp”, Bill Mitchell.
Phúc trình cũng xét đến sự gia tăng của những người nhận JobSeeker trong thời buổi đại dịch.

Từ tháng 3 cho đến tháng 6 năm 2020, số người nhận trợ cấp tăng từ 793 ngàn lên đắn 1,46 triệu người, với nam giới chiếm phần lớn trong sự gia tăng nầy.

Thế nhưng tiến sĩ Johns nói rằng, trong khi có ít cuộc nghiên cứu, thì người ta thường chấp nhận rằng nam giới bị thất nghiệp sẽ tìm cách được hỗ trợ, trong khi phụ nữ dường như lại tìm kiếm các công việc ít ổn định hơn.

“Tôi nghĩ phụ nữ ở độ tuổi 50, vốn có nghề nghiệp vững chắc hơn nam giới, đó là do kinh nghiệm của tôi khi người đàn ông có vẻ muốn làm công việc nặng nhọc hơn do vai trò của mình, khi thể hiện phái tính của mình".

"Với họ, chấp nhận một đơn vị thấp hơn, là chuyện rất khó với họ".

"Trong khi đó, tôi nghĩ phụ nữ thường rất linh động, trong việc chấp nhận công việc gì trong lúc nầy, thế nhưng tôi lại nghĩ rằng chuyện nầy dẫn các phụ nữ vào một lãnh vực, mà cuối cùng các công việc khó khăn cho họ, chúng ta thấy qua thời buổi đại dịch, họ có thể mất việc làm nhanh chóng chỉ vì COVID-19”, Robyn Johns.

Trong một dữ kiện khác của bản phúc trình, việc chi trả cho các bậc cha mẹ có khuynh hướng đi xuống trước đại dịch, thế nhưng đại dịch coronavirus đã dấy lên sự gia tăng đáng kể.

Những người sống chung với bạn đời gia tăng 36 phần trăm, trong khi những người độc thân chỉ tăng 6 phần trăm.

Văn phòng Ngân sách Quốc Hội cũng tìm thấy tác động của việc chi tiêu JobSeeker trong ngân sách, dường như bị ảnh hưởng của mức gia tăng do những người thụ hưởng phái nữ và cao tuổi.

Việc gia tăng lệ thuộc vào phụ cấp trong thời kỳ dài, cùng với sự giảm sụt của người thụ hưởng với khả năng đầy đủ trở lại công việc, dường như có ảnh hưởng đến việc chi tiêu trong bản ngân sách sắp tới.

Giáo sư Bill Mitchell nói rằng, số tiền mà chính phủ liên bang hiện bơm vào nền kinh tế do đại dịch, cho thấy chính phủ có khả năng làm nhiều hơn nữa, để giúp đỡ cho những người thất nghiệp trước khi virus xuất hiện.

“Từ khi kết thúc Thế Chiến 2 cho đến cuối thập niên 1970, luôn luôn có sự cân bằng gữa việc chính phủ tạo ra việc làm với số lượng đầy đủ, để bảo đảm rằng những người không có việc làm trong lãnh vực tư nhân sẽ có công việc".

"Nay việc làm trong lãnh vực công không chỉ là các dịch vụ có tay nghề và luôn luôn có những công việc trái độn".

"Đó là lý do vì sao chúng ta có tình trạng toàn dụng, khi những công nhân bị bất lợi vốn luôn luôn không thể kiếm được công việc ổn định và lâu dài trong lãnh vực tư, lúc đó họ có cơ hội kiếm được việc làm chắc chắn và ổn định trong cả cuộc đời, với lợi tức thích hợp”, Bill Mitchell.

Được biết việc phong tỏa do COVID-19 và một nền kinh tế yếu kém, đã chứng kiến mức độ thất nghiệp lên cao nhất trong 22 tháng là 7,5 phần trăm và lần đầu tiên, con số người thất nghiệp lên hơn một triệu người.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share