Hậu duệ Thổ Dân kỷ niệm 100 năm trận đánh Beersheba

Battle of Beersheba

Battle of Beersheba Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vào cuối tháng nầy ngày 31 tháng10 đánh dấu 100 năm kể từ ngày Lữ Đoàn Kỵ Binh của Úc tham gia trận chiến Beersheba.


Phía Úc tấn công một thị trấn của Palestine và trận đánh được xem là một chiến thắng đáng kể của quân đội Úc.

Thế nhưng những gì không được nói đến là câu chuyện của các binh sĩ Thổ dân tham dự trong .

Nay một nhóm con cháu của những người nầy hiện truy tầm theo những bước chân của cha ông và những hy sinh của họ cho một đất nước mà nay dường như do dự trong việc chấp nhận họ.

Mục sư Ray Minniecon ngắm nhìn bức ảnh của người ông, tên là James Lingwoodock, vốn đã chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất.

"Đây là hình ông nội tôi, ông rất đẹp trai và rạng rỡ".

Ông cho biết, vẫn còn cảm nhận được tinh thần của ông nội mình hồi 100 năm trước.

"Tôi ăn mặc trong bộ quân phục của ông vào ngày Anzac. Tôi chẳng biết ai là người đẹp trai nhất ở đây nhé (cười)."

Đó là một kỷ nguyên khác biệt, đối với các binh sĩ Thổ dân.

và , đã ngăn cản họ gia nhập quân đội.

Câu hỏi cháy bỏng đối với ông Minniecon là, " Tại sao họ lại chiến đấu cho một đất nước đã đối xử tệ bạc với họ như vậy?".

"Đó là một phần trong những chuyện huyền bí về ông, thế nhưng cũng liên quan đến các binh sĩ Thổ dân tham dự trong Lữ Đoàn Kỵ Binh đó".

"Một điều là câu chuyện rất hấp dẫn về Lữ Đoàn nầy là con số binh sĩ Thổ dân cao nhất trong bất cứ Trung đoàn nào của quân đội Úc trong Thế chiến thứ nhất", Ray Minniecon.

Thế nhưng vào lúc Thế chiến thứ nhất bộc phát, Binh Nhì Lingwoodock  có mặt trong số 1 ngàn binh sĩ người Úc Thổ dân, đã lên đường nghe theo tiếng gọi của đất nước.

"Tôi nghĩ ông đã tham dự trận chiến vì tiếng gọi của lương tâm, của bổn phận và cũng là do óc phiêu lưu và một chút hãnh diện".

Sử gia về chiến tranh như ông Jonathan King cho biết, một vài sĩ quan tuyển mộ đã làm ngơ, khi các binh sĩ Thổ dân tìm cách nhập ngũ.

"Có nhiều binh sĩ Thổ dân là bạn bè với các binh sĩ Úc da trắng khi họ cùng nhau nhập ngũ. Họ không thể đầu quân với tên Thổ dân vì vậy rất nhiều người phải đổi tên như John Smith để sĩ quan tuyển mộ mới cho phép họ vào quân đội".
"Chúng tôi biết rằng những người chúng ta luôn giữ những kỷ niệm của tất cả những người ở đây, chúng tôi chỉ muốn chắc rằng nước Úc cũng luôn giữ cho các kỷ niệm đó sống động mãi mãi", Ray Minnieson.
Binh nhì Lingwoodock bị kẹt trong vòng lửa đạn, của trận chiến Beersheba vào năm 1917, một sự kiện đầu tiên trong chiến tranh khi 800 binh sĩ kỵ binh Úc, tấn công vào một cứ điểm do quân Thổ phòng thủ chặt chẽ.

Một khi họ chiếm được Beersheba, mọi cổng thành đều được mở toang, tại một nơi được gọi là Palestine.

Ông King nói rằng, các binh sĩ Thổ dân như ông nội của ông Mannieson, đã giữ một vai trò quan trọng then chốt trong chiến trận.

"Các binh sĩ Thổ dân được xem bình đẳng với các binh sĩ khác vì họ đều cưỡi ngựa và cùng sống sót trong sa mạc, cùng nhau ăn uống quanh lửa trại khiến mọi người đã lên cân trông thấy".

Thế nhưng một câu chuyện khác xảy ra, khi họ trở về nước sau chiến tranh.

"Đó là một thảm kịch khi các chiến sĩ Thổ dân trở về nước Úc với Lữ Đoàn Kỵ Binh, vì họ được xem ngang hàng với  các binh sĩ da trắng, mà những người nầy dĩ nhiên được đương nhiên công nhận".

"Do đó họ không còn được ăn chung trong cùng nhà hàng, cũng như không còn được nhậu với nhau trong cùng các pub, họ lại trở về tình trạng cũ, trước khi Thế chiến thứ nhất xảy ra", Jonathan King.

Nhiều câu chuyện đã trôi qua lặng lẽ, mà không ai được biết và vì vậy, một trang sử của nước Úc bị chìm vào quên lãng.

Đó là lý do vì sao Mục sư Minnieson và những hậu duệ khác của các binh sĩ Thổ dân, trong năm nay đã tìm lại dấu vết của tổ tiên họ một thế kỷ trước, qua trận chiến tại Beersheba.

Ông nói rằng, họ có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm của người lính kỵ binh và đặt vòng hoa tưởng niệm những chiến sĩ Thổ dân, đã hy sinh khi chiến đấu cho đất nước nầy.

"Chúng tôi biết rằng những người chúng ta luôn giữ những kỷ niệm của tất cả những người ở đây, chúng tôi chỉ muốn chắc rằng nước Úc cũng luôn giữ cho các kỷ niệm đó sống động mãi mãi", Ray Minnieson.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share