NSW đi đầu trong việc bảo tồn ngôn ngữ Thổ dân

Ông Michael Jarrett thuộc Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Gumbaynggirr

Ông Michael Jarrett thuộc Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Gumbaynggirr Source: NITV

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

New South Wales sẽ trở thành tiểu bang đầu tiên, đề ra luật lệ để bảo vệ các ngôn ngữ của người Thổ dân.


Đạo luật mang tích chất lịch sử nầy, sẽ nhìn nhận Thổ dân là người chủ của các ngôn ngữ truyền thống và cũng đặt các nỗ lực của chính phủ vào hàng ưu tiên cao, nhằm cứu vãn ngôn ngữ nầy.

Những âm thanh truyền thống của ngôn ngữ tràn ngập cả căn phòng.

Việc nầy chỉ xảy ra vài thập niên trước, khi các ngôn ngữ Thổ dân như tiếng Dunghutti, bị cấm nói hay ca hát.

Thế nhưng nay chính phủ New South Wales tìm cách đảo ngược các tổn hại nói trên, với các luật lệ nhắm vào việc bảo tồn và hồi sinh các loại ngôn ngữ nầy.

Bộ trưởng Thổ dân sự vụ là bà Leslie Williams loan báo chương trình nói trên, trong một buổi phát động đặc biệt.

"Đây là hành động đầu tiên như thế nầy tại Úc, người Thổ dân nói tiếng nói của họ sẽ tốt đẹp hơn, trẻ em Thổ dân học ngôn ngữ của họ tốt hơn tại trường. Và việc tái lập ngôn ngữ nầy sẽ tăng cường sức mạnh cho cộng đồng Thổ dân".

Nhiều lãnh đạo thuộc nhiều loại ngôn ngữ, đã hoan nghênh hành động nói trên của chính phủ, trong đó có vị trưởng lão Stan Grant của bộ tộc .

Công việc của ông nhắm vào việc bảo tồn và làm sống lại tiếng nói của bộ tộc ông.

"Tôi nghĩ những vùng còn lại của nước Úc nên lưu ý về những gì bà Bộ trưởng tuyên bố tại đây và có lẽ mọi người có thể tham gia vào chuyện nầy".

Ông Grant là một trong những người được xem là may mắn, khi ông học được tiếng nói Wiradjuri truyền thống lúc còn nhỏ.
Ông trở thành một nhà vô địch về loại ngôn ngữ nầy kể từ đó.

"Ngôn ngữ không lệ thuộc vào con người, nó tùy thuộc vào quốc gia mà chúng ta sinh sống. Nó tạo ra sự hãnh diện sâu xa và chắc chắn, về bản sắc của chúng ta. Đó là một vấn đề chính yếu, mà một loại ngôn ngữ có thể mang lại cho quí vị".

Trong khi đó, giám đốc Trung tâm Hợp tác về Ngôn ngữ và Văn hóa Thổ dân là, là một người dạy ngôn ngữ tại vùng đất truyền thống của ông, thuộc vùng bờ biển phía bắc của New South Wales.

Ông dành nhiều thời giờ trong đời, để làm sống lại ngôn ngữ .

"Chúng tôi tại Muuurrbay thấu hiểu trong tự điển về những người tạo cảm hứng về tổ chức, tức Trung tâm Hợp tác Ngôn ngữ và Văn hóa Thổ dân, rằng 'Chúng tôi không muốn tiếng nói của chúng tôi chết đi và muốn những người trẻ cũng hiểu biết chuyện nầy nữa'.

"Chúng tôi giữ lại những gì họ hỏi và thiện chí của mọi người liên quan đến ngôn ngữ của Thổ dân tại New South Wales, và cho chúng tôi một vai trò kiểu mẫu cho các tiểu bang khác". Ông Dary Williams, giám đốc Trung tâm Hợp tác về Ngôn ngữ và Văn hóa Thổ dân Muuurrbay cho biết.

"Hello tên tôi là Clark Webb. Đó là chuyện hàn gắn trong cộng đồng, vì vậy việc sở hữu một ngôn ngữ giúp tôi có thể nói tiếng nói của mình và khiến tôi cảm thấy mình không chỉ là một người Thổ dân, mà còn lả người Gumbayngirr và đó là một điều mạnh mẽ đối với tôi. Vì vậy ngôn ngữ là sức mạnh và tiếng nói là linh hồn của chúng tôi". Ông Clark Webb thuộc bộ tộc Gumbayngirr nói.
Trong khi đó, chính phủ tiểu bang sẽ làm việc với các chuyên gia về ngôn ngữ cũng như cộng đồng rộng lớn, để phát triển thêm luật lệ, trước khi được trình ra trước Quốc hội vào năm tới.

Bà Leslie Williams là Bộ trưởng Thổ dân sự vụ cho biết, đã tham vấn với các nhà lãnh đạo cộng đồng cùng các chuyên gia, trước khi loan báo chương trình nầy.
 
"Hồi đầu năm nay tôi lắng nghe những gì cộng đồng cho biết, qua các chuyên gia ngôn ngữ và các nhà lãnh đạo trong cộng đồng, họ nói rất rõ với tôi rằng nếu chính phủ thực sự quan tâm đến việc bảo vệ ngôn ngữ, về việc cộng tác với cộng đồng về việc bảo vệ ngôn ngữ, chúng tôi cần phải có luật lệ, vì vậy đó là những gì chúng tôi sẽ đạt đến".

Hai thế kỷ trước, đã có hơn 35 loại ngôn ngữ Thổ dân và khoảng 100 thổ ngữ tại New South Wales.

Ngày nay, tất cả ngôn ngữ Thổ dân đều có nguy cơ mai một trầm trọng.

Chính sách cuả chính phủ trong quá khứ, trong đó có việc tách rời trẻ em ra khỏi gia đình, đã góp phần đáng kể  trong việc hủy hoại các loại ngôn ngữ Thổ dân.

Bà Maureen Sulter, một trưởng lão thuộc bộ tộc từ vùng , thuộc New South Wales.

Bà cho biết, gia đình bà bị ảnh hưởng trực tiếp trong việc mất đi tiếng nói.

"Việc mất ngôn ngữ khiến cha mẹ tôi và những người chú không nói tiếng nầy, vì vậy chúng tôi không được phép dạy, hay học ngôn ngữ của chúng tôi và chuyện nầy gây thiệt hại cho chúng tôi, tôi xem đó là một sự bất hạnh".

Những luật lệ mới, nhắm vào việc gây dựng lại ngôn ngữ đã mất và tăng cường văn hóa của các thệ hệ sắp tới.

Ông Clark Webb thuộc bộ tộc Gumbayngirr, thuộc Tổ hợp Thổ dân có tên là Bularri Muurlay Nyanggan.

Ông nầy hiện thực tập ngôn ngữ của ông trong 10 năm qua và tự giới thiệu tên ông bằng loại tiếng nói Thổ dân của ông.

"Hello tên tôi là Clark Webb. Đó là chuyện hàn gắn trong cộng đồng, vì vậy việc sở hữu một ngôn ngữ giúp tôi có thể nói tiếng nói của mình và khiến tôi cảm thấy mình không chỉ là một người Thổ dân, mà còn lả người Gumbayngirr và đó là một điều mạnh mẽ đối với tôi. Vì vậy ngôn ngữ là sức mạnh và tiếng nói là linh hồn của chúng tôi".




Share