Hệ thống hỗ trợ cựu chiến binh lỗi thời khiến người Úc thất vọng

Australian Defence Force Task Group Taji 8 returns to Brisbane from a training and advising mission in Iraq

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một bản phúc trình lớn về chế độ hỗ trợ cựu chiến binh Úc cho biết hệ thống hỗ trợ này quá phức tạp, hoạt động kém và không đáp ứng được nhu cầu của những người cần được giúp đỡ. Các tổ chức hỗ trợ cựu chiến binh đã hoan nghênh những nỗ lực cải thiện hệ thống với nhiều phần trong đó đã có từ những năm 1920.


Bộ Cựu chiến binh chi hơn 13 tỷ đô la mỗi năm với mục đích hỗ trợ khoảng 166.000 cựu chiến binh và khoảng 117.000 người phụ thuộc.

Nhưng một bản phúc trình của Ủy ban Năng suất đã chỉ ra rằng hệ thống đang này đang làm họ thất vọng.

Phúc trình nói rằng mặc dù có một số cải tiến mới.

'Hệ thống này không phù hợp với mục đích-nó đòi hỏi cải cách triệt để. Hệ thống này đã lỗi thời và không phục vụ tối ưu lợi ích cho các cựu chiến binh và gia đình của họ, hoặc cộng đồng Úc.'

Trong bản phúc trình cuối cùng được trình bày trước quốc hội ngày 4 tháng 7, Ủy ban đã mô tả hệ thống hỗ trợ cựu chiến binh là quá phức tạp, khó điều hướng, không công bằng và quản lý kém.

Phúc trình cho rằng hệ thống không tập trung vào phúc lợi trọn đời của các cựu chiến binh.

Trách nhiệm đối với phúc lợi trọn đời của các thành viên lực lượng quốc phòng được phân chia giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Cựu chiến binh.

Theo Ủy ban, điều này là không hiệu quả, và dẫn đến khoảng cách chính sách.

Họ nói lựa chọn tốt nhất đó là giao toàn bộ trách nhiệm quản lý cho Bộ Quốc phòng.
Từ năm 2001 đến 2016, 59 nhân viên của Lực lượng Quốc phòng Úc đã chết trong lúc làm nhiệm vụ, trong khi 373 cựu chiến binh chết vì tự sát.
Nhưng ý kiến này đã hoãn lại khi một khuyến nghị tạm thời rằng Bộ Cựu chiến binh sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, phát biểu rằng:

'Dựa vào sự thiếu tin tưởng của cựu chiến binh vào Bộ Quốc phòng để thực hiện vai trò chính sách này, và sự phản đối mạnh mẽ đòi hỏi thay đổi, điều này không thực tế hoặc khả thi ở giai đoạn này.'

Hiệp hội Phúc lợi Quốc phòng đã bác bỏ ý tưởng đưa Bộ Quốc phòng lên quản lý.

Chủ tịch quốc gia Kel Ryan nói rằng bộ phận này đã không hiệu quả trong quá khứ.

'Bộ Quốc phòng là một phần của vấn đề chúng ta gặp phải với các vấn đề của cựu chiến binh. Bộ Quốc phòng Úc đã không thực hiện thỏa thuận chăm sóc lợi ích của những người đàn ông và phụ nữ tham gia vào chiến tranh và sau đó mong muốn tìm kiếm sự hỗ trợ để hòa nhập cuộc sống từ lực lượng biên phòng.'

Ủy ban Năng suất cho biết một Chiến lược mới về Sức khỏe Tâm thần Cựu chiến binh là nhu cầu 'khẩn cấp' .

Tỷ lệ tự tử đối với cựu chiến binh nam cao hơn 18% so với dân số nam giới nói chung.

Từ năm 2001 đến 2016, 59 nhân viên của Lực lượng Quốc phòng Úc đã chết trong lúc làm nhiệm vụ, trong khi 373 cựu chiến binh chết vì tự sát.

Tổ chức hỗ trợ cựu chiến binh Soldier On cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần.

Các nhà tâm lý học của tổ chức này giúp mọi người xử lý các vấn đề bao gồm chấn thương phức tạp và Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Giám đốc điều hành Tony Fraser phát biểu rằng bất kỳ chiến lược sức khỏe tâm thần mới nào cũng cần bao gồm tài trợ cho các chương trình bổ sung.

'Đặc biệt là những chương trình có thể được đưa ra khỏi các thành phố lớn đến các khu vực ít dân hơn nơi các cựu chiến binh đang sống, sẽ là chương trình rất quan trọng để giải quyết vấn đề đang diễn ra này. Vì thế, quỹ bổ sung cho vấn đề này là cần thiết để bảo đảm việc quay lại cuộc sống đời thường của cựu chiến binh sẽ thành công.'

Phúc trình cho biết một số sự hỗ trợ không tập trung vào sức khỏe và không đạt được mục tiêu tốt.

Phúc trình trích dẫn tấm Thẻ Vàng, cho phép người sở hữu nhận điều trị và chăm sóc ở tất cả điều kiện sức khỏe.

Khoảng 127.000 khách hàng là Cựu chiến binh được nhận thẻ.

Ủy ban cho biết những người được nhận Thẻ Vàng có thể không được khuyến khích tìm kiếm các biện pháp can thiệp sớm cho tình trạng sức khỏe của mình vì họ sợ nếu tình trạng sức khỏe cải thiện thì sẽ không được tiêu chuẩn hưởng quyền lợi của thẻ nữa.

Thẻ này cũng giới hạn tiêu chuẩn dịch vụ của những cựu chiến binh gặp tình trạng suy yếu nghiêm trọng.

Kel Ryan, từ Hiệp hội phúc lợi quốc phòng, cho rằng thẻ này cần hiện đại hóa.

'Vấn đề Thẻ Vàng rất nhạy cảm. Như phúc trình cho thấy, thẻ này đem đến nhiều lợi ích tốt ở một chừng mực. Nó hỗ trợ cho những cá nhân được xem là mất năng lực hoàn toàn và vĩnh viễn hoặc đang cần sự chăm sóc tăng cường hơn. Nhưng Thẻ Vàng là dành cho thời đại trước đây.'

Trong một tuyên bố, Tổng trưởng Cựu chiến Binh Sự vụ Darren Chester, cho biết chính phủ cam kết đặt các cựu chiến binh và gia đình của họ lên hàng đầu, và họ sẽ xem xét cẩn thận phản hồi của mình với bản phúc trình.

Trong khi đó, ông nói, dự thảo luật được giới thiệu trước quốc hội hồi 4/7 sẽ giúp các cựu chiến binh dễ dàng nhận được sự chăm sóc y tế khi họ cần.

'Khi dự luật này được thông qua, các cựu chiến binh sẽ chỉ cần đưa thẻ y tế của Bộ Cựu Chiến Binh vào thời điểm họ nhận điều trị u tế. Và việc thanh toán sẽ được trả trực tiếp đến cơ sở y tế của họ thông qua hệ thống Medicare. Khoảng 4,000 khách hàng sẽ không còn phải trả trước và xin hoàn tiền từ Bộ Cựu Chiến Binh nữa.'
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại  

 


Share