Hạt giống yêu thương: Việt Nam có mất Hoàng Sa vĩnh viễn?

Biểu tình vì Hoàng Sa- Trường Sa tại Hà Nội năm 2012

Biểu tình vì Hoàng Sa- Trường Sa tại Hà Nội năm 2012 Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngày 19/1 đánh dấu 47 năm Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa của VIệt nam cũng là ngày 75 chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa. Không ít người cho rằng Hoàng Sa Trường Sa là một vùng đất tranh chấp mà Việt Nam chỉ một trong số nhiều quốc gia chiếm đóng từ sau thế chiếm thứ 2. Số khác thì lo sợ rằng sau năm thứ 50 nếu như Việt Nam không lên tiếng đòi thì Hoàng Sa vịnh viễn về tay quốc gia chiếm đóng. Thật hư việc này như thế nào?


Vào ngày 19/1 năm nay đánh dấu 47 năm ngày mất Hoàng Sa và ngày giỗ 75 Chiến sĩ Hải quân VNCH đã ngã xuống vì đất nước.

47 năm, đủ để nhiều người Việt tin rằng Hoàng Sa Trường Sa không phải của Việt Nam. Vì đâu nên nỗi?

Kỹ sư Trần Bang, năm nay 60 tuổi một người quen thuộc trong các cuộc xuống đường và lên tiếng vì dân chủ - một người sanh ra và lớn lên ở miền Bắc chia sẻ những sự thật buồn về tình trạng người Việt mập mờ về chủ quyền lãnh thổ.

Có hai điều ngộ nhận mà khi nói về chủ quyền VN đối với Hoàng Sa Trường sa mà không ít người mắc phải đó việc cho rằng Hoàng Sa Trường Sa là một vùng đất tranh chấp mà Việt Nam chỉ một trong số nhiều quốc gia chiếm đóng từ sau thế chiếm thứ 2; và Việt nam sẽ Hoàng sa vịnh viễn sau năm thứ 50 nếu như không lên tiếng đòi lại và Khẳng định chủ quyền như không ít người bày tỏ sự lo lắng trên mạng xã hội.

Về vấn đề thứ nhất thì Hiệp ước San Franciso 1951 từ thời Vua bảo Đại mà ông Trần Bang nhắc đến trong câu chuyện là một trong nhiều bằng chứng về việc quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vấn đề thứ 2, liệu Việt Nam có mất Hoàng Sa vĩnh viễn và Trung Quốc nghiễm nhiên làm chủ vùng đất này sau năm thứ 50 chiếm đóng như nhiều người lo lắng?

Theo Luật sư, nhà báo Lưu Tường Quang thì không có một cái luật quốc tế nào giúp Trung Quốc hợp thức hóa chủ quyền, và mối lo này là không có thật vì ba lý do như ông giải thích trong bài.

Tương lai Việt Nam có cơ hội để đòi lại chủ quyền của mình trên hai quần đảo HS-TS hay không thì cả hai ông, nhà báo Lưu Tường Quang và ông Trần Bang, đều cho rằng giải pháp kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế như Philippines đã làm là khả thi nhất và rõ ràng nhất về xác quyết của mình.

Tuy nhiên, như nhà báo Lưu Tường Quang nói hồ sơ kiện tụng có đủ nhưng chính quyền Việt Nam hiện nay không dám làm.
"Quan nhất thời dân vạn đại", chính thể hay triều đại nào rồi cũng sẽ đi qua, nhưng nếu người Việt quay lưng và im lặng trước giang sơn Tổ Quốc thì chính họ từ bỏ quyền lãnh thổ của Tổ Tiên để lại.

Ông Trần Bang tin rằng lên tiếng tưởng niệm sư kiện Hoàng Sa, Gạt Ma, hay cuộc Chiến Tranh Biên Giới hay việc mất Ải Nam Quan hàng năm là cách người Việt nhắc nhau không dễ dàng từ bỏ giang sơn mình.

Kỷ niệm 47 năm ngày mất Hoàng Sa, trong khi không thể xuống đường bày tỏ sự quan tâm của mình, người Việt đã dùng facebook cá nhân để cất lên tiếng nói, nhắc nhau không quên chủ quyền dân tộc đối với vùng đất của Tổ quốc.

Nhà thơ nữ Chim Hải sống tại Sydney chia sẻ trên trang Facebook cá nhân vào ngày 19/1 bài thơ về Những Người đàn ông huyền thoại rất cảm động được chia sẻ trong phần cuối của chương trình.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share