Chính phủ tin tưởng trước đe dọa suy thoái

People are reflected in a window as they walk past the Australian Stock Exchange in Sydney

People are reflected in a window as they walk past the Australian Stock Exchange in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ liên bang hiện trấn an người dân Úc rằng nền kinh tế nước Úc vẫn bền vững trước các lo lắng về kinh tế Mỹ bị suy thoái. Lời bình luận được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán mất giá hồi đầu tuần nầy khiến cả thế giới quan ngại qua cuộc thương chiến Mỹ Trung.


Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg nói rằng, Liên đảng sẽ có những bước đi cần thiết, để giữ cho nền kinh tế Úc đi đúng đường, thế nhưng điều đó không tránh được các căng thẳng về mậu dịch.

Hồi tuần nầy, trái phiếu Mỹ đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2007.

Việc nầy diễn ra, khi các trái phiếu dài hạn bắt đầu thu được ít lời hơn trái phiếu ngắn hạn và việc nầy báo hiệu tình trạng suy thoái tại Mỹ trong 50 năm qua.

Cuộc thương chiến Mỹ Trung hiện làm suy yếu mậu dịch ở cả hai nước, với kinh tế Đức cũng bị co lại trong tam cá nguyệt thứ hai và Anh quốc hướng đến việc ra khỏi Liên Âu, có thể gây nhiều gián đoạn.

Liên quan đến các câu hỏi của ký giả, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump nói rằng căng thẳng Mỹ Trung, không dẫn đến nạn suy thoái tại Mỹ.

“Không, tôi nghĩ cuộc thương chiến càng kéo dài, thì Trung quốc sẽ yếu đi và chúng ta càng mạnh hơn".

"Chúng ta hiện thu vào rất nhiều tiền, hàng tỷ tỷ đô la và tôi nghĩ cuộc thương chiến càng kéo dài, thì chúng ta càng mạnh hơn. Tôi nghĩ nó sẽ diễn ra ngắn thôi”, Donald Trump.

Các sự kiện diễn ra hồi đầu tuần nầy cho thấy, thị trường chứng khoán sụt giảm lớn nhất trên khắp thế giới kể cả tại Úc, khi thị trường mất đi hơn 63 tỷ đô la vào ngày thứ năm, khiến đây là một ngày tệ hại nhất trong 18 tháng qua.

Chính phủ Scott Morrison tin tưởng rằng, việc giảm thuế mới nhất và tài trợ cho hạ tầng cơ sở trị giá 100 tỷ đô la trong thập niên tới, sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển.

Trong khi đó, ông Bill Mitchell, giáo sư về kinh tế của đại học Newcastle nói rằng, những người hoạch định chính sách không làm đầy đủ để bảo vệ cho đất nước, khỏi rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế.

Ông nói rằng, các gia đình Úc có mức nợ kỷ lục dẫn đến sự sụt giảm chi tiêu và cũng sụt giảm mức tăng trưởng G.D.P.

Ông tin rằng, nước Úc cần thoát ra ngoài mục tiêu hiện tại về thặng dư, nếu muốn tránh được việc bị lôi kéo vào tình trạng suy thoái.

“Xuất cảng của chúng ta vẫn đang tăng do thương mại tương đối mạnh trong nhiều mặt hàng, nhưng vấn đề là kinh tế Trung Quốc hiện đang bắt đầu chậm lại".

"Tôi hy vọng chính phủ ngừng nói lớn về thặng dư và về căn bản trở nên thực dụng hơn nhiều".

"Chúng ta nhận ra rằng chính phủ có khả năng tài chính và khả năng chi tiêu, để một lần nữa cứu nền kinh tế khỏi suy thoái toàn cầu”, Bill Mitchell.

Trong khi đó, Giáo sư nghiên cứu về chính sách quốc tế và chính trị thuộc đại học Murdoch là ông Kanishka Jayasuriya nói rằng, căng thẳng mậu dịch giữa Hoa kỳ và Trung quốc chỉ là một yếu tố, đàng sau các lo sợ về nạn suy thoái toàn cầu.

“Vấn đề với tình trạng căng thẳng mậu dịch là bản thân chúng rất quan trọng, thế nhưng lại đứng đầu trong các khó khăn dai dẳng, đặc biệt liên quan đến lãi suất thấp, nhu cầu yếu kém, phát triển chậm và lạm phát".

"Một số người gọi đây là thời kỳ giảm phát và các căng thẳng mậu dịch thực sự làm trầm trọng thêm những áp lực nầy và tôi nghĩ, đó là điều đáng quan ngại thực sự về xu hướng hiện tại”, Kanishka Jayasuriya.
“Mức độ nợ nần thực sự chưa được thu hồi, khu vực tư nhân vẫn còn nợ lớn lao và chúng ta không có sức mạnh tăng trưởng để cho phép tăng trưởng thu nhập đủ mạnh, hầu tiết kiệm đủ mạnh và nợ nần được trả xuống mức thấp hơn là bấp bênh”, Bill Mitchell.
Ông cho biết, nền kinh tế thế giới không thực sự đối phó với một số yếu kém về hạ tầng cơ sở, từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đây.

Ông nói rằng, ngoài căng thẳng mậu dịch, tình trạng lương bổng dậm chân tại chỗ trên toàn cầu trong các nền kinh tế kỹ nghệ trong đó có nước Úc, tiếp tục là một khó khăn và việc kinh tế Trung quốc suy giảm, hiện gây nhiều hậu quả.

Ông cũng nói rằng, chính sách tiền tệ có thể đã hữu hiệu trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tại Úc và quốc tế trước đây, có thể sẽ không hiệu quả lần nầy.

“Việc kích thích tiền tệ được sử dụng cả ở Mỹ và ở châu Âu thông qua Ngân hàng Trung ương Âu châu, tôi nghĩ những gì đã xảy ra là loại hết hơi, hết năng lực".

"Câu hỏi đặt ra là chúng ta có gì về các công cụ chính sách mà chúng ta có thể sử dụng, để điều hướng một cuộc suy thoái tiềm năng trong tương lai”, Kanishka Jayasuriya.

Được biết nước Úc đã tránh được một cuộc suy thoái, giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính Á châu diễn ra từ năm 1997 và 1999.

Úc cũng tránh được tình trạng giảm phát như Mỹ, vốn do vụ bùng phát về bong bóng dot.com, bị vỡ vào năm 2001.

Nước Úc tương đối ít bị ảnh hưởng trong nạn Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu, diễn ra từ giữa năm 2007 cho đến đầu năm 2009.

Thế nhưng giáo sư Michell cho rằng, hậu quả của các tình trạng nói trên dường như sẽ kéo dài, trong bất cứ cuộc suy thoái nào trong tương lai.

“Mức độ nợ nần thực sự chưa được thu hồi, khu vực tư nhân vẫn còn nợ lớn lao và chúng ta không có sức mạnh tăng trưởng để cho phép tăng trưởng thu nhập đủ mạnh, hầu tiết kiệm đủ mạnh và nợ nần được trả xuống mức thấp hơn là bấp bênh”, Bill Mitchell.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share