Giúp cảnh sát nhận ra những người bị chứng tự kỷ

Random breath tests underway

Random breath tests underway Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vấn đề tương tác với cảnh sát có thể là chuyện hết sức khó khăn với một số người, ngay cả khi họ chẳng làm điều gì sai trái cả. Đó là trường hợp đặc biệt với những người bị chứng tự kỷ cho rằng họ thường bị cảnh sát hiểu lầm. Một tổ chức hiện nay tìm cách thay đổi chuyện đó và đã phát triển một công thức huấn luyện giúp cảnh sát vốn là sáng kiến đầu tiên tại Úc.


“Tốc độ giới hạn là 70 kí lô mét giờ. Bà có uống rượu hôm nay không?
“Vâng”.
“Bà uống thứ nào?”
“Tôi uống vài lon coca mà thôi”.

Đó là cảnh thử nghiệm hơi thở bất kỳ, thường được biết với tên gọi tắt là RBT, thế nhưng đối với bà Emma Gallagher, thì đó không phải là một câu chuyện đơn giản.

Là một nhà nghiên cứu tại Sydney 31 tuổi bị chứng tự kỷ, cho biết những tương tác với cảnh sát có thể gặp nhiều khó khăn.

“Họ nói những câu như ‘Quí vị có uống gì không với một người mắc bệnh tự kỷ, và người bệnh xem mọi chuyện hết sức nghiêm trọng’. Tôi nói vâng, là bởi vì tôi có uống cocacola".

"Thế nhưng chuyện đó thực sự có nghĩa là bạn có say rượu không. Vì vậy khi chuyện hiểu lầm xảy ra, họ nghĩ rằng quí vị muốn né tránh chuyện phạm pháp, tuy nhiên thực sự đó lả cách giao tiếp của chúng tôi như vậy”, Emma Gallagher.

Bà là một trong 4 diễn viên tình nguyện với chứng tự kỷ, trong một cuốn băng video mới dành cho lực lượng cảnh sát Úc châu.

Mục đích cuả cuốn băng nhằm giúp cảnh sát nhận định về hạnh kiểm của một số người thuộc nhiều dạng khác nhau, như tầm nhìn kém cỏi, cơ thể luôn chuyển động không thể ngồi yên và nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

“Bằng cách sử dụng một vài chiến thuật đơn giản và có một chút hiểu biết căn bản, quí vị có thể tránh được một số vấn đề trong tương lai và có thêm mối quan hệ tích cực với cảnh sát”, Emma Gallagher.

Giám đốc Nghiên cứu Toàn quốc về Tự Kỷ Úc châu là bà Vicki Gibbs nói rằng, cuốn băng sẽ cung cấp cho cảnh sát những chiến thuật, làm thế nào để tương tác với những người mắc chứng tự kỷ.

“Bị hiểu lầm là có thể đang say rượu, phê thuốc, có nhiều lần bị xem là cản trở hay gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thế nhưng đó không phải là những gì xảy ra thực sự cho người tự kỷ".

"Đó chỉ là dịp cảnh sát có một suy nghĩ khác trong đầu, về một số người hành động theo cách thức, mà có lẽ họ không mong đợi như vậy”, Vicki Gibss.
“Nó sẽ giúp cho các cá nhân bị bệnh tự kỷ không còn lo sợ cảnh sát và nó sẽ giúp cho cảnh sát hiểu biết về những người bị chứng bệnh nầy nhiều hơn nữa”, Harry Gibbs.
Bà cho biết, cứ 70 người tại Úc thì có 1 người bị xem thuộc một dạng tự kỷ, do đó việc hiểu biết về chuyện nầy tỏ ra rất quan trọng.

“Liên quan đến tình huống mà cảnh sát có thể chạm trán một số người thuộc diện như vậy?

"Họ sẽ gặp gỡ những người như thế và cảnh sát không cần thiết cho rằng, những người như vậy tìm cách né tránh phạm pháp hơn những người khác, thực ra chẳng có bằng chứng nào về chuyện đó cả".

"Bằng chứng tốt nhất cho những người bị chứng tự kỷ, là họ rất dễ gặp nguy hiểm trong cộng đồng mà thôi”, Vicki Gibbs.

Cuốn băng video dài 30 phút gồm có nhiều cảnh khác nhau, trong đó một viên cảnh sát có thể đối phó với một số người mắc chứng tự kỷ, từ các điểm chận xe thổi rượu thường xuyên cho đến những trường hợp bất thường, khi một số người tỏ ra không chịu đựng nỗi với tình trạng xét hỏi và tạm thời mất kiểm soát hành động của mình.

Sau mỗi đoạn video được chiếu lên, các cảnh sát phải chọn lựa những gì mà họ tin rằng, đó lả giải pháp đúng đắn.

Việc huấn luyện về những người mắc chứng tự kỷ cho giới cảnh sát, đã được thực hiện tại Anh và Mỹ trong hơn một thập niên qua và người ta hy vọng, việc nầy sẽ được áp dụng tại Úc vào năm tới.

Cảnh sát liên bang cho SBS News biết rằng, hiện thời họ đang thử nghiệm phương cách nói trên, trong khi cảnh sát Victoria cho biết ‘có kế hoạch thực hiện cho các cảnh sát trong quan hệ với người dân, qua việc học hỏi trực tuyến vào năm tới.

Còn cảnh sát New South Wales và lãnh thổ thủ đô, cũng thử nghiệm việc huấn luyện nói trên.

Thám tử Cảnh sát Victoria là ông Heath Biram, vốn là người hiểu biết về chứng tự kỷ từ lâu, không chỉ trong công việc mà ngay chính gia đình của ông.

“Cả hai cậu con trai tôi đều bị chẩn đoán với chứng tự kỷ lúc mới lên 5 tuổi".

"Vì vậy trong cuộc đời làm cảnh sát của tôi vào buổi ban đầu, vốn là một cảnh sát tham dự các chiến dịch hành quân, tôi có lẽ là một thành viên mà chúng ta hiện có trong cộng đồng, với rất ít kinh nghiệm hay giao tiếp với những người mắc bệnh tự kỷ”, Heath Biram.

Ông hy vọng, việc huấn luyện sẽ giúp đẩy mạnh mối quan hệ tích cực hơn nữa.

“Đó là chuyện cá nhân liên quan đến những gì tôi có thể làm được cho con tôi, thế nhưng nó cũng là chuyện cá nhân, liên quan đến những gì tôi đóng góp một cách chuyên nghiệp, cho các kết quả thực sự tốt đẹp cho cả cảnh sát lẫn những người bị chứng tự kỷ”, Heath Biram.

Trong khi đó, thanh niên 23 tuổi là Harry Gibbs vốn cũng xuất hiện trong cuốn băng video nói trên cho biết, trong khi anh luôn có những quan hệ tốt đẹp với cảnh sát thì anh cũng tin rằng, việc huấn luyện sẽ có lợi cho mọi người.

“Nó sẽ giúp cho các cá nhân bị bệnh tự kỷ không còn lo sợ cảnh sát và nó sẽ giúp cho cảnh sát hiểu biết về những người bị chứng bệnh nầy nhiều hơn nữa”, Harry Gibbs.

Anh hy vọng, với một chút hiểu biết sẽ mang lại ích lợi về sau.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share