Thế giới kỹ thuật rộng mở cho những người tự kỷ

Một robot và những khả năng mới

Một robot và những khả năng mới Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đối với nhiều người bị bệnh tự kỷ, việc tìm kiếm công việc làm đầy ý nghĩa không phải là chuyện dễ dàng..


Thế nhưng trong lãnh vực kỹ thuật hiện nay, điều nầy nay mai sẽ giúp họ dễ dàng hơn.

Một số công ty phần mềm lớn đang lảng tránh việc tuyển dụng truyền thống và tìm kiếm lợi ích lẫn nhau.

Âm thanh đó xuất phát từ một người máy robot giống như người, có tên là Dandy.

Vốn là một sản phẩm của công ty kỹ thuật Hewlett Packard, Dandy sẽ có một ngày làm công việc được giao phó, đó là dạy cho các trẻ em bị chứng tự kỷ, về các khả năng quan trọng trong cuộc sống.

Chỉ một lúc trước đó, Dandy đã hướng dẫn một lớp tiểu học sơ lược về tai chi.

Hiện nay nó đang giảng về điệu khiêu vũ nổi tiếng trong thập niên 1990, được gọi là điệu Macarena.

Ông Russell Max là một điều hợp viên, trong chương trình can thiệp về bệnh tự kỷ tại trường Modbury Heights ở Adelaide.

Ông giải thích về những suy nghĩ, đằng sau phương pháp giảng dạy độc đáo nầy.

"Nó là một dụng cụ và không thể thay thế cho việc giảng dạy".

"Nó chỉ là một dụng cụ nữa, để chúng ta có thể xử dụng hầu tăng cường việc giảng dạy hiện nay".

"Giới trẻ hiện đáp ứng rất tốt với nó, có nghĩa là chúng tôi có thể thiết lập các tình huống, trong đó các em sẽ thành công và có thể bành trướng chuyện nầy nữa," ông Russell Max. điều hợp viên chương trình nói.

Một trong các học sinh trong lớp tên là Lani cho biết, cô rất cảm ơn phương pháp mới lạ nầy.

"Ồ, nó như là cuộc sốngvào năm 3016. Quả là hết sức tốt đẹp".

Được biết người máy robot còn được xử dụng cho mục đích thứ hai, đó là tạo cảm hứng cho nghề nghiệp trong tương lai.

"Bạn nói đó là một con gà, chuyện nầy dường như không hoàn toàn đúng đâu, hãy thử lại đi".

Ông Brandon Coonet Day, là một trong các thảo chương viên cho Dandy.

Ông ra các lệnh và chắc chắn người máy đáp ứng chính xác, trong khi chính ông cũng là người thuộc một dạng tự kỷ.

"Tôi luôn thích thú chơi game, vừa chơi và sáng tạo nữa, thường khi chơi game, tôi cố gắng tìm hiểu chúng thực sự hoạt động như thế nào, xem xét các thành phần và tìm xem làm sao chúng có thể hoà hợp nhau được. Tôi luôn luôn để ý việc nghĩ ra làm cách nào để mọi thứ hoạt động, đặc biệt về lãnh vực máy điện toán".

"Thực tình quả là đáng ngạc nhiên, có nhiều người trong chúng ta hiện tài giỏi trong cách thức của riêng mình, chúng ta chỉ gặp khó khăn đôi chút trong việc khám phá ra mà thôi," ông Brandon Coonet Day, một trong các thảo chương viên cho Dandy nói.


Ông nầy tham dự vào một chương trình thử nghiệm có trả lương với công ty Hewlett Packard, vốn được đề ra nhằm giúp đỡ những người bị bệnh tự kỷ có những tài năng, giới thiệu với các chủ nhân.

Việc nầy giúp họ một cơ hội thành đạt, mà không phải theo các phương cách tuyển mộ truyền thống như phỏng vấn công việc, mà ông hiểu luôn là một điều khó khăn.

"Nói thực, tôi có lẽ đã thất bại trong việc phỏng vấn, tôi không giỏi về việc giải thích những gì tôi có thể làm, tôi có thể trình bày đơn giản, hơn là chỉ nói chuyện suông mà thôi".

Còn ông Michael Fieldhouse, là giám đốc của doanh vụ tiềm năng của công ty Hewlett Packpard.

Ông cho biết các chương trình là việc, giúp cho các sinh viên bậc đại học, một loạt các kinh nghiệm có giá trị.

Ông cho biết, đó là một cố gắng nhằm tái lập những thủ tục thuê mướn, trở nên có tính cách kết hợp hơn.

"Chúng tôi xem chuyện nầy như một dụng cụ với tài năng mới, vì vậy chúng tôi tìm kiếm việc ứng dụng trong việc tìm ra những người có thể thích hợp với vai trò mới, đặc biệt trong lãnh vực an ninh trên mạng, các khoa học gia về dữ kiện và những vụ thử nghiệm các phần mềm software".

Ông Fieldhouse giúp đỡ chương trình đi tiên phong tại công ty Hewlett Packard.

Trên thế giới, các công ty kỷ thuật khác như Microsoft và IBM, hiện thử nghiệm các bước tiến tương tự.

Bà Nicole Rogerson thuộc Hiệp hội Nâng cao nhận thức về Bệnh Tự Kỷ tại Úc, nói rằng đó là dấu hiệu cho thấy, các công ty hiện nhận thức được các khả năng độc đáo và thường khi rất đặc biệt, đối với những người bị bệnh tự kỷ.

Bà cho biết chương trình tại Úc là một bước tiến đầy khich lệ, cho một nhóm những người thường xuyên phải phấn đấu để tìm việc làm.

"Chúng tôi biết có nhiều người bị bệnh tự kỷ trên khắp nước Úc, vốn không có việc làm vào lúc nầy, do việc tìm kiếm việc làm quả rất khó khăn đối với họ".

Đối với ông Brandon Cooney Day, đang học để lấy bằng Cử nhân về tin học, thì đó là một kinh nghiệm quí báu trong việc nhìn nhận khả năng của ông.

"Thực tình quả là đáng ngạc nhiên, có nhiều người trong chúng ta hiện tài giỏi trong cách thức của riêng mình, chúng ta chỉ gặp khó khăn đôi chút trong việc khám phá ra mà thôi".

 

 


Share