Đức ra lệnh cho Facebook xét lại cách thức thu thập dữ kiện của người sử dụng

Facebook pop-up store in Cologne, Germany

Facebook pop-up store in Cologne, Germany Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nước Đức đã ra lệnh cho Facebook phải cải cách việc thu thập dữ liệu sau cuộc điều tra kéo dài trong một năm tìm thấy công ty nầy đã lợi dụng vị thế thống trị trên thị trường để thu thập thông tin của người sử dụng mà không có sự đồng ý của họ.


Cuộc điều tra đã được phát động sau vụ tai tiếng của Cambridge Analytica bùng nổ hồi năm rồi qua đó tiết lộ hệ thống trang mạng xã hội đã sử dụng sai trái các thông tin cá nhân của hàng triệu người xử dụng.

Các quốc gia trên khắp thế giới trong đó có nước Úc đang thắt chặt các luật lệ.

Cơ quan chống lại hình thức tổ hợp của Đức đã hành động để xét xem, liệu Facebook và các dịch vụ khác như WhatsApp và Instagram, có thu thập thông tin của những sử dụng, mà họ không hay biết hay không.

Hiện nay Văn phòng Liên bang phán quyết rằng, trang mạng xã hội khỗng lồ thực sự đã lạm dụng thị trường mà họ thống trị, để thu thập thêm các số lượng lớn lao về các dữ kiện.

Cơ quan điều tra tìm thấy những dữ kiện nầy, sau đó được cung cấp cho Facebook, qua các vụ quảng cáo mang lại nhiều lợi nhuận.

Ông Andreas Mundt là Chủ tịch của Cơ quan Chống Lại Hình thức Tổ Hợp cho biết.

“Những gì chúng tôi muốn thay đổi, là chuyện thu thập các thông tin".

"Kết quả của thủ tục nầy là việc Facebook có thể thu thập các dữ kiện trên trang mạng facebook.com, cũng như có thể làm như vậy, qua các dịch vụ riêng rẻ như WhatsApp và Instagram".

"Họ cũng có thể thu thập thông tin từ các trang mạng thứ ba, thế nhưng trong tương lai họ chỉ có thể kết hợp các dữ kiện, theo điều kiện là người sử dụng đồng ý việc kết hợp các dữ kiện đó”, Andreas Mundt.

Phán quyết nói trên không có hiệu lực về mặt pháp lý và Facebook có một tháng để hồi đáp, mà trang mạng nầy cho biết họ sẽ tiến hành.

Facebook bác bỏ phúc trình của cơ quan nói trên và nói rằng, họ đã đánh giá thấp về các đối thủ của Facebook.

Thế nhưng với số lượng 23 triệu người hàng ngày sử dụng, đại diện cho 95 phần trăm thị trường toàn cầu, Văn phòng Cạnh tranh Liên bang tranh luận rằng, không có một dịch vụ thay thế nào có thể sống còn cho hầu hết mọi người.

Văn phòng cho biết các đối thủ như Snapchat, YouTube hay Twitter không thể so sánh được bởi vì ‘chúng chỉ đưa ra một phần của dịch vụ, trong một hệ thống trang mạng xã hội’.

Nếu phán quyết được giữ nguyên, ông Mundt cho biết công ty sẽ bị buộc phải bảo đảm rằng, những người sử dụng có thể đặc biệt chấp thuận, liệu các dữ kiện thu thập là từ các nguồn khác hơn là Facebook làm chủ hay không.

“Mục tiêu căn bản là ngăn tránh việc sát nhập các dữ kiện, mà Facebook thu thập từ chúng ta".

"Các thông tin vẫn còn tồn tại duy nhất trên các dịch vụ đó, mà họ chỉ có thể tiến hành và sử dụng ở đó mà thôi”, Andreas Mundt.

Việc nầy theo sau sự chỉ trích mãnh liệt về việc hành động một cách riêng tư của Facebook trong những năm qua, đáng kể nhất là vụ tai tiếng Cambridge Analytica, vốn đã bùng nổ vào tháng 3 năm 2018.

Vụ nầy tiết lộ rằng, trang mạng xã hội đã cho phép công ty Anh quốc, sử dụng các dữ kiện của hàng chục triệu người sử dụng.

Để phản ứng, Liên hiệp Âu châu đề ra Qui Luật Bảo vệ Dữ kiện Tổng quát, nhằm tăng cường và điều hợp các qui luật bảo vệ thông tin trên khắp Âu châu.
"Thế nhưng đáng kể và cùng song hành với nhà cầm quyền Đức, ACC đã đưa ra các khuyến cáo rất đáng kể, về việc thay đổi luật lệ liên quan đến riêng tư, để cung cấp cho người sử dụng có nhiều kiểm soát hơn, về việc sử dụng và thu thập dữ kiện của họ, hơn là cách thức hiện thời”, Caron Beaton Wells.
Giáo sư Caron Beaton Wells thuộc phân khoa luật của đại học Melbourne nói rằng, các quốc gia khác cũng cố gắng nhằm hoàn thành các qui tắc tốt đẹp hơn, trong đó có cả nước Úc.

Bà cho biết, Ủy hội Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu thụ Úc hay ACCC, hiện dẫn đầu một cuộc điều tra về các diễn đàn kỹ thuật số và hậu quả của chúng, lên giới truyền thông và lãnh vực quảng cáo.

“ACCC cùng với đối tác Đức, là một trong những nhà điều hành trên khắp thế giới, về việc thu thập dữ liệu và tiến hành, cũng như thực hiện các Diễn đàn, cùng những việc áp dụng rộng rãi trong nền kinh tế kỹ thuật số".

"Thế nhưng nhiều người xem cuộc điều tra của ACCC là trường hợp đầu tiên trên thế giới, bởi vì mục tiêu đặc biệt của Ủy ban nhắm vào giới truyền thông và rất nhiều lãnh vực khác nhau trên thế giới, hiện theo dõi cuộc điều tra với sự quan tâm sâu xa”, Caron Beaton Wells.

Hồi cuối năm rồi, ACCC đưa ra một phúc trình sơ khởi về cuộc điều tra, theo đó đưa ra chi tiết về danh sách các khuyến nghị.

Giáo sư Beaton Wells cũng là người chủ trì một diễn đàn trên mạng, về cạnh tranh trong lãnh vực kinh tế kỹ thuật số, nói rằng cuộc điều tra hiện vẫn còn ở trong giai đoạn tham vấn.

“ACCC đã đưa ra một số khuyến cáo trong một cố gắng nhằm giới hạn các diễn đàn nầy, qua việc họ tìm cách thu thập thêm bất cứ quyền hạn nào thêm nữa trên thị trường, bằng cách kiểm soát gắt gao về việc thủ đắc thông tin có tính cách chiến thuật".

"ACCC đề nghị rằng sẽ có một cơ quan điều hành mới, có thể giám sát và xét lại các thực hiện của các diễn đàn nầy, về thứ bậc và trưng bày quảng cáo, như là những nội dung mới".

"Thế nhưng đáng kể và cùng song hành với nhà cầm quyền Đức, ACC đã đưa ra các khuyến cáo rất đáng kể, về việc thay đổi luật lệ liên quan đến riêng tư, để cung cấp cho người sử dụng có nhiều kiểm soát hơn, về việc sử dụng và thu thập dữ kiện của họ, hơn là cách thức hiện thời”, Caron Beaton Wells.

Được biết phúc trình chung cuộc của ACCC, dự trù sẽ được công bố vào tháng 6 sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share