Cảnh giác với những cuộc thi mạo danh P&O Cruises trên Facebook

Các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về các cuộc thi mạo danh các công ty lớn trên Facebook.

This post by the fake 'P&O Cruise' Facebook page raked up more than 44,000 shares before it was deleted.

This competition by the fake 'P&O Cruise' Facebook page raked up more than 44,000 shares before it was deleted. Source: hoax-slayer.net

Bạn đang lướt Facebook thì bắt gặp bài chia sẻ của người bạn về một cuộc thi của “P&O Cruise”, trong đó bạn có thể trở thành một trong 20 người thắng cuộc, với phần thưởng là 4 tấm vé cho một chuyến du thuyền 10 đêm và $5,000 để tiêu xài trong chuyến đi.

Kèm theo bài chia sẻ là một tấm hình được cho là của Mark Graham, CEO của “P&O Cruise”, đứng cạnh số phần thưởng với logo công ty trên mỗi hộp quà.

Thể lệ tham gia rất đơn giản: Bạn chỉ cần nhấn “Like” và chia sẻ bài viết, đồng thời gửi thông tin của bạn cho ban tổ chức. Quả là một giải thưởng trong mơ!

Nhưng trên thực tế, d0ây là một trang Facebook giả mạo được thiết kế giống với trang mạng xã hội chính thức của P&O Cruises. Và điều đáng buồn là, hàng ngàn người đã mắc bẫy.

“Cuộc thi này là một trò lừa đảo và không thuộc trang Facebook chính thức của P&O Cruises Australia, và cũng không được thừa nhận hoặc tài trợ bởi P&O Cruises Australia,” một phát ngôn nhân thuộc P&O Cruises cho biết.

“Chúng tôi không tổ chức các cuộc thi theo dạng rút thăm trúng thưởng và người đàn ông trong bức ảnh không phải là CEO của P&O Cruises Australia. Nếu mọi người quyết định tham gia cuộc thi này, xin lưu ý rằng nó không liên quan đến P&O Cruises Australia hay trang Facebook của chúng tôi theo bất cứ cách nào.”

Cuộc thi giả mạo này tồn tại trên Facebook một vài ngày trước khi bị xóa và thay thế bởi một cuộc thi khác. Trang “P&O Cruise” giả mạo thu hút đến 32,000 thành viên trước khi biến mất khỏi Facebook.
This post by the fake 'P&O Cruise' Facebook page raked up more than 44,000 shares before it was deleted.
This competition by the fake 'P&O Cruise' Facebook page raked up more than 44,000 shares before it was deleted. Source: hoax-slayer.net

Điều gì sẽ xảy ra đối với người tham dự?

Theo ông Brett Christensen, chủ nhân trang mạng chống lừa đảo Hoax-Slayer, bất kỳ ai cung cấp thông tin liên lạc cho những kẻ lừa đảo, thì đều có nguy cơ bị spam.

“Thông tin mà bạn cung cấp sẽ được chia sẻ với các công ty tiếp thị, và những công ty này sau đó sẽ làm phiền bạn với vô số email, cuộc gọi, tin nhắn và thư tay, thúc giục bạn mua các sản phẩm và dịch vụ đáng ngờ của họ,” ông nói.

“Một số phiên bản lừa đảo còn lấy cắp số điện thoại của bạn để đăng ký những dịch vụ tin nhắn đắt tiền. Nếu bạn gặp khó khăn khi hủy những dịch vụ này, hãy liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại của bạn.”

Cách phát hiện một cuộc thi lừa đảo trên Facebook

Trong trường hợp của cuộc thi mạo danh “P&O Cruise”, có một số dấu hiệu đáng ngờ.

“Hình ảnh sử dụng trong bài viết giả mạo đã bị đánh cắp từ một bản tin hồi năm 2015, được đăng tải bởi nhóm bảo vệ môi trường Friends of the Earth,” ông Christensen nói.

“Những chiếc hộp trong hình chứa 100,00 chữ ký sắp sửa được chuyển đến Carnival Cruise Lines. Những kẻ lừa đảo đã chỉnh sửa bức hình và thay thế bằng nhãn dán P&O.”

Bản thân trang Facebook mang tên “P&O Cruise” này cũng chỉ mới được lập ra một tuần trước khi diễn ra cuộc thi, và chữ “Cruise” không có “s”, trong khi tên công ty này đúng ra phải là “ P&O Cruises”.

Trang mạng xã hội chính thức của P&O Cruises Australia đã có mặt trên Facebook từ năm 2009, và có một dấu tick màu xanh kế bên tên tài khoản, cho thấy đây là một trang đã được xác thực.

Trang này cũng có trên 590,000 người theo dõi trên Facebook.
The fake competition used this image from 2015 to trick its victims.
The fake competition used this image from 2015 to trick its victims. Source: foe.org

Tại sao nhiều người lại tham gia những cuộc thi giả mạo này?

Theo ông Christensen, nhiều người dùng Facebook không biết rằng, việc giả mạo một công ty nào đó trên mạng xã hội là rất dễ dàng.

“Ngay cả khi có một chút đáng ngờ, người dùng vẫn thường sẽ tham gia, bởi vì họ không thấy bất kỳ tác hại gì và thậm chí còn tin rằng họ có cơ hội chiến thắng giải thưởng ấy,” ông nói.

“Ngoài ra, bản chất của mạng xã hội khiến cho người ta thường ít khi suy nghĩ kỹ trước khi nhấn Like và Share và để lại một dòng bình luận ngắn.

“Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng một vài giây trước khi người dùng chuyển sang xem một video hài hước mà không hề biết rằng họ đã rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.”

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 12 October 2018 11:08pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends