Chuyện Queensland: Hệ thống tưới nước trộn phân tự động

Kỹ sư Lê Tiến Linh Sơn với control panel anh sáng chế

Kỹ sư Lê Tiến Linh Sơn với control panel anh sáng chế Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nếu có một phương tiện để vừa cung cấp lượng nước đầy đủ vừa có thêm phân bón làm chất dinh dưỡng cho hoa màu mà lại còn được tự động hóa thì quả là một tin vui cho nhà nông.


Đối với nhà nông để thu hoạch được vụ mùa bội thu thì có rất là nhiều yếu tố ảnh hưởng, thí dụ như giống tốt, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, chăm sóc đúng cách, bón phân tưới nước đầy đủ, v.v… nhưng có lẽ việc tưới tiêu là quan trọng hơn hết thảy, như tục ngữ ta có câu: “Phân tro không bằng no nước.”

Xin mời quý thính giả làm quen với người sáng chế ra một hệ thống như vậy, đó là kỹ sư Lê Tiến Linh Sơn. Anh theo cha mẹ và cô chú vượt biển khi chỉ mới bốn tuổi. May mắn được tàu Hy Lạp cứu vớt đưa tới Kenya. Sau đó được máy bay của Hội Hồng Thập Tự đưa qua Canada định cư…

Hưng Việt: Dạ xin kính chào anh Linh ạ

Linh-Sơn: Kính chào anh Hưng Việt, cô Mỹ Dung và quý thính giả của đài SBS.

Mỹ Dung: Dạ em xin chào anh Linh

Hưng Việt: Trước hết, xin anh Linh có thể vui lòng cho biết về background của anh, tức là sở học của anh?

Linh-Sơn: Em tốt nghiệp Đại học Polytechnique of Montréal ở Canada 1999 ngành kỹ sư điện chuyên về Automation và software. Ở Canada công việc của em là làm thiết kế và software cho công ty L3 về software (tức L3 Technologies) cho tàu quân sự. Sau đó năm 2007 em qua Úc định cư thì em làm cho mining khoảng 15 năm rồi.

Hưng Việt: Thưa anh, gần đây anh thiết lập ra hệ thống tự động này anh có thể cho biết động lực hay nguyên do nào thúc đẩy anh nghiên cứu để thiết lập hệ thống như thế này?

Linh-Sơn: Em có làm cho nhiều công ty lớn nhiều năm rồi em thấy là mấy công ty lớn không tốn nhiều thời gian và tốn nhiều người lắm. Sau khi em qua Úc em thấy nhiều người Việt Nam làm farm rất thành công nhưng quá là vất vả. Đây cũng là một lý do và động lực thúc đẩy em thiết kế làm cái máy control panel này.

Hưng Việt: Dạ,thì ý của anh là anh muốn giúp đỡ cho những nông gia làm công việc của họ bớt cực nhọc, bớt vất vả hơn phải không ạ?

Linh-Sơn: Dạ đúng rồi mấy người làm farm phải tự mix phân, tưới cây, hái dưa leo… làm nhiều việc lắm trong một ngày. Thì em muốn giúp mấy người làm farm đỡ thời gian, đỡ nhân công, đỡ tốn nước. Dạ.

Hưng Việt: Dạ thưa anh Linh, xin anh có thể cho biết là nguyên tắc hoạt động của cái hệ thống tự động này nó ra sao ạ?

Linh-Sơn: Máy tự động này có một display, người chủ touch cái screen, bỏ data vô đó thì máy sẽ theo cái set configuration đó, nó giúp cho người chủ set ngày, giờ và bao nhiêu lần muốn tưới cây, với nữa mix phân tưới đúng giờ giấc.

Hưng Việt: Thưa anh trước khi mà thiết lập hệ thống này đó thì người chủ phải mix phân bằng tay (Dạ đúng rồi) Thì cái hệ thống của anh giúp tải nước phân đã mix rồi đi ra các cái luống rau chứ nó có giúp chuyện mà mix phân không?

Linh-Sơn: Tại phân là một chất solid không phải nước thì người chủ phải bỏ vô cái tank thì cái máy của em sẽ bỏ nước vô trộn và bơm ra cái tank khác để mỗi ngày bơm ra cái green house.

Hưng Việt: Ok, thì máy của anh kiểm soát lượng nước vô để mà trộn cái phân đó, rồi sau đó thì máy của anh cũng sẽ phân phối cái nước đã trộn rồi đi ra các luống rau.

Linh-Sơn: Dạ đúng rồi thì cái máy em sẽ biết bao nhiêu phần nước mix với phân để bơm ra ngoài.

Mỹ Dung: Có nghĩa là người farmer họ sẽ cung cấp dữ liệu cho anh rồi anh mới căn cứ vô đó để viết chương trình cho nó thích hợp.

Linh-Sơn: Dạ đúng rồi.

Hưng Việt: Tui vẫn chưa hiểu… tức là người chủ có một cái bao đựng NPK, rồi có một hồ nước bên đây thì cái máy của anh là có regulate số lượng phân bỏ vô với số lượng nước bỏ vô để trộn, hay là người chủ phải cân rồi bỏ vô bằng tay và đo lượng nước bỏ vô bằng tay.

Linh-Sơn: Người chủ phải bỏ phân bằng tay chứ máy đâu có làm được cái đó. Người chủ phải đi hỏi mấy người bán cây, phân này cần bỏ bao nhiêu nước. Sau đó thì em mới vô cái máy, máy sẽ tính toán. Thí dụ nó mất một tiếng đi thì em phải mở cái valve một tiếng. 

Hưng Việt: Ok, ý tui hỏi là vậy đó. Người chủ bỏ phân vô rồi cho anh biết là cần bao nhiêu nước thì anh mới bơm nước vô. Cái máy của anh control thời gian mở cái valve và số lượng nước dùng.

Mỹ Dung: Như vậy cũng là tiết kiệm được rất là nhiềuthời gian và công sức. Ngoài ra còn chưa kể đếnlà nó sẽ có cái độ chính xác hơn là mình làm bằng tay nữa ha.

Linh-Sơn: Dạ đúng rồi. Tại cái máy em rất là chính xác. Không có cái máy em, thì người ta đi mở bằng tay phải đợi sau đó đóng lại cái valve xong đi qua section khác mở ra, tốn nhiều thời gian lắm.

Mỹ Dung: Mà có thể là hao nước hơn nữa.

Linh-Sơn: Dạ đúng chính xác.

Hưng Việt: Cái máy của anh có thể đóng và mở một cái hệ thống bao nhiêu valve trong một cái nông trại? Hay muốn bao nhiêu cũng được.

Linh-Sơn: Unlimited. Muốn bao nhiêu cũng được hết.

Hưng Việt: Ngoài chuyện mà anh set cái giờ để mà mở valve và cái giờ để đóng valve thì anh còn có thể set luôn được cái ngày anh muốn khi nào cái valve nó tắt và khi nào anh muốn mở trở lại để cho người chủ nông trại có thể đi holiday một tuần lễ hay hai tuần lễ cũng được phải không ạ? 

Linh-Sơn: Dạ đúng rồi thì cái program nó sẽ làm những gì mình muốn cũng được hết đó. Mở ra mở vô giờ nào, tùy cái program thôi hà.

Ngày nào mình muốn thì mình set giờ nào, bao nhiêu lần một ngày thì nó sẽ repeat mỗi ngày y chang như vậy đó, anh chủ đi chơi, để nó tự động.

Hưng Việt: Ok. Quá hay ha.

Linh-Sơn: Em cũng đang nghiên cứu làm mấy cái technology mới. Bây giờ mấy cái hãng lớn nó cũng đang làm. Ví dụ nó có mấy cái app, mình tự động mình check, control trên cái app đó được, mình không cần ở tại farm. Thí dụ bửa nào mà mình thấy nóng quá đó thì mình mở lâu hơn, cho thêm, hoặc trời lạnh quá, mưa quá thì mình cho ít.

Hưng Việt: Chứ không cần có mặt ở cái farm để đích thân mình điều chỉnh cái thời gian ở trên cái control box

Linh-Sơn: Dạ đúng rồi đó

Mỹ Dung: Cái này là điều khiển từ xa được ha

Linh-Sơn: Bây giờ nó có rồi đó. Có một cái là làm cái đó thì internet chỗ farm đó phải mạnh.
Hệ thống ống dẫn nước và phân ra luống rau
Hệ thống ống dẫn nước và phân ra luống rau Source: Supplied
Hưng Việt: Thưa anh, lý do nào mà anh chọn nông trại của anh Tuyến với chị Hương để mà anh làm cái hệ thống đầu tiên này?

Linh-Sơn: Lúc mà em qua Brisbane chơi thì anh có kể công việc mỗi ngày rất là vất vả tại phải đi mix phân, tưới nước, hái dưa leo thì em offer anh chị là em có thể chế một cái máy để giúp đỡ thời gian. Với anh chỉ cũng không có nhiều người làm thì nó sẽ giúp trong phần đó.

Có nhiều hãng lớn cũng có máy hơi giống máy của em, function cũng hơi y chang như vậy. Máy em thì nó cũng work như của mấy công ty khác, không khác gì nhiều.  Mấy hãng lớn làm software thì cho nhiều function trong những software đó. Còn máy của em thì customize cho khách, khách cần gì thì mình program thôi. Đỡ tốn tiền cho khách.

Hưng Việt: Như vậy một cái nông trại trung bình của người Việt mình 4 – 5 acres thì có mua sắm nổi cái hệ thống của anh làm không?

Linh-Sơn: Dạ, dư sức. Máy của em, em mua mấy cái part bên Úc với ráp bên Úc thì máy bắt đầu khoảng $25,000. Cái đó là part với programing.

Hưng Việt: Còn vấn đề bảo trì maintenance sau đó, thí dụ có trục trặc này kia thì sao anh?

Linh-Sơn: Thì em guarantee một năm thì em sẽ sửa không tốn tiền.

Hưng Việt: Ngoài cái chuyện mở mấy cái valve để tải nước có phân bón này kia đó, thì anh có định cải tiến thí dụ như là để làm hệ thống xịt thuốc trừ sâu bọ hay này kia không?

Linh-Sơn: Em đã bắt đầu nghiên cứu mấy cái máy đó rồi. Vấn đề là mấy cái máy đó rất là mắc. Từ từ em cũng coi thử có market ở đó không, có người nào mua không, tại vì làm R & D (Research & Development) rất là tốn tiền.

Mỹ Dung: Mà em nghĩ cái đó nếu anh làm được rất là tốt bởi vì thuốc trừ sâu có chất hóa học cũng không có tốt cho sức khỏe của người mà thao tác, thì em nghĩ nếu mà được tự động thì nó rất là tốt cho mọi người đó anh.

Linh-Sơn: Đúng rồi chị, em đi qua Adelaide thấy có người xịt phải mặc đồ fullsuit, bịt mặt mà cái chất đó rất là nguy hiểm.

Mỹ Dung: Dạ, cho dù là có thể do điều kiện tạo cái máy đó hơi mắc đinữa, nhưng em nghĩ là bù lại để mình bảo vệ được sức khỏe của mình thì nó cũng đáng để người ta sử dụng lắm.

Hưng Việt: Đúng rồi. Tôi tin là nó có thị trường cho cái máy tương tự như vậy. Đó là lý do tui hỏi để xem anh đang có ý định đó hay là không.

Trở lại cái chuyện mà cái máy anh đã thiết lập cho cái nông trại của anh Tuyến và chị Hương thì anh nghĩ thời gian với lại cái công trình mà anh chế tạo ra một cái máy như vậy đó, nó mất thời gian nhiều hông?

Linh-Sơn: Ví dụ người nào muốn đặt hôm nay đi, như cái farm của anh Tuyến với chị Hương thì em có thể giao trong vòng một tháng.

Hưng Việt: Như vậy anh nghĩ cái thị trường của anh ở Brisbane này có đủ lớn hay không hay là phải phát triển qua những tiểu bang khác như ở Adelaide mà theo tui biết có nhiều nông trại của người Việt lắm.

Linh-Sơn: Theo anh Tuyến với chị Hương, bên Adelaide có nhiều có nhiều farm hơn là bên Brisbane thì em cũng chưa làm research lắm bên Brisbane có bao nhiêu farm Việt Nam ở đây.

Hưng Việt: Thưa anh, không muốn đi sâu mà có thể tiết lộ ra những cái công chuyện của công ty của anh làm, nhưng mà anh có thể kể cho thính giả của chúng tôi nghe sơ sơ những cái việc làm mà liên quan đến Automation mà anh hiện nay đang làm việc ở sở mà trong ngành hầm mỏ đó mà nó có những công chuyện gì?

Linh-Sơn: Công việc bây giờ của em là mining thì em đang làm designer software cho điều khiển máy móc như là mấy cái conveyor, mấy cái pump, monitor mấy cái instrumentation stations, làm cho mấy cái industrial thì nó rất là phức tạp tại vì có nhiều cái vấn đề lắm. Trước program mình phải design nó.

Hưng Việt: Một khía cạnh nữa như chúng ta đều biết Việt Nam là một xứ nông nghiệp và có rất nhiều người làm farm mặc dầu có thể rất là nhỏ - mỗi người một cái farm không lớn. Anh có nghĩ tới chuyện là anh sẽ xuất cảng hệ thống automation này về Việt Nam để nông gia ở Việt Nam có thể sử dụng được hay không?

Linh-Sơn: Em có nghĩ qua cái đó rồi. Có một cái là bên Việt Nam thì cái standard về điện với design nó hơi khác. Bên Úc thì mình có regulation điện với standard nó khác nữa, thì em không có rành về luật lệ bên đó làm sao.

Hưng Việt: Thưa anh, cuối cùng thì anh Linh còn có điều chi anh muốn chia sẻ với thính giả của chúng tôi không ạ?

Linh-Sơn: Em làm trong ngành automation thì em thấy rất là quan trọng để giúp mọi người trong cuộc sống hàng ngày để tiết kiệm thời gian. Có nhiều người Việt Nam có business làm việc vất vả thì em cũng muốn chế máy móc để giúp mọi người có better life, enjoy life hơn. Hồi xưa thì bên Việt Nam thì người ta làm bằng tay nhiều. Bây giờ mình 2022 mình phải xài technology để giúp công việc more efficient.

Hưng Việt: Thay mặt cho cô Mỹ Dung và thính giả của đài SBS chúng tôi thành thật cám ơn anh Linh rất là nhiều đã dành thời giờ quý báu của anh trong thời gian mà anh về đây để nghỉ ngơi với gia đình mà cũng thực hiện cuộc phỏng vấn này với chúng tôi. Xin kính chúc anh và gia đình luôn luôn được nhiều sức khỏe, bình an và đạt được những cái thành công ở trong cái việc làm tay mặt cũng như là tay trái để giúp cho đồng hương của chúng ta làm nghề nông một cách dễ dàng hơn. Xin cám ơn anh.

Linh-Sơn: Cám ơn anh Việt và chị Mỹ Dung và thính giả đã lắng nghe.

Mỹ Dung: Dạ em cám ơn anh Linh.

Với ước mơ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người, anh Lê Tiến Linh Sơn cũng đang nghiên cứu lập trình để làm thêm nhiều loại máy móc khác phục vụ cho đời sống hàng ngày.

Thiển nghĩ đây cũng là một điều thật đáng khích lệ trong cộng đồng người Việt chúng ta. Chúng ta cũng nên chắp thêm cánh cho hoài bão của các bạn trẻ như thế này ngày càng bay cao và xa hơn.

Nếu quý vị muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc anh Linh qua số 0488-565-653.

Trong phóng sự Chuyện Queensland tuần tới, chúng tôi sẽ có bài nói chuyện với vợ chồng chủ nhân một nông trại đã thiết lập hệ thống tự động này của kỹ sư Lê Tiến Linh Sơn.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Share