Các nhà ngoại giao Phi châu cho rằng lệnh cấm đi lại của Úc do biến chủng Omicron thiếu thỏa đáng

:  Botswana's High Commissioner to Australia, Dorcas Makgato

Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà ngoại giao từ các quốc gia Nam Phi - những người giờ đây không được phép vào nước Úc vì các lo ngại về Omicron, yêu cầu được biết lý do vì sao chính phủ không áp dụng cách đối xử tương tự với các quốc gia khác.


“Tôi nghĩ đó là một phản ứng thái quá, tôi nghĩ đó là cách phản ứng sai lầm. Để tôi nói cho quý vị tại sao, bởi tôi nghĩ rằng virus này đã lay lan ở rất nhiều nước khác trên thế giới trước khi nó được phát hiện ở Nam Phi.”

Đó là Giáo sư Barry Schoub, một nhà khoc học nghien cứu về virus, đồng thời là người đứng đầu ủy ban cố vấn cấp bộ của Nam Phi về COVID-19.

Ông cho rằng các hạn chế được áp dụng đối với các quốc gia phía nam châu Phi, sau khi phát hiện ra biến thể Omicron, trong đó bao gồm Anh, Mỹ và Úc - là không cần thiết.

Hiện vẫn còn nhiều dấu hỏi lớn xoay quanh Omicron, như nó có dễ lây lan hơn không, nó có gây bệnh nặng không, hay các loại vắc-xin hiện tại liệu có hiệu quả chống lại nó.

Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó bắt đầu từ khu vực này.

Giáo sư Schoub nói rằng các quy tắc thái quá không phải là con đường cho sự tiến bộ.
Tôi nghĩ đây thực sự là một biện pháp trừng phạt lên nền kinh tế của Nam Phi. Trên thực tế, điều này sẽ khiến các quốc gia ngần ngại báo cáo các biến chủng của họ bởi nó sẽ đem lại bất lợi cho họ.
"Và tôi nghĩ rằng đó là điều tệ hại. Tôi nghĩ chúng ta cần sự cởi mở, sự minh bạch trong khoa học. Nhưng đồng thời mọi sự phản ứng đều cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và dựa trên bằng chứng khoa học, chứ không phải dựa trên động cơ chính trị.” 

Và các nhà ngoại giao Phi châu ở Canberra hiện cũng đang yêu cầu câu trả lời, sau khi Úc cấm các chuyến bay từ Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho , Eswatini, The Seychelles, Malawi và Mozambique.

Dorcas Makgato là Cao ủy của Botswana tại Úc:
Khi lệnh cấm này được áp dụng, nó chỉ áp dụng cho các quốc gia Nam Phi, và chúng tôi vẫn không hiểu tại sao lại như vậy bởi vì nếu việc cấm là về biến chủng, thì đáng ra tất cả mọi nơi đều phải đóng lại.
Bà Makgato nói rằng, có vẻ như có một quy định riêng cho quốc gia của bà và một quy định khác cho những nơi còn lại.

Cùng chung suy nghĩ đó là Cao ủy của Nam Phi tại Úc, Marthinus van Schalkwyk [[Mar-tee-niss van Skulk-vike]].

Ông thúc giục chính phủ Úc loại bỏ các lệnh cấm đi lại áp đặt lên các quốc gia Phi châu do biến chủng Omicron, và nói với SBS rằng hành động của Úc làm dấy lên câu hỏi về tiêu chuẩn kép.

“Quý vị có thể nhớ lại một năm trước, khi mọi thứ bắt đầu, được cho là ở Trung Quốc, toàn thế giới chỉ trích TQ vì nói rằng họ không minh bạch. Còn bây giờ quý vị có một quốc gia như Nam Phi, nước láng giềng của chúng tôi là Botswana, những nơi đưa thông tin minh bạch, thì lại có một cách phản ứng vội vàng để trừng phạt chúng tôi, cô lập chúng tôi.”

Tuy nhiên Tổng trưởng Y tế Greg Hunt lên tiếng phủ nhận rằng chính phủ Úc đang hành động thiếu công bằng.
Tôi tôn trọng quan điểm của nhiều người, nhưng cách tiếp cận của chúng tôi, từ ngày chúng tôi đóng cửa biên giới với Trung Quốc, vào ngày 1/2/2020, vẫn luôn là tuân theo lời khuyên y tế, và áp dụng những quyết định khó khăn như vậy.
Ông Hunt nói chính phủ liên bang đã làm việc chặt chẽ với những người đồng cấp ở miền nam Phi châu.

“Tôi đã khen ngợi Nam Phi và tôi sẽ tiếp tục làm điều đó. Họ đã rất cởi mở và như Paul nói, họ đã có một cuộc trao đổi thông tin kéo dài hai giờ đồng hồ, mỗi quốc gia đều giúp đỡ nhau và Nam phi đã rất cởi mở và minh bạch. Chúng tôi đang giúp đỡ họ và họ đang giúp toàn thế giới.”

Những nhà ngoại giao từ cả Nam Phi và Botswana hiện đang thúc giục chính phủ thực hiện hai điều.

Họ muốn thấy một quy định chung áp dụng cho tất cả các quốc gia ghi nhận biến chủng Omicron, và họ muốn Thủ tướng Úc giữ lời hứa mà ông đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G20, lời hứa bảo đảm việc phân phối vắc-xin công bằng cho các quốc gia nghèo hơn.

“Hãy giữ lời, đó là tất cả những gì chúng tôi yêu cầu, nếu không thì làm sao chúng tôi có thể tin tưởng quý vị vào lần tới nếu như quý vị hứa hẹn điều gì đó?”

Xem thêm:

Share