Lệnh cấm đi lại vì biến chủng Omicron khiến ngành du lịch Nam Phi lao đao

A masked shopper buys chicken on a crowded sidewalk in Pretoria, South Africa

A masked shopper buys chicken on a crowded sidewalk in Pretoria, South Africa Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các công ty du lịch lữ hành ở Nam Phi đang lo ngại cho số phận doanh nghiệp của họ sau khi nhiều quốc gia áp đặt lệnh cấm đi lại để đối phó với biến chủng Omicron. Những cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở Bỉ đã chuyển thành bạo lực, trong khi ở Jordan, nhiều quan chức y tế đã bị tuyên án tù vì cái chết của 10 bệnh nhân COVID-19.


Các lệnh cấm đi lại đang được áp dụng đối với Nam Phi và nhiều quốc gia ở khác miền nam châu Phi sau khi phát hiện ra biến chủng Omicron đã khiến ngành dịch vụ du lịch nơi đây cảm thấy áp lực và lo lắng vì không chắc điều gì sẽ xảy ra cho tương lai doanh nghiệp.

Trong khi mùa lễ hội đã cận kề, thì những nhà cung cấp dịch vụ du lịch và lữ hành đang trông chờ có thêm những người đi du lịch cuối cùng sau khi Nam Phi được Anh bỏ ra khỏi danh sách nguy hiểm ‘red list’.

Với việc chỉ có 4 du khách xác nhận đăng ký vào cuối tuần qua, ông Fred Plachsi, chủ khách sạn Tamboti Bush Lodge ở Pretoria, nói rằng, lệnh cấm gần đây là một sự bất công và đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực không chỉ cho công việc làm ăn của ông và cho mọi người dân ở Nam Phi.

“Vấn đề là cộng đồng quốc tế thường xuyên giáng trừng phạt lên Nam Phi, và tôi thực sự cho rằng điều này là không công bằng đối với một quốc gia. Tôi không biết có bao nhiêu biến chủng ngoài kia, nhưng kỳ cục là nó đều xuất hiện từ Nam Phi. Và sau đó, chính là người dân Nam Phi và các doanh nghiệp chúng tôi phải chịu hậu quả. Tôi nghĩ chuyện này rất bất công và một lần nữa tôi hi vọng các chính trị gia sẽ mở to mắt để xem xét mọi nhân tố và các vấn đề khác mà lệnh cấm có thể phát sinh.”

Tại Hoa Kỳ, chỉ vài ngày sau khi biến chủng Omicron được phát hiện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đã thúc giục người dân tìm mua các bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà đang được phân phối tại các trung tâm y tế trong cộng đồng.

“Việc cung cấp bộ xét nghiệm miễn phí cho người dân là điều cần thiết, và bộ xét nghiệm phải được phân phát ở các trung tâm y tế cộng đồng và ở các xe tải lưu động, và chúng ta hi vọng chính quyền sẽ triển khai kế hoạch này và triển khai thật khẩn trương.”

Nhưng chính quyền của tổng thống Joe Biden lại kế hoạch khuyến khích người Mỹ tự mua bộ tự xét nghiệm và sau đó đòi tiền lại từ công ty bảo hiểm cá nhân, một phương thức mà nhiều thành viên đảng Dân chủ cho rằng sẽ cản trở người dân trong việc có hành động nhanh chóng phát hiện khả năng bị nhiễm virus.

Các tiểu bang New Jersey, Maryland, Missouri, Nebraska, Pensylvania và Utah đều có báo cáo phát hiện các ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên.

Chuyển qua Bỉ, hàng ngàn người đã tuần hành trên các con đường ở Brussels để phản đối các biện pháp hạn chế coronavirus của chính phủ.

Những người biểu tình mang theo các biển chữ “Nói không với tiêm chủng bắt buộc” và “Hãy nói không với chế độ độc tài”.

Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông người biểu tình sau khi những người biểu tình đã ném đá và pháo sáng vào cảnh sát.

Việc biểu tình xảy ra sau khi chính phủ ban hành những biện pháp mới nhằm giải quyết tỷ lệ lây nhiễm được xem là một trong những nơi cao nhất châu Âu, trong đó bao gồm các biện pháp như bắt buộc học sinh tiểu học đeo khẩu trang và kéo dài thời gian school holiday.

Một trong số những người biểu tình, Sandrine nói về lý do bà đi biểu tình

“Tôi thấy áp lực là quá lớn. Là người lớn chúng tôi được chọn không phải tiêm chủng, nhưng áp lực ở đây lại đến từ những người sống cùng, từ hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè. Thậm chí trong gia đình, cho nên tôi nghĩ áp lực là quá lớn, có một sự chia rẽ rất lớn trong dân chúng và đó là lý do tôi có mặt ở đây.”

Hai tuần trước đó cũng đã xảy ra một cuộc biểu tình tương tự và đã kết thúc bằng bạo lực với cảnh sát.

Một thẻ kỹ thuật số, trong đó thể hiện người đó đã được tiêm chủng hoặc mới bình phục khỏi COVID-19 gần đây, là điều kiện bắt buộc để người dân được đi đến những nơi công cộng như quan bar hoặc nhà hàng.

Tại Jordan, toà hình sự đã tuyên án 5 quan chức y tế mỗi người 3 năm tù giam vì đã gây ra cái chết của 10 bệnh nhân COVID-19 sau khi xảy ra tình trạng hết oxy ở một bệnh viện lớn của chính phủ.

Toà án phát hiện cựu giám đốc của bệnh viện công ở Salt, một thành phố phía tây thủ đô, và 4 người cấp dưới của ông phải chịu trách nhiệm cho các ca tử vong.

Sự việc xảy ra vào tháng 3, các bệnh nhân vốn đang được điều trị trong bệnh viện nhưng đã tử vong do hết bình oxy trong gần nửa giờ đồng hồ nhưng các nhân viên y tế tại đây đã không có hành động gì.

Không lâu sau sự việc xảy ra, quốc vương Abdullah đã viếng thăm bệnh viện và công khai chỉ trích các quan chức y tế.

Sự việc này dẫn đến việc Bộ trưởng y tế phải từ chức và việc sa thải nhiều quan chức ở một số bệnh viện lớn.

Chính phủ Jordan đã rót thêm hàng chục triệu đô la cho việc đào tạo và tuyển dụng nhân viên y tế trong tình hình các bệnh viện chính phủ đang phải đối mặt với việc thiếu hụt nhân viên có năng lực.

 


Share